Đời người luôn có những thăng trầm, lúc gặp vận may mắn lúc lại xui xẻo, chúng không phải luôn bất biến mà luôn có những đổi thay.(Ảnh: Miền công cộng)
Hoa không trăm ngày đẹp, người chẳng ngàn ngày vui
Đời người luôn có những thăng trầm, lúc gặp vận may mắn lúc lại xui xẻo, chúng không phải luôn bất biến mà luôn có những đổi thay.
Trong “Quốc ngữ” có kể về một câu chuyện lịch sử: Chu Lệ Vương lên ngôi. Đây là một việc vui, ai ai cũng vui mừng. Thế nhưng Chu Lệ Vương không hiểu một đạo lý rằng “nước có thể nâng thuyền, cũng có thể lật thuyền”, mà bỏ bê, không quan tâm tới cuộc sống của người dân.
Đại thần Thiệu Mục Công nói: “Cuộc sống của người dân rất khổ, và họ không thể chịu đựng được hành vi của Ngài nữa”.
Chu Lệ Vương cho rằng Thiệu Mục Công ‘bắn tiếng đe doạ’, đã phái người ra phố nghe ngóng, hễ phát hiện có người chỉ trích vua thì sẽ trừng trị ngay. Chẳng mấy chốc, tất cả mọi người đều sợ hãi không ai dám nói, chỉ có thể dùng ánh mắt giao tiếp và biểu lộ cảm xúc.
Thiệu Mục Công nói: “Ngài đang chặn miệng của bách tính, còn khó hơn là ngăn chặn nước lũ. Nếu Ngài không chú ý nạo vét khơi thông, sẽ càng nhanh vỡ đê”.
Ba năm sau, Chu Lệ Vương bị lật đổ quyền lực và bị lưu đày đi nơi khác.
Từ khi may mắn lên ngôi đến khi mất tất cả, Chu Lệ Vương liên tiếp mắc phải ba khuyết điểm.
Lấy lịch sử làm tấm gương soi, không khó để nhận thấy những người gặp vận đen thường có nét tương đồng với vị vua này và cần phải sám hối một cách nghiêm túc.
Lấy lịch sử làm tấm gương soi, không khó để nhận thấy những người gặp vận đen thường có nét tương đồng với vị vua này (Ảnh: Miền công cộng)
Khuyết điểm đầu tiên đó là ỷ mạnh hiếp yếu và không biết cách thể hiện sự khiêm tốn
Người hướng tới nơi cao, nước chảy chỗ trũng.
Mọi người ai cũng đều muốn có thể đứng ở chỗ cao. Một mặt, bạn có thể phóng tầm mắt nhìn ra những ngọn núi và khung cảnh xa xôi khi ở trên cao, đây là một toàn cảnh lớn; một mặt, bạn có thể nhận được nhiều lợi ích hơn. Thời xưa, quan cao và bổng lộc dầy luôn có mối quan hệ với nhau.
Tuy nhiên, rất ít người thực sự hiểu được đạo lý của “cao xứ bất thắng hàn” (càng ở trên cao càng cô đơn, lạnh lẽo). Họ không biết rằng những người đứng ở trên cao thực sự phải rất thận trọng như đang đi trên lớp băng mỏng.
Có người đã nói: “Lên tới đỉnh núi mới thấy rằng, con đường sai chỉ cách con đường đúng đắn có vài bước chân”.
Nơi có phong cảnh đẹp vô cùng giống như con dao hai lưỡi, một lưỡi hướng về phía người khác còn lưỡi kia hướng vào chính bản thân. Nếu cố chấp làm tổn thương người khác và không hiểu được ‘lưỡi dao cũng hướng vào trong’, chính là đang ức hiếp người khác.
Chu Lệ Vương khống chế từng lời nói hành động của dân chúng, còn đắc thắng cho rằng: “Ta đã chặn đứng được những phỉ báng, không kẻ nào dám nói gì nữa”.
Trong bất kỳ thời kỳ nào, người mạnh nhưng sẽ luôn có người mạnh hơn.
Sức mạnh lớn nhất không thuộc về một người, mà thuộc về đại chúng
Năm đó, Lý Tự Thành giơ tay lên là được đám đông vây quanh; Trần Thắng và Ngô Quảng khởi nghĩa vũ trang, đã có vô số người hưởng ứng. Kẻ yếu đoàn kết với nhau, bề ngoài thì khiêm tốn như bầy kiến, nhưng “bờ đê ngàn dặm lại bị phá bởi tổ kiến”.
Khi một người lâm vào mạt vận, thường là vì người này quá coi trọng bản thân và xem thường người khác. Nhân sinh như bèo trôi, mất đi cơ sở nền móng, chỉ cần một con sóng lớn ập đến, nó sẽ bị lật úp, gặp trận gió lớn sẽ bị nghiêng lệch xiêu vẹo.
Chèn ép người khác dễ kết thù với người khác, hơn nữa đó còn là biểu hiện của phẩm chất đạo đức rất kém.
Chèn ép người khác dễ kết thù với người khác, hơn nữa đó còn là biểu hiện của phẩm chất đạo đức rất kém. (Ảnh: Miền công cộng)
Thứ hai, khư khư theo ý mình không nghe lời khuyên của người khác
Trên thực tế, xung quanh Chu Lệ Vương không thiếu những người tài đức vẹn toàn, nhưng ông lại chỉ khư khư theo ý mình mà không nghe bất cứ lời khuyên nào.
Một cựu thần tên là Phàm Bá, bất chấp sự an nguy của bản thân, đã viết một bài thơ: ‘Bản’. Ý tứ bài thơ nói rằng “Trời đang trừng phạt kẻ vui mừng mù quáng. Lão thần một lòng thành ý nhưng lại bị coi là lão già hồ đồ, lại còn bị chế giễu. Thật sự không có cách nào chữa được bệnh như vậy nữa”.
Trí huệ của một người là có hạn, trí huệ của nhiều người là vô hạn, nếu coi trí tuệ cá nhân là đạo lý tối cao thì ngược lại đó lại là thiếu sót ‘phiến diện’.
Ví dụ, vào năm Hi Công thứ 32, vua Tần muốn tấn công nước Trịnh. Các đại thần xung quanh ông đã khóc và cầu xin ông không nên hao tổn quân sĩ đi viễn chinh. Ông không nghe, cuối cùng quân của Tần bị nước Trịnh đánh bại, trên đường trở về, còn bị nước Tấn bắt Mạnh Minh và ba tướng khác làm tù binh.
Một người đi sai hướng và kiên quyết đi tiếp, tinh thần thì đáng khen ngợi, nhưng càng đi xa thì càng gặp nhiều xui xẻo. Những người có thể nắm bắt vận may chắc chắn sẽ có thể kịp thời ngăn chặn những tổn hại, tại các điểm ngoặt và mịt mù, họ biết dừng lại.
Con người không phải bậc Thánh hiền, ai mà chẳng có sai lầm, ngay cả Thần Tiên trên Trời cũng có thể mắc sai lầm nữa là người bình thường. Những người ‘mất bò mới lo làm chuồng’, mặc dù đã chịu tổn thất nhưng sau đó biết sửa chữa sai lầm, cuối cùng lại một lần nữa phát triển lớn mạnh trở lại.
Con người không phải bậc Thánh hiền, ai mà chẳng có sai lầm, chỉ cần biết sửa chữa sai lầm, cuối cùng lại một lần nữa phát triển lớn mạnh trở lại. (Ảnh: Miền công cộng)
Thứ ba, tham lam vô độ và liên tục khiến sự việc tồi tệ hơn
Chu Lệ Vương rất tham lam, tìm mọi cách để lấy hết núi rừng, sông hồ làm của riêng, dân chúng không được vào núi đốn củi, xuống sông bắt cá, không gian sinh tồn của họ ngày càng bị thu nhỏ hơn.
Khi một người lấy đi thứ gì đó của người khác, kẻ đó vẫn có thể được tha thứ. Bởi vì rốt cuộc, không ai muốn so tính với kẻ tiểu nhân, chi bằng bớt đi một chuyện cũng là bớt đi được phiền phức. Tuy nhiên, khi tất cả lợi ích của một người bị chiếm đoạt, thì họ nhất định sẽ chiến đấu đến cùng.
Một câu chuyện lịch sử được ghi lại trong “Hạc Lâm Ngọc Lộ”. Vào thời nhà Tống, Trương Quai Nhai thấy viên quan quản kho lấy đồ của công, đã cho thi hành trượng hình. Viên quan không phục và kêu oan: “Chẳng phải chỉ là một quan tiền thôi ư, sao lại phải như thế?”
Trương Quai Nhai đặt bút lên và phê vào hồ sơ vụ án: “Một ngày một đồng, một nghìn ngày một nghìn đồng; dây thừng cưa gỗ đứt, nước chảy đá mòn”.
Nếu quan sát kỹ những viên đá dưới mái hiên sẽ thấy chúng bị quanh năm bị nước ngấm vào và có những vết lỗ không bằng phẳng, những viên đá ở lòng sông ban đầu là những viên đá cao sắc nhọn, nhưng về sau đã biến thành những viên sỏi hình tròn.
“Một ngày một đồng, một nghìn ngày một nghìn đồng; dây thừng cưa gỗ đứt, nước chảy đá mòn”. (Ảnh: Pixabay)
Những người gặp vận rủi thường không phải thiếu cơm ăn áo mặc mà là lòng tham của họ không biết đủ. Vì lợi ích bản thân mà họ đi hại người khác, làm những việc thất đức, và cuối cùng phải nhận quả báo xấu.
***
Giáo sư nổi tiếng người Hoa, ông Dư Thế Duy từng nói: “Nghịch cảnh giúp sinh tồn, khủng hoảng nâng cao cảnh giác, và cảnh khốn khó kích thích suy nghĩ”.
Vận rủi không phải là điều bất biến, nếu kiên trì hối lỗi thì mọi việc đều có thể chuyển nguy thành an.
Nói chung, cần làm người khiêm tốn, mở mang tâm trí, điều chỉnh tâm thái, học Đạo, làm nhiều việc thiện, suy nghĩ chín chắn, v.v., tất cả đều có thể khiến trí óc minh mẫn, thoát khỏi mê muội.
Từ xưa tới nay, hoạ phúc không tách rời nhau. Những người trí tuệ sẽ luôn biết cách đón nhận và đối đãi với nghịch cảnh.
Dù gặp phải chuyện gì, cũng không nên buông trôi bỏ mặc, mà hãy chủ động tìm ra phía sau của tình huống, nhảy thoát ra cục diện ban đầu để nhìn rõ vấn đề, ta sẽ luôn phát hiện ra khi một cánh cửa khép lại sẽ có cánh cửa khác được mở ra.
Làm việc tốt thì vận may tới, làm việc ác thì xui xẻo giáng tới.
Thiện và ác đều nằm ở một suy nghĩ, và sự lựa chọn của bạn chính là vận khí của bạn.
Minh An / Theo aboluowang
No comments:
Post a Comment