Kinh kịch là một thể loại ca kịch của Trung Quốc hình thành và phát triển mạnh tại Bắc Kinh vào thời vua Càn Long của vương triều nhà Thanh, vào ngày 25 tháng 9 năm 1790 4 đoàn kịch lớn là Tam Khánh, Tứ Hỉ, Xuân Thai , Hòa Xuân đã đến Bắc Kinh kết hợp với Hán Kịch đến từ Hồ Bắc để biểu diễn nhân ngày sinh nhật 55 năm của vua Càn Long.
Kinh Kịch tức là kịch Bắc Kinh chính thức được hình thành khoảng 1840 , lúc này các giọng hát cơ bản của thể loại này cũng đã có bước khởi đầu đầy đủ, đặc điểm ngôn ngữ kinh kịch cũng đã hình thành, các vai trò của nhân vật cũng đã xuất hiện những biến hóa mới.
Ban đầu , việc phân vai của diễn viên kinh kịch tương đối nghiêm khắc, gồm 7 lớp nhân vật : Sinh, Đán, Tịnh Mạt, Sửu, Vũ Hành, Lưu Hành (diễn viên áo rồng hay còn gọi là diễn viên quần chúng) , sau này chỉ còn lại 4 phân vai là Sinh, Đán, Tịnh, Sửu.
Sinh tức là những vai nam trong kịch, Đán là nữ, Tịnh là những vai gian nịnh, Sửu là vai tượng trưng cho kẻ ác kẻ xấu.
Trong Kinh kịch thường hay có các màn nhào lộn, xiếc, và diễn trò và không có vị trí gì trong võ thuật Trung Hoa. Nhưng võ thuật Trung Hoa đã thâm nhập vào loại hình nghệ thuật này và góp sức làm giàu thêm cho khung cảnh Văn hóa Trung Hoa. Kinh
Kịch sử dụng các bài hát và điệu nhảy để thực hiện các câu chuyện, đó là biểu hiện toàn diện của các lớp nghệ thuật khác nhau bao gồm văn học, âm nhạc, khiêu vũ, võ thuật, mỹ thuật và nhào lộn. Các tiết mục truyền thống là khoảng 1.300.
Có thể nói rằng Kinh kịch đã góp phần làm phong phú diện mạo của điện ảnh Hồng Kông và Trung Quốc hiện đại. Do đó có người cho rằng trong thể loại phim quyền cước của Hồng Kông có hai loại võ thuật là võ thuật thật sự của các võ sư và quyền sư tham gia diễn và võ thuật sân khấu của những diễn viên Kinh kịch chuyển sang.
Theo: Viettourist
No comments:
Post a Comment