Người ta thường tin rằng sau Công nguyên và Giáng sinh đều liên quan đến sự ra đời của Đức Chúa Giêsu. Niên đại sau Công nguyên được chia thành năm đầu tiên (năm 1 sau Công nguyên) khi Đức Chúa Giêsu được sinh ra, và Giáng sinh là một ngày để kỷ niệm sự ra đời của Chúa Giêsu.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu văn bản, Đức Chúa Giêsu hoàn toàn không được sinh ra vào năm 1 sau Công nguyên, và Lễ Giáng Sinh hoàn toàn không phải là ngày sinh của Chúa Giêsu, và thậm chí Lễ Giáng Sinh không liên quan gì đến sự ra đời của Chúa Giêsu.
Nhân dịp lễ Giáng sinh, hãy cùng mọi người thảo luận và tìm hiểu về sự ra đời của Chúa Giêsu.
Chúng ta có thể tìm thấy những ghi chép về sự ra đời của Đức Chúa Giêsu trong “Kinh thánh”: Khoảng 2.000 năm trước, Chúa Giêsu được sinh ra trong một máng cỏ ở Bethlehem, lúc này, trên bầu trời xuất hiện một hiện tượng thiên thể kỳ lạ, đó là trên bầu trời đêm xuất hiện một ngôi sao sáng và lớn, soi sáng thành Bethlehem, ngôi sao này được các thế hệ sau gọi là “Ngôi sao của Bethlehem”.
Sau khi nhìn thấy khải tượng này, một số nhà thông thái chiêm tinh từ phương Đông (ba nhà thông thái của phương Đông) biết rằng một vị Thánh, vua của người Do Thái trên trời, đã được sinh ra trên thế gian. Vì vậy, họ theo khải thị từ “Ngôi sao của Bethlehem” và đến phía Đông Jerusalem.
Khi ấy, Herodes Đại đế, người được Hội đồng Trưởng lão La Mã chọn làm Vua Do Thái, nghe tin này thì ghen tức, bèn triệu ba nhà thông thái phương Đông đến để tìm đứa bé thần thánh, và yêu cầu họ nói cho ông ta biết khi họ tìm thấy đứa bé được sinh ra.
Sau đó, ba nhà thông thái đã theo sự hướng dẫn từ "Ngôi sao của Bethlehem" và tìm thấy Đức Chúa Giêsu mới sinh và tặng lễ vật cho họ. Cùng lúc đó, ba nhà thông thái nhận được khải thị của Đức Chúa trong giấc mơ, yêu cầu họ không nói cho Herodes Đại đế biết Thánh nhi đang ở đâu, nên họ không quay lại gặp Herodes Đại đế mà lặng lẽ trở về bằng con đường khác.
Herodes Đại đế không thể chờ sự trở lại của ba nhà thông thái, ông ta tức giận và giết tất cả những đứa trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi xung quanh Bethlehem.
Ba nhà thông thái theo khải thị từ “Ngôi sao của Bethlehem” tới thăm Chúa Hài Đồng Giêsu giáng sinh. (Ảnh: wikimedia)
Từ những ghi chép này, chúng ta có thể thấy rằng Đức Chúa Giêsu được sinh ra trước khi Herodes Đại đế qua đời. Theo nhà sử học Do Thái Josephus, Herodes Đại đế mất trước Lễ Vượt Qua vào năm AUC750 (năm thành lập thành phố La Mã), tức là vào khoảng tháng 4 năm 4 trước Công nguyên. Theo manh mối này, Đức Chúa Giêsu sinh ra trước năm 4 trước Công nguyên.
Vì vậy, thật sai lầm khi nghĩ rằng Đức Chúa Giêsu được sinh ra vào năm đầu tiên sau Công nguyên.
Năm 525 sau Công nguyên, Giáo hoàng John I ra lệnh cho Dionysius phát triển lịch chuẩn cho giáo hội phương Tây, bắt đầu từ năm sinh của Chúa Giêsu là năm đầu tiên, được gọi là sau Công nguyên.
Ban đầu, kỷ nguyên sau Công Nguyên sử dụng năm Chúa Giêsu được sinh ra là năm 1 sau Công Nguyên. Nhưng khi Dionysius tạo ra niên đại sau Công Nguyên, ông đã tính sai và tính sai năm sinh của chúa Jesus nên mới xảy ra vấn đề này.
Tranh vẽ Đức Chúa Giêsu Giáng sinh, họa sĩ Agnolo Bronzino (1503–1572). (Ảnh: wikimedia)
Theo Hoàng Tử Gia, cựu hiệu trưởng của Chủng viện Thần học Phúc âm Trung Quốc, tin rằng sự ra đời của Chúa Giêsu rất có thể là vào năm 5 trước Công nguyên. Lý do là:
Phúc âm Giăng 2: 13-20 ghi lại rằng Đức Chúa Giêsu lên Jerusalem (Giê-ru-sa-lem) để cử hành Lễ Vượt Qua lần đầu tiên, tức là đã 46 năm kể từ khi Herodes Đại đế xây dựng đền thờ.
Nhà sử học Josephus ghi lại rằng Herodes Đại đế bắt đầu xây dựng đền thờ vào năm 20-19 trước Công nguyên, tính từ năm 20 trước Công nguyên, năm thứ 46 là năm 27 trước Công nguyên, điều này cho thấy sự việc được ghi lại trong Phúc âm Giăng là sự việc đã xảy ra vào Lễ Vượt Qua năm 27 sau Công nguyên.
Do đó, Đức Chúa Giêsu lẽ ra phải chịu Phép Báp Têm và bắt đầu truyền Đạo khoảng nửa năm trước Lễ Vượt Qua vào năm 27 sau Công Nguyên, khoảng cuối năm 26 sau Công Nguyên.
Độ tuổi mà các linh mục Do Thái hoặc các thành viên của Tòa Công Luận bắt đầu đủ điều kiện làm việc là 30 tuổi, vì vậy người ta ước tính rằng Đức Chúa Giêsu là 30 tuổi vào năm 26 sau Công Nguyên. Theo cách này, Đức Chúa Giêsu được sinh ra vào năm 5 trước Công Nguyên.
Các mục đồng chiêm bái Chúa Hài Đồng Giêsu, tranh vẽ của Gerard van Honthorst, 1622. (Ảnh: wikimedia)
Đây là ngày sinh của Đức Chúa Giêsu được suy luận từ các ghi chép lịch sử phương Tây, điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là một số người đã tìm thấy bằng chứng ghi chép về sự ra đời của Đức Chúa Giêsu từ lịch sử Trung Quốc.
Như chúng ta đã biết, Trung Quốc là quốc gia duy nhất trên thế giới có ghi chép đầy đủ về lịch sử và các hiện tượng thiên văn. Kể từ thời nhà Chu, lịch sử và các hiện tượng thiên văn của các triều đại Trung Quốc được ghi chép gần như đầy đủ, có một không hai trên thế giới. Lịch sử của các quốc gia khác trên thế giới hầu hết đều không đầy đủ, đó là lý do gây ra tình trạng mơ hồ lịch sử và sai sót tính toán này.
Có thể thấy từ những ghi chép của “Kinh thánh” rằng đã có một khải tượng khi Đức Chúa Giêsu được sinh ra, tức là một ngôi sao lớn và sáng đột nhiên xuất hiện trên bầu trời đêm, chiếu sáng buổi sáng của Bethlehem, đã hướng dẫn ba nhà thông thái phương Đông đi tìm Đức Chúa Giêsu suốt một quãng đường dài. Ngôi sao này được các thế hệ sau gọi là “Ngôi sao của Bethlehem” hay “Ngôi sao Giáng sinh”.
Vào thời kỳ đầu, trong các bức tranh vẽ của các nhà thờ phương Tây, “Ngôi sao của Bethlehem” xuất hiện dưới hình dạng một sao chổi đuôi dài.
Nó được ghi lại trong "Hán Thư-Thiên Văn Chí" rằng vào tháng 2 năm Kiến Bình thứ 2 thời Hán Ai Đế, sao chổi xuất hiện trong hơn 70 ngày.
Trong thời kỳ Hán Vũ Đế, "Lịch Thái Sơ" đã được ban hành, lấy Dần Nguyệt là tháng đầu tiên của Hoàng Lịch. Vào tháng 2 năm Kiến Bình thứ 2 thời Hán Ai Đế Ai, đã hoán chuyển thời gian từ ngày 9 tháng 3 đến ngày 6 tháng 4 năm 5 trước Công nguyên. Điều này hoàn toàn giống với năm sinh của Đức Chúa Giêsu được tính toán dựa trên lịch sử phương Tây. Hơn nữa, ghi chép về hiện tượng thiên văn này hoàn toàn phù hợp với ghi chép về “Ngôi sao của Bethlehem” trong Kinh thánh.
Giáo sư sử học Đài Loan Hoàng Nhất Nông tính toán theo phần mềm mô phỏng thiên văn rằng Sao chổi Altair được nhìn thấy vào năm Kiến Bình thứ 2, một giờ trước khi mặt trời mọc, có thể được nhìn thấy ở khoảng 30 hoặc 40 độ so với đường chân trời từ Đông Nam xuống Nam. Vào thời điểm này nó là điểm phân cực, và thời gian mặt trời mọc vào khoảng 6 giờ sáng, tức là thời điểm sao chổi này được các nhà thiên văn thời Tây Hán quan sát lần đầu tiên là 5 giờ sáng.
Vị trí ngắm sao vào thời Tây Hán là kinh đô Tây An, Đức Chúa Giêsu sinh ra ở Bethlehem, hai vĩ độ này rất gần nhau, cả hai vĩ độ đều hơn 30 độ vĩ Bắc nên vị trí của sao chổi là tương tự nhau. Theo kinh độ giữa hai nơi có thể xác định được thời gian chênh lệch khoảng 5 giờ.
Do đó, dựa trên các dữ liệu lịch sử trên, có thể khẳng định rằng Đức Chúa Giêsu sinh ra vào năm 5 trước Công nguyên. Giờ đây, chúng ta đã biết năm sinh của Đức Chúa Giêsu, nhưng chúng ta không biết ngày sinh của Đức Chúa Giêsu là khi nào.
Tiếp theo, hãy nói về mối liên hệ giữa Lễ Giáng sinh và ngày sinh của Đức Chúa Giêsu.
Cơ đốc giáo ban đầu không có Giáng sinh, ghi chép sớm nhất về Giáng sinh đến từ nhà thần học Clement của Alexandria vào khoảng năm 200 sau Công nguyên.
Ghi chép của Clement cho biết rằng một số nhà thần học Ai Cập không chỉ tò mò quá mức về năm sinh của Đức Chúa Giêsu mà còn cả ngày sinh của Ngài. Họ đặt ngày sinh là ngày thứ 25 của Pachon trong năm thứ 28 của triều đại Augustus (tức là ngày 20 tháng 5 theo lịch Gregory).
Mãi cho đến Công đồng Nicea đầu tiên vào năm 325 sau Công nguyên, nhà thờ của Alexandria mới ấn định ngày lễ Giáng sinh.
“Kinh thánh” không ghi lại ngày sinh của Đức Chúa Giêsu, và vẫn không thể biết chính xác ngày sinh của Chúa Giêsu.
Vì vậy, nhiều ngày khác nhau đã được đưa ra là ngày kỷ niệm sinh nhật của Đức Chúa Giêsu trong lịch sử, nhưng cuối cùng, người ta thường ‘chấp nhận’ ngày 25 tháng 12 là ngày tưởng nhớ Đức Chúa Giêsu.
Tại sao lại lấy ngày này làm ngày kỷ niệm sinh nhật Chúa Giêsu? Có các giải thích sau:
Trong thời đế quốc La Mã, chủ nghĩa Mithra rất phổ biến, họ thờ Thần Mithra, Thần Mặt trời. Ngày 25 tháng 12 hàng năm là ngày mà những người theo chủ nghĩa Mithra kỷ niệm ngày sinh của Mithra, và họ tin rằng ngày này là sinh nhật của Mithra.
Mithra được coi là Thần Mặt trời, chỉ sau ngày Đông chí, độ dài của ngày và thời gian có nắng sẽ tăng dần vào thời điểm này trong năm.
Cơ đốc giáo đã bị đế quốc La Mã đàn áp dã man, và nó không được phép truyền bá. Mãi cho đến năm 313 sau Công Nguyên, khi các hoàng đế La Mã Constantine I và Lisini ban hành “Sắc lệnh Milan” nổi tiếng ở Milan, Ý, chấm dứt cuộc đàn áp tàn bạo kéo dài 300 năm và tạo điều kiện cho Cơ đốc giáo được phát triển nhanh chóng.
Năm 380 sau Công Nguyên, Đế chế La Mã ban hành Sắc lệnh Thessaloniki, kể từ đó, Cơ đốc giáo chính thức được coi là quốc giáo, có ảnh hưởng đến toàn bộ thế giới phương Tây.
Có thể nói, với sự hỗ trợ đắc lực của Constantine Đại đế, Thiên chúa giáo đã phát triển nhanh chóng. Nhưng thời kỳ đó, Mithraism cũng phát triển đến thời hoàng kim nên 2 tôn giáo ‘cạnh tranh’ về tín đồ, phải đến khi Hoàng đế La Mã Theodosius ban hành lệnh cấm vào năm 391 thì Mithraism mới dần biến mất.
(Chú thích: Mithraism, còn được gọi là huyền bí Mithraic, là một tôn giáo huyền bí của người La Mã tập trung vào thần Mithras - hay Mithra.)
Do đó, nhiều nhà nghiên cứu hiện đại cho rằng trong thời kỳ đó, nhà thờ Thiên chúa giáo sơ khai đã cố tình chọn ngày này để thu hút người ngoại giáo tham gia vào tôn giáo nhiều hơn, tức là đã cố tình chọn ngày sinh của Mithra là Lễ Giáng sinh.
Ví dụ, nhà thần học nổi tiếng của Đế chế La Mã, Saint Augustine thành Hippo, đã chỉ ra rằng Giáng sinh có mối liên hệ ‘khó chịu’ với ngày lễ của người ngoại giáo. Sau khi ngày này trở thành phong tục quốc gia, thì ngày lễ Giáng sinh không thể thay đổi được nữa.
Cao Nguyên
Theo Lý Đạo Chân - Vision Times
Link tham khảo:
No comments:
Post a Comment