Thursday, December 23, 2021

MIỀN TÂY CÓ MỘT LOẠI CỎ MỌC DẠI ĐƯỢC NGƯỜI DÂN HÁI VỀ ĂN, KHEN NGON HƠN CẢ RAU MUỐNG

Loại cỏ này thường mọc dại trên bờ ruộng hoặc kênh, mương nhưng lại là loại rau được người miền Tây mang về chế biến.

Rau bồng bồng

Ẩm thực miền Tây dân dã luôn tận dụng những gì sẵn có nhất được thiên nhiên ban tặng để tạo thành nhiều món ăn đơn giản mà ngon. Trong đó có cây bồng bồng, một loại cỏ mọc dại trên bờ ruộng hoặc kênh, mương sau nhà.

Bồng bồng hái về phải bỏ hết lá và gốc.

Cây bồng mọc dưới nước, thân mềm, thẳng đứng, có bông là lúc cây bắt đầu già. Người miền Tây thường hái khi bồng bồng chưa ra bông, lúc ấy thân non vừa đủ ăn. Khi ăn, người ta bỏ hết lá và gốc, chỉ giữ lại thân nên nhìn thoáng qua, bồng bồng trông rất giống rau muống.

Nhìn thoáng qua, bồng bồng trông rất giống rau muống. 

Loại cỏ dại này trông vậy nhưng là nguyên liệu của nhiều món ăn ngon; phổ biến nhất là bồng bồng xào tỏi hoặc thịt. Ngoài ra, người miền Tây còn bóp gỏi hoặc muối chua bồng bồng, kết hợp với các món mặn khác cho đỡ ngán.

Bồng bồng xào thịt bò. 

Bồng bồng xào tỏi chấm chao. 

Bồng bồng muối chua. 

Bồng bồng có vị nhặng, vì thế muốn món ăn ngon thì phải luộc qua một lần nước rồi mới đem đi chế biến. Nhiều người nhận xét, loại rau dại này ăn giòn và ngon hơn rau muống. Nếu có dịp về miền Tây, đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức món rau lạ miệng này nhé.

Theo: VTC News