Lịch sử phong kiến Trung Quốc xuất hiện hai người phụ nữ khét tiếng, một người là nữ hoàng đế làm đảo điên vương triều - Võ Tắc Thiên, người còn lại là Từ Hi Thái hậu nổi tiếng xa hoa dẫn tới sự sụp đổ của một triều đại.
Mặc dù trên danh nghĩa, sự nghiệp cầm quyền của Từ Hi Thái hậu không kéo dài, tầm ảnh hưởng cũng không thể sánh với Võ Tắc Thiên, song nhân vật lịch sử này lại để lại rất nhiều bảo vật, câu chuyện lưu truyền cho dân gian viết sử.
Trước khi Từ Hi Thái hậu qua đời, bà được chẩn đoán mắc bệnh kiết lỵ. Lão Phật gia uống bao nhiêu thuốc thang bệnh tình cũng không thể thuyên giảm, mất nước và máu rất nhiều. Từ Hi Thái hậu dường như ý thức được cái chết đang cận kề, bà lệnh cho thái giám thân cận là Lý Liên Anh mang tới viên dạ minh châu rồi dặn dò khi bà qua đời phải đưa viên ngọc cho bà ngậm.
Đám tang xa hoa của Từ Hi Thái hậu. Ảnh: Telegraph
Từ Hi Thái hậu qua đời năm Quảng Hưng thứ 34 của triều đại nhà Thanh tức năm 1908. Quy mô đám tang của vị thái hậu được đánh giá là hoành tráng bậc nhất trong lịch sử, tuy không phải hoàng đế nhưng còn được an táng xa hoa hơn các vị hoàng đế trước, hao phí hàng triệu vạn lượng bạc.
Đúng như di nguyện, một viên dạ minh châu sáng lóa, to bằng quả trứng được đặt trong miệng Từ Hi Thái hậu khi bà nằm trong quan tài. Song viên ngọc này lại sớm bị tên lãnh chúa quân phiệt Tôn Điện Anh lấy đi trong lần hắn cướp phá lăng mộ Thanh Đông lăng năm 1928.
Viên dạ minh châu huyền thoại
Dạ minh châu là cách gọi chung của các loại đá quý có khả năng phát sáng trong bóng tối, những viên đá này được vua chúa, hoàng thất Trung Hoa đặc biệt yêu thích.
Theo nghiên cứu của tiến sĩ Chunyun Wang năm 2004, viên ngọc trong miệng Từ Hi Thái hậu thực chất là một viên kim cương thô 787,28 carat, giá trị xấp xỉ 810.000 NDT (tương đương 2,86 tỷ đồng).
Tung tích viên dạ minh châu của Từ Hi Thái hậu là một trong những bí ẩn gây tranh cãi nhiều nhất lịch sử Trung Quốc. Ảnh: Sohu
Trong hồi ức của kẻ trộm táo tợn Tôn Điện Anh, viên dạ minh châu của Từ Hi được miêu tả là "bị tách ra làm hai miếng, ghép lại thành một quả cầu, khi tách ra thì có ánh sáng trong suốt, lúc ghép lại thì tỏa ra ánh sáng màu xanh lá cây, ban đêm đứng cách trăm thước vẫn có thể soi rõ từng sợi tóc…"
Viên ngọc quý này được cho là có tác dụng bảo quản thi thể lão Phật gia bởi khi Tôn Điện Anh lấy viên ngọc khỏi miệng, thân xác Từ Hi bắt đầu bị phân hủy nhanh chóng. Song giả thuyết này nhanh chóng bị giới khoa học bác bỏ vì thi thể Thái hậu phân hủy là do tiếp xúc với không khí đột ngột chứ không liên quan tới viên ngọc.
Tung tích viên minh châu
Tôn Điện Anh sau khi cướp bóc được kho báu từ Thanh Đông lăng đã phải tẩu tán, chia chác cho nhiều thế lực khác nhau để "chạy tội". Viên dạ minh châu được đã được tên này đem tặng cho phu nhân Tống Mỹ Linh. Tương truyền rằng Tống Mỹ Linh đã dùng viên minh châu quý hiếm ấy đã đính trên giày của mình.
Sau này khi binh biến nổ ra, viên dạ minh châu chính thức bị thất lạc. Suốt hàng trăm năm, không ai biết viên ngọc quý đang nằm ở đâu.
Chỉ đến mới đây, viên dạ minh châu mới được xác nhận là đang nằm trong tay gia tộc Rockefeller giàu có tại Mỹ. Theo Sohu, viên ngọc không rõ bằng cách nào đã được đưa đến tay ông trùm đế chế giàu mỏ John D. Rockefeller - người được ví như ông vua dầu mỏ, người thắp sáng nước nước Mỹ nửa cuối thế kỷ 19.
John D. Rockefeller từng là người giàu nhất thế giới và cũng là nhân vật gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử ngành dầu mỏ Hoa Kỳ. Ảnh: History
Gia đình này cũng đã đi xác minh nguồn gốc cho viên dạ minh châu. Kết quả cho thấy đây là viên kim cương từ đế quốc Mogul (nằm ở Tiểu lục địa Ấn Độ), viên ngọc đã đến Trung Quốc như một cống phẩm cho Hoàng đế Càn Long và thuộc về hoàng thất nhà Thanh từ đó.
Nguồn: Sohu