Friday, December 31, 2021

TIỀN BẠC, TRÍ TUỆ VÀ CẢM XÚC

Trí tuệ là cái làm nên Con Người. Đó là hiện tại của Con Người. Thông qua Trí tuệ Con Người thực hiện chức năng sống. Và tất cả các hoạt động khoa học, tất cả các hoạt động kinh doanh, tất cả các hoạt động chính trị, hệ thống tôn giáo và các hoạt động tâm lý,... của Con Người đều dựa vào nền tảng chung đấy là Trí tuệ. Trí tuệ là cái làm nên con người.


Giàu có khác Giàu sang. Làm Giàu đã khó, sống được Giàu sang khó hơn nhiều. Ở trong biệt thự xây như lâu đài trong khu riêng biệt có cổng gác, đi xe Rolls-Royce Phantom, biển số tứ quý, chơi nuôi cả đàn chó Ngao Tây Tạng, thuê chuyên cơ bay sang Macao đánh bài trong VIP room,... đấy là Giàu có. Người Việt có một từ rất hay, đó là Trọc phú, chỉ những kẻ chỉ duy nhất giàu có về tiền bạc,... còn mọi cái đều trọc lốc! Giàu sang là giàu cả ba thứ: giàu có về Tiền bạc, giàu có về Trí tuệ và giàu có về Cảm xúc. Đó mới thực là Giàu Sang.

Giàu có về tiền bạc là quan trọng, giúp cho con người có cuộc sống ổn định, có điều kiện trao dồi tri thức, có thể tiến tới để có sự giàu có về trí tuệ. Giàu có về tiền bạc chưa chắc đã có điều kiện để làm giàu có về cảm xúc; Nó thường đi ngược chiều với việc làm phong phú, làm trong sáng, làm sang trọng, làm thuần khiết, là tươi mới nguồn cảm xúc.

Trong tác phẩm "10 Bí quyết thành công của người Do Thái", tác giả Lý Hạo, nhà nghiên cứu người Trung Hoa, có một phần rất hay bàn về Trí tuệ và Tiền bạc.


Người Do Thái có một chuyện vui cười nói về mối quan hệ giữa trí tuệ với tiền bạc. Có hai học giả nói chuyện với nhau. "Trí tuệ và tiền bạc cái nào quan trọng hơn?", "Tất nhiên là trí tuệ quan trọng hơn!", "Vậy tại sao người có trí tuệ lại phải làm việc cho người giàu có nhiều tiền bạc. Người giàu lại không phải phục vụ người có trí tuệ. Ai cũng đều thấy các học giả triết gia phải chiều lòng theo ý muốn các triệu phú, còn các triệu phú lại có thái độ trịnh thượng đối với người có trí tuệ.", "Người có trí tuệ biết được giá trị của tiền bạc, còn triệu phú liệu có luôn hiểu rõ giá trị của trí tuệ?"

Không thể cho rằng lời nói của học giả thiếu đạo lý bởi con người ta có biết được giá trị của đồng tiền mới đi làm việc cho nhà giàu. Chỉ những ai không biết giá trị của trí tuệ mới lên mặt đối với bậc trí giả. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu chuyện này như thế nào? Nó thể hiện ngay bản thân nghịch lý của câu chuyện.

Người có trí tuệ đã biết được giá trị của tiền bạc, vậy tại sao không dùng trí tuệ để kiếm tiền? Biết được giá trị của đồng tiền nhưng vẫn phải dựa vào sự phục vụ các triệu phú để kiếm sống. Trí tuệ như vậy có gì và còn đáng được coi trọng không?


Tuy trí tuệ của các học giả triết gia được gọi là “Trí Tuệ” nhưng không phải là trí tuệ thực sự, nó chỉ đơn thuần là Tri thức, nó không có quan hệ gì với đồng tiền. Trí thức phải chịu trước sự kiêu hãnh của đồng tiền sao có thể quan trọng hơn tiền bạc. Trái lại các triệu phú không có trí thức như học giả nhưng lại biết chi phối đồng tiền thu nhận được giá trị của nó. Họ có trí tuệ dựa vào đồng tiền để sai khiến trí tuệ của các học giả đó mới là trí tuệ thức sự. Trí tuệ này rõ ràng quan trọng hơn cả tiền bạc.

Người Do Thái đã đưa ra một khái niệm tổng quát về đồng tiền như sau: Đồng tiền sống có thể không ngừng sinh ra tiền mới, quan trọng hơn, trí tuệ chết không sinh ra tiền. Trái lại trí tuệ sống có thể sinh ra tiền, còn đồng tiền chết không thể sinh ra tiền mới. Trí tuệ hoá nhập với đồng tiền được gọi là trí tuệ sống. Đồng tiền hoá nhập với trí tuệ được gọi là đồng tiền sống. Rất khó để phân biệt ngôi thứ giữa trí tuệ sống và đồng tiền sống. Thực tế hai vấn đề này đồng thời là một nó chỉ là một sự kết hợp đầy đủ chặt chẽ giữa nhau.


Thể cùng tồn tại và đồng nhất giữa trí tuệ và tiền bạc là một tư tưởng đặc biệt của người Do Thái, điều đó giải thích vì sao các Doanh nhân Do Thái thành công. Điều đó cũng thể hiện người Do Thái rất coi trọng trí tuệ và cũng rất coi trọng đồng tiền.

Nhưng người Do Thái còn có một câu chuyện khác. Trên một chiếc tàu có rất đông hành khách, phần lớn đầu là thương gia giàu có, mang theo rất nhiều của cải, duy chỉ có một vị Học giả. Các thương gia tụ tập lại một chỗ, khoe khoang về tài sản của mình. Sau khi nghe xong, vị học giả nói: "Tôi mới là người giàu nhất, tạm thời tôi chưa trưng bày của cải cho các ông xem." Trong chuyến đi biển đó, bọn cướp biển xông lên cướp sạch vàng bạc châu báu và mọi thứ của các thương gia.


Học vấn cao sâu của vị học giả được dân chúng ở cảng hâm mộ và ông bắt đầu mở lớp giảng dạy giáo lý trong nhà trường. Thời gian sau, vị học giả gặp lại các thương gia cùng đi thuyền khi trước, cảnh ngộ của họ rất thảm hại. Họ thấy ông được mọi người trọng vọng, lúc đó họ mới biết thứ tài sản mà ông đã nói trước đây. Họ cảm khái nói: " Ngài nói đúng! Người có học thật vô cùng giàu có". Người Do Thái cũng đã thể hiện rằng: Trí tuệ không thể bị tước đoạt và có thể luôn mang theo bên người, nên nó là thứ tài sản quan trọng nhất, quý báu nhất.

Tri thức, thứ được tích luỹ từ sách vở, tích luỹ từ trường lớp. Nó chưa được hấp thụ vào trong Trí óc, chưa được hấp thụ vào trong Trái tim, chưa thể chảy trong từng mạch máu, thấm đậm trong từng tế bào,... Thì nó chỉ là tri thức xuông. Giống như hình ảnh một con lừa bò đi chậm chạp và cõng trên lưng một kho tàng sách. Tri thức là ngoại vi, Trí tuệ là cái bên trong. Trí tuệ hấp thụ được từ cuộc sống, từ thất bại, từ thành công.


Trí tuệ là cái làm nên Con Người. Đó là hiện tại của Con Người. Thông qua Trí tuệ Con Người thực hiện chức năng sống. Và tất cả các hoạt động khoa học, tất cả các hoạt động kinh doanh, tất cả các hoạt động chính trị, hệ thống tôn giáo và các hoạt động tâm lý,... của Con Người đều dựa vào nền tảng chung đấy là Trí tuệ. Trí tuệ là cái làm nên con người.

Minh Đạt
Theo: Daophatngaynay.com