Sunday, February 28, 2021

CẦU TEMBURONG - CÂY CẦU VƯỢT BIỂN DÀI NHẤT ĐÔNG NAM Á

Cầu Temburong là cây cầu dài 30 km (19 dặm) hiện đang được xây dựng tại Brunei. Nó sẽ kết nối Mengkubau và Sungai Besar ở quận Brunei-Muara và Đông Labu ở quận Temburong.


Đây sẽ là cây cầu đường bộ đầu tiên ở quốc gia nối liền đại lục và vùng ngoại ô Temburong, được ngăn cách về mặt vật lý bởi quận Limbang của Sarawakian ở Malaysia và vịnh Brunei ở Biển Đông. Cây cầu sẽ cho phép những người đi lại trên đất liền đi lại giữa hai lãnh thổ mà không đi qua Malaysia, do đó bỏ qua bốn trạm kiểm soát nhập cư dọc theo tuyến đường hiện tại, thường xuyên bị tắc nghẽn.


Điều này cũng sẽ cải thiện khả năng di chuyển cho cư dân Temburong đến các khu vực khác của Brunei, đặc biệt là thủ đô Bandar Seri Begawan và rút ngắn thời gian di chuyển; Hiện tại, kết nối trực tiếp là giữa thủ đô và Bangar, thị trấn huyện, thông qua các dịch vụ taxi nước mất khoảng 45 phút.


Việc xây dựng bắt đầu vào năm 2014 và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2019 và sau đó sẽ mở vào khoảng năm 2019. Cây cầu hiện đang được xây dựng bởi cả Daenson, một công ty Hàn Quốc và Tập đoàn Kỹ thuật Xây dựng Nhà nước Trung Quốc (CSCEC), một Công ty nhà nước Trung Quốc. Dự án được báo cáo có giá 1,6 tỷ đô la Brunei (1,2 tỷ đô la Mỹ tính đến tháng 3 năm 2018).

Theo Tổ chức kỷ lục Đông Nam Á (Aseanrecords.world)


BÍ ẨN THIÊN CẤM SƠN

Đạo sĩ Ba Lưới, người duy nhất có mặt trên núi Cấm tròn một thế kỷ. Ở tuổi tròn 100, ông vẫn đi đứng nhanh nhẹn và khỏe mạnh lạ thường. Và, những câu chuyện huyền thoại về Thiên Cấm Sơn qua lời ông kể đã giải mã được phần nào về khu du lịch tâm linh có tượng Phật Di Lặc lớn nhất Đông Nam Á này….


Ông Ba Lưới tên thật là Nguyễn Văn Y, quê ở Chợ Mới (An Giang). Năm 18 tuổi bỏ nhà lên núi một mình. Ông có thời gian 15 năm lập am tu trên núi, nơi cách nhà ông đang ở bây giờ vài trăm thước. Con đường lên núi Cấm ngày xưa rất khó khăn, u tịch, bốn bề cây cối um tùm chắn lối. Hình như không ai biết gì về cuộc sống, con người ngoài những câu chuyện huyền bí loan truyền trong dân gian. Đến khi cụ Nguyễn Văn Hầu khảo biên cuốn “Nửa tháng trong miền Thất Sơn và Thất Sơn mầu nhiệm” thì thiên hạ mới biết chút ít về vùng rừng núi huyền bí này.

Núi Cấm (còn gọi là Thiên Cẩm Sơn, thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên – An Giang) là ngọn núi cao nhất trong dãy Thất Sơn. Nơi đây, năm xưa Nguyễn Ánh (vua Gia Long) chạy trốn sự truy nã của nhà Tây Sơn đã trú ẩn trước khi chạy ra đảo Phú Quốc. Một số cấm vệ quân đã ở lại lập ra môn phái võ Thất Sơn lưu truyền đến ngày nay. Núi Cấm còn là nơi các nghĩa quân, chí sĩ yêu nước khởi nghĩa chống Pháp thất bại lui về đây ở ẩn, tu hành như Cao Văn Do (Bảy Do), cháu ruột của anh hùng Thủ Khoa Huân, người lập nên chùa Phật Lớn ngày nay.

Đạo sĩ Ba Lưới, nhân chứng sống về những câu chuyện Thiên Cẩm Sơn bí ẩn và huyền thoại

Theo lời đạo sĩ Ba Lưới, ngày trước, muốn tồn tại trên núi Cấm phải có gan liều, phải giỏi võ nghệ. Phải chống chọi với thú dữ trong rừng như: cọp, hùm beo, mãng xà, rắn độc… Câu chuyện chưa được kiểm chứng qua lời kể của ông Ba Lưới khiến người ta nghĩ tới núi Cấm vẫn còn tồn đọng bao sự huyền bí, ly kì đến tận bây giờ vẫn còn là sự tò mò, muốn khám phá. Đó là vào một bữa trưa, trên đường bán thuốc nam ở dưới Châu Đốc, chàng thanh niên Ba Lưới trong lúc gánh nặng lương thực vượt đường lên núi về am thì gặp một con rắn hổ mây to đến vài chục ký, nằm chắn ngang đường. Nhìn ông, con rắn ngọ nguậy, mở cặp mắt đỏ trừng trừng, thở khè khè, phùng mang chờ chực tấn công ông. Ba Lưới bình tĩnh hạ giỏ lương thực xuống, rút đòn gánh, ra thế tấn thủ, quan sát chóp đuôi con rắn di chuyển và bất ngờ tung đòn hiểm tấn công dũng mãnh vào cổ rắn. Cuộc đấu giữa người và mãnh thú khá lâu mới hạ hồi kết thúc. Ba Lưới đã hạ gục được con hổ mây chúa với người túa mồ hôi, bở hơi tai với cây đòn gánh gãy làm đôi…

Khoảng năm 1925-1930, rừng núi vùng Thất Sơn hầu như không thấy bóng người. Nếu có, con người cũng sống ẩn dật, lẩn tránh không gặp ai. Cuộc sống của dân dã sơn gần như biệt lập với đồng bằng. Ông Ba Lưới cũng là cư dân ẩn giật. Ông tự mình lập am, tự tìm thức ăn, nước uống và tu hành một mình giữa sơn lâm cùng cốc. Không chỉ có thú dữ, mà còn bao nhiêu thứ bệnh tật, thế lực thần bí vô hình khác mà con người không thể hiểu được. Từ đó mà đạo sĩ Ba Lưới chuyên tâm tìm các cây thuốc quý hiếm chữa bệnh, cứu người. Ông nuôi hươu, nuôi nhím quanh nhà và làm thuốc nam. Nhiều bài thuốc quý “bí kíp” được dân trên núi đồn đại, nhưng ông thản nhiên không giải thích một lời.

Năm nay đã đủ 100 tuổi, đạo sĩ Ba Lưới vẫn đi đứng nhanh nhẹn và khỏe mạnh lạ thường. Hình như cả đời ông chưa hề biết bệnh tật là gì. Cuộc sống hiện đại vốn gặm nhấm dần vùng hoang dã, khiến vùng Thất Sơn không còn yên tĩnh. Ông Ba Lưới cũng hòa theo không khí ấy, thường xuyên xuống núi, rít thuốc lá điệu nghệ và nói chuyện qua điện thoại di dộng một cách điệu nghệ. Từ nhà ông, lên xuống vài thung lũng khá sâu rồi lên chùa Phật Lớn cỡ 5 cây số nhưng ông đi như lướt trên dốc đá, nhẹ nhàng như không. Con trai Út ông Ba Lưới giơ tay chỉ về hốc úi xa xa, cho biết: “Mấy cái nhà xung quanh là của gia đình, ba tui ngủ trên nhà sàn “tuyệt tình cốc” riêng biệt trên dốc cao kia”.

Đạo sĩ Ba Lưới (phải) và điêu khắc gia Thụy Lam trong ngày lễ khởi công Thiền Viện chùa Phật Lớn

Thâm niên, đắc đạo, ông Ba Lưới được bầu chức Trưởng Ban quản tự chùa Phật Lớn – ngôi chùa có gần 200 năm tuổi. Hễ có tiệc tùng, cưới hỏi, lễ lộc, dân lên trên núi rước ông về dự. Nhiều người biết ông nói, ông vừa kể chuyện mà ngồi uống “mấy két” (bia) mà chưa thấm tháp gì, khiến người trẻ tuổi nghe mà giật mình.

Từ chùa Phật Lớn nhìn sang hồ Thủy Liêm, tượng Phật Di Lặc

Tay tượng Phật Di Lặc bắt ấn

Ngày nay, ngành du lịch An Giang đã đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, kéo điện lên khu du lịch tâm linh với quần thể các chùa Vạn Linh, Phật Lớn, hồ Thuỷ Liêm, tượng Phật Di Lặc cao 33,36 mét lớn nhất Đông Nam Á nên thu hút rất nhiều khách trong và ngoài nước đến núi Cấm. Kiệt tác vừa xuất hiện nằm trên dãy núi tâm linh này được thực hiện bởi điêu khắc gia Thụy Lam – một nghệ sĩ thích lang thang và cũng chứa đầy những câu chuyện bí ẩn về tâm linh…

Theo 24h (07/10/2010)

BÌNH KIM DUNG: ĐOÀN DIÊN KHÁNH - "THIÊN HẠ ĐỆ NHẤT ÁC NHÂN" HAY KẺ ĐÁNG THƯƠNG NHẤT?

Xem Thiên Long Bát Bộ, những nhân vật để lại ấn tượng nhiều đôi khi không phải nhân vật chính, mà có khi là nhân vật phụ, cũng có khi là nhân vật phản diện, điển hình như Đoàn Diên Khánh.


Đoàn Diên Khánh xuất hiện trong truyện là kẻ rất độc ác, đến mức người ta phong cho ông là “Thiên hạ đệ nhất ác nhân”. Những việc ác ông đã làm kể ra cũng không hết. Nhất là ở đoạn gần cuối, khi ông giết chết người nghĩa đệ Nam Hải Ngạc Thần, có lẽ ai cũng căm ghét, cho rằng kẻ như thế này nên nhận một kết cục vô cùng tàn khốc.

Tuy nhiên, nhà văn Kim Dung rất khoan hồng đối với các ác nhân:

• Lão quái Đinh Xuân Thu không bị giết, mà được chùa Thiếu Lâm giữ lại “giáo dục”.

• Cưu Ma Trí sau khi mất hết võ công liền tỉnh ngộ và sám hối,

• Hai “ông trùm” Tiêu Viễn Sơn và Mộ Dung Bác rốt cuộc cũng được nhà sư vô danh cảm hóa,… Đoàn Diên Khánh so với họ lại còn “hạnh phúc” hơn nữa.

Ngay sau khi miêu tả Đoàn Diên Khánh là một kẻ ác hết thuốc chữa, Kim Dung bỗng “đổi nhịp”, dẫn người đọc về quá khứ của mấy chục năm trước, kể cho người đọc những gì mà Đoàn Diên Khánh đã trải qua.

Đoàn Diên Khánh nguyên là hoàng thái tử của nước Đại Lý, trong một đêm cha mẹ đều bị gian thần hại chết, bản thân ông phải bỏ trốn và bị truy sát. Rất nhiều kẻ thù bao vây để giết ông. Tuy sau cùng ông cũng đánh bại được tất cả, nhưng bản thân cũng bị thương rất nặng.

Cổ họng ông bị chém đứt nên không nói được, khuôn mặt tuấn tú bị rạch nát không còn nhân dạng, hai chân đều bị đánh gãy, các vết thương khắp người đều lở loét ra và bị ruồi bọ bâu vào, toàn thân ông bốc mùi hôi thối không chịu được, sức cùng lực kiệt, ngay cả muốn đập đầu vào gốc cây để tự sát cũng không còn sức,…


Ông nằm dưới gốc bồ đề chùa Thiên Long, người qua kẻ lại không ai dám lại gần ông, thậm chí họ kinh tởm đến mức không dám nhìn ông. Nếu ông chết, có lẽ còn thua cả một con chó hoang chết, chẳng ai dám tới để dọn xác! Đáng lẽ ông phải là người ngồi trên ngôi vị hoàng đế, sao lại phải chịu cái khổ không thể nói ra lời này?

Ông có thể oán hận ai bây giờ? Kẻ giết cha mẹ và cướp vương vị của ông đã chết. Kẻ đánh ông tàn phế, kẻ rạch nát mặt ông, kẻ cắt đứt cổ họng ông, kẻ làm toàn thân ông bị ruồi bọ bâu vào,… cũng đều đã chết. Nhưng điều đó đâu khiến nỗi đau thể xác và tinh thần của ông lành lại, mà càng khiến ông đau khổ hơn, bởi ngay cả đối tượng để trả thù ông cũng không có.

Kim Dung đã thuật lại cái khổ mà Đoàn Diên Khánh – một vị hoàng thái tử phải gánh chịu, để người đọc hiểu rằng vì sao ông trở thành “đệ nhất ác nhân”. Tất nhiên không thể nói đau khổ là cơ sở cho người ta làm chuyện ác, nhưng sau khi xem xong đoạn ấy rồi, hẳn là cảm giác căm ghét của người đọc đối với Đoàn Diên Khánh đã giảm đi quá nửa.

Thật ra trước đó trong một số chi tiết khác, nếu để ý kĩ người ta sẽ nhận ra Đoàn Diên Khánh không thật sự là một kẻ ác, ông là một người “không nên sống nữa nhưng vẫn sống”. Như chính ông đã nói, gọi là “nói”, chính xác thì Đoàn Diên Khánh dùng bụng để phát ra âm thanh, vì cổ họng của ông không hồi phục được.

Lần mà Đoàn Diên Khánh đấu với Bảo Định Đế, chi tiết này người đọc rất dễ bỏ qua, nhưng chính điều đó lại phản ánh sự thê lương trong lòng Đoàn Diên Khánh. Lúc đó Đoàn Diên Khánh đang bắt giữ Đoàn Dự, căn bản là đã làm chủ tình thế, nhưng khi Bảo Định Đế ra tay đánh, ông chỉ mỉm cười ưỡn ngực ra. Bảo Định Đế hỏi vì sao không né tránh, ông đáp: “Ta chết dưới tay ngươi thì tội của ngươi sẽ nặng thêm một bậc”. Điều này cho thấy Đoàn Diên Khánh cũng không có ý muốn sống.

Từ đầu tới cuối, tất cả những chuyện ông làm chỉ là để giành lại ngôi vị hoàng đế đáng lẽ nên thuộc về ông, nhưng kể cả khi giành được rồi, thì sao? Với hình dạng của một kẻ “người không ra người quỷ chẳng ra quỷ”, với đôi chân tàn phế, khuôn mặt bị hủy nát, ngay cả muốn nói chuyện bằng miệng cũng không được, ông làm sao đối diện với thần dân của mình?

Từ dân cho tới quan, ai sẽ chấp nhận hô “vạn tuế” với một kẻ có hình dạng ghê tởm như vậy? Điều này ông đã nghĩ qua rồi, cũng tức là: Dù thành công hay thất bại, ông vẫn “thất bại”! Vậy nên nhiều lúc ông chỉ muốn để cho kẻ địch giết chết.


Đã vậy, tại sao ông còn cố gắng trăm phương ngàn kế mà tranh đoạt ngôi vị? Thật ra đó là lý do sinh tồn của ông. Nói cách khác, chẳng qua ông chỉ còn dựa vào một việc như vậy để hy vọng, để sống mà thôi, không làm thì không nên sống nữa. Thê lương như vậy.

Tất nhiên còn một lý do nữa, đó là trong lúc ông tuyệt vọng nhất, ngày mà ông bị thương sắp chết trước chùa Thiên Long, tưởng như không ai nhìn ngó tới, thì một người phụ nữ áo trắng vô cùng xinh đẹp đã xuất hiện trước mặt ông, và rơi mấy giọt nước mắt. Nói ra cũng tức cười, đó chỉ là một phụ nữ vì ghen tuông với chồng mà khóc, nhưng Đoàn Diên Khánh đang mơ màng lại nghĩ bà là Quan Âm Bồ Tát, nhất định Quan Âm Bồ Tát vì thương xót cho số phận của ông, mà ban “cam lộ”.

Mặc dù ông không nói được, nhưng trong lòng ông dâng lên một ý niệm muốn sinh tồn. Bởi vì “Bồ Tát” đã hiện thân cho ông thấy, thì nhất định vì ông có mệnh đế vương, vậy thì ông không thể chết được. Ông phải giành về ngôi vị, “Bồ Tát” sẽ phù hộ cho ông, khi ông thành công rồi nhất định sẽ tạc tượng xây miếu, hoằng dương Phật Pháp để tạ ơn Bồ Tát – ông nghĩ như vậy.

Cũng từ điểm này, chúng ta không bao giờ có lối nghĩ đó. Đại Lý là một quốc gia tôn sùng Phật giáo, Đoàn Diên Khánh là hoàng thái tử, trong lúc đau khổ nhất liền nghĩ đến “Quan Âm Bồ Tát”, ít nhất chỉ ra rằng ông không đánh mất tín ngưỡng của mình!

Một chi tiết nữa cho thấy Đoàn Diên Khánh có “điểm tốt”, đó là khi đánh cờ ông bị Đinh Xuân Thu dùng tà pháp mê hoặc tinh thần, hòa thượng Hư Trúc đã la lên một tiếng khiến ông giật mình tỉnh lại. Về sau Đoàn Diên Khánh bèn ngầm chỉ cho Hư Trúc cách phá giải bàn cờ, lại lẳng lặng bảo vệ y không để y bị Đinh Xuân Thu hãm hại. Một kẻ ác thật sự lẽ nào biết “trả ơn”?

Những điều này đều nói lên con người Đoàn Diên Khánh vốn không xấu, nhưng vì ông “không nên sống nữa mà vẫn sống”, nên tự biến bản thân thành kẻ tàn nhẫn, thật ra trong lòng lúc nào cũng vô cùng thê lương mà không nói được với ai.

Ở đoạn kết của Đoàn Diên Khánh, ông phát hiện ra người sẽ thừa kế ngôi vị hoàng đế – Đoàn Dự – chính là con trai ruột của ông. Kim Dung đã sắp xếp việc này rất khéo léo, ngôi vị của cha ông đi một vòng lại quay về với con trai ông, Đoàn Diên Khánh vừa hạnh phúc vừa mãn nguyện. Kẻ được gọi là “thiên hạ đệ nhất ác nhân” ở trước mặt mọi người mà rơi nước mắt, chắp tay cảm tạ Quan Âm Bồ Tát.

Nhưng Đoàn Dự, vì những chuyện ác mà Đoàn Diên Khánh đã làm, chẳng thể nào nhận ông là cha được. Đoàn Diên Khánh liền bảo Đoàn Dự giết mình, xem như kết thúc một cuộc đời vô nghĩa. Tuy nhiên Đoàn Dự cũng không xuống tay giết ông.


Đoàn Diên Khánh hiểu rằng tuy Đoàn Dự không gọi “cha”, nhưng trong lòng đã nhận ông là cha rồi, ông cười một cách hạnh phúc, rồi chống gậy đi ra ngoài cửa, chỉ còn nghe từ nơi rất xa vẫn vọng lại tiếng cười mãn nguyện của ông.

Sau đó Đoàn Diên Khánh đã đi đâu? Không ai biết! Tác giả Kim Dung cũng không nói, nhưng chắc một điều rằng ông không còn làm chuyện xấu nữa.

Kim Dung đã “khoan hồng” với nhân vật phản diện của mình đến như vậy. Hay là vì tác giả muốn “an ủi” Đoàn Diên Khánh một chút, vì đã trót tạo cho ông một cuộc đời quá bi đát?

Quý độc giả nghĩ gì về nhân vật này?

Thế Di

"ĐI TU" LÀ... ĐI ĐÂU?

Hỏi “đi tu là đi đâu?” nghe có vẻ dư thừa. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể trả lời được câu hỏi này. Vì thật tế cho thấy rằng có những người sau khi xuất gia rồi không biết mình nên làm gì.


Có người ở chùa mấy mươi năm mà không ý thức được mình đang ở đoạn đường nào trên con đường mà mình đang đi. Trong bài viết nhỏ này, người viết xin ôn lại một vài lời dạy của Đức Phật ngày xưa, như một gợi ý để nhắc nhau tu hành trong thời đại phức tạp này.

Ngày nay một người sau khi cạo tóc xuất gia thường được thầy tổ gửi vào các trường Phật học để học. Cứ như thế học hết trường này đến trường khác. Có người học xong các chương trình Phật học rồi thì theo học các trường bên ngoài. Sau khi học xong, một số người trở thành giảng sư, một số đi dạy ở các trường Phật học, một số người thì tổ chức làm những việc khác như làm từ thiện, tổ chức phóng sinh, và một số thì hầu như… thất nghiệp, không có việc gì làm. Có lẽ vì vậy mà nhiều Tăng Ni đã theo học hết trường này đến lớp khác. Họ rất sợ không còn lớp để học, vì hình như ngoài việc đi học ra họ không còn biết làm gì. Học cho hết thời gian… Những cách học và làm việc trên đây thật ra không có việc nào gọi là tu đúng nghĩa, không phải là cốt lõi của sự tu hành theo lời Phật dạy.

Muốn biết cốt lõi của Phật giáo là gì, ta hãy quay trở lại cội nguồn ban đầu của Phật giáo thì rõ. Bản thân Đức Phật và những đệ tử của Ngài khi đó, đi tu đều vì mục đích được giác ngộ và giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Việc truyền bá Chánh pháp chỉ thực hiện sau khi đã giác ngộ, đã chứng được một trong bốn quả Thanh văn, hay chí ít cũng đã nắm được pháp môn tu và hưởng được phần nào hương vị giải thoát.


Chính vì chủ trương như thế nên khi Đức Phật còn tại thế, người nào sau khi xuất gia cũng tập trung vào việc tu tập để chứng quả và coi đó là bổn phận duy nhất của mình. Và đây là lý do vì sao vào thời Đức Phật, số người chứng quả rất nhiều. Rõ ràng, cốt lõi của việc tu hành trong đạo Phật là để giác ngộ và giải thoát, chứ không phải bất cứ cái gì khác. Đọc Kinh tạng Nikaya và A-hàm, chúng ta thấy có rất nhiều bài kinh nói về “mục đích tối cao mà các thiện nam tử đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến” và đều thống nhất một mục tiêu duy nhất là đoạn trừ sinh tử, như được ghi trong kinh Sela (thuộc Trung bộ kinh): “Rồi Tôn giả Sela với hội chúng sống một mình an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, cần mẫn. Và không bao lâu, Tôn giả chứng được mục đích tối cao mà các thiện nam tử đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến. Ðó là vô thượng phạm hạnh ngay trong hiện tại, tự chứng đạt và an trú. Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, sau đời này sẽ không có đời sống khác nữa. Vị này biết như vậy và Tôn giả Sela với hội chúng trở thành các vị A-la-hán”.

Đặc biệt trong Tiểu kinh ví dụ lõi cây (thuộc Trung bộ kinh) Đức Phật đã dạy rất rõ ràng về mục đích của xuất gia, về cốt lõi của tu hành: “Này Bà-la-môn, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người bỏ qua lõi cây, bỏ qua dác cây, bỏ qua vỏ trong, bỏ qua vỏ ngoài, chặt cành lá, lấy chúng mang đi và tưởng rằng đó là lõi cây. Một người có mắt thấy vậy bèn nói: ‘Thật sự người này không biết lõi cây, không biết dác cây, không biết vỏ trong, không biết vỏ ngoài, không biết cành lá. Người này muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng có lõi cây, người này bỏ qua lõi cây, bỏ qua dác cây, bỏ qua vỏ trong, bỏ qua vỏ ngoài, chặt cành lá lấy chúng mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Và người này không đạt mục đích mà lõi cây có thể thành tựu’”. Trong đó, lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng là cành lá, giới đức là vỏ ngoài, thiền định là vỏ trong, tri kiến là dác cây, và tâm giải thoát bất động là lõi cây.

Đức Phật chê trách những ai tu hành vì để đạt được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng, giới đức, thiền định, tri kiến và tuyên bố rằng đó đều không phải là mục đích chân chính của “người vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình”. Và Ngài kết luận rằng: “Như vậy, này Bà-la-môn, phạm hạnh này không phải vì lợi ích, lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng, không phải vì lợi ích thành tựu giới đức, không phải vì lợi ích thành tựu thiền định, không phải vì lợi ích tri kiến. Và này Bà-la-môn, tâm giải thoát bất động chính là mục đích của phạm hạnh này, là lõi cây của phạm hạnh, là mục tiêu cuối cùng của phạm hạnh”. Tâm giải thoát bất động chính là giải thoát khỏi phiền não khổ đau của cuộc đời, giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, và đó mới là mục đích tối cao của việc xuất gia.


Đọc lại những lời dạy của Đức Phật, nhìn lại chúng ta ngày nay như thế nào? Chúng ta đã đạt được (hay có ý muốn đạt được) lõi cây chưa? Chỉ e là ngay cả dác cây, vỏ trong, vỏ ngoài cũng không có, mà chỉ có cành lá, tức là chỉ có lợi dưỡng, cung kính, danh vọng mà thôi. Chúng ta đạt được cái điều thấp nhất mà Đức Phật chê trách. Ấy vậy mà không ít người khi có những điều đó lại rất tự hào, rất hãnh diện. Chúng ta không biết, hoặc đã quên đi cốt lõi của việc tu hành. Ngày nay chúng ta không khó bắt gặp những người chỉ mới làm được một số việc như từ thiện, thuyết pháp, dẫn chương trình, đưa tin tức Phật sự, tập hợp được một tín đồ, được danh tiếng, cung kính, cúng dường, được cử làm chức vụ trong Giáo hội… thì liền “hoan hỷ, tự mãn… khen mình, chê người, rằng ta được lợi dưỡng như vậy, được danh vọng như vậy, còn các Tỷ-kheo khác ít được biết đến, ít có uy quyền”. Rõ ràng chúng ta đã bám víu vào cái mà Đức Phật dạy chúng ta phải từ bỏ.

Chúng ta đã bị lạc đường rồi! Cho nên càng đi chúng ta đã xa rời với lý tưởng thật sự của người tu.

Những người lạc quan cho rằng Phật giáo Việt Nam hiện nay đang rất phát triển vì làm được nhiều việc, có nhiều tín đồ theo. Tôi thì không nghĩ như vậy. Ngược lại, tôi cho rằng chính những cái mà ta cho là đang phát triển đó lại là biểu hiện của một sự thiếu hụt bên trong. Điều này có thể hiểu theo hai cách: Hoặc là do thiếu hụt bên trong nên người ta cố gắng làm cho cái bên ngoài phát triển, hoặc là do chỉ tập trung phát triển cái bên ngoài mà bỏ qua cái bên trong. Dù sao thì chúng ta cũng cần phải nhìn lại tình trạng tu tập và hoằng pháp của Phật giáo Việt Nam hiện nay và cần chú trọng trở về với mục đích và lý tưởng thật sự của việc tu hành, của đời sống xuất gia.

Khi đọc về việc xuất gia tu hành thời Đức Phật, chúng ta thật sự hâm mộ và yêu thương cuộc sống ấy biết mấy. Sau khi xuất gia cho một vị nào đó, Đức Phật đã dạy họ phương pháp tu tập. Vị đệ tử ấy vâng lời Đức Phật, đã “lựa một chỗ thanh vắng, tịch mịch, như rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây, ngoài trời, đống rơm” để thực tập pháp ấy cho đến khi giác ngộ. Trong thời đại ngày nay chúng ta cũng có thể làm được việc đó, nếu như chúng ta “đủ can đảm” bỏ bớt đi những “thành công” bên ngoài, đủ dũng khí xả ly tiền tài, vật chất, danh vọng, địa vị. Một vị thầy, sau khi xuất gia cho đệ tử, ngoài việc dạy oai nghi tế hạnh của người xuất gia thì điều quan trọng là phải định hướng, hướng dẫn con đường tu hành, cũng như tạo điều kiện cho đệ tử tu hành để đạt được mục đích chân chính của người tu, tức là giác ngộ, như Đức Phật đã từng làm.


Như đã đề cập ngay từ đầu, chúng ta đi tu không phải để đi tìm việc làm, mà là đi tìm sự giác ngộ. Chúng ta bỏ cả cuộc đời của mình, vào chùa ở không phải chỉ để chuyển từ “bán hủ tiếu mặn sang bán hủ tiếu chay”. Việc làm thì có giới hạn nên sẽ có nhiều người bị thất nghiệp, nhưng tu hành để giải thoát là việc mà ta có thể làm cả cuộc đời. Giáo pháp của Đức Phật là để tu chứ không phải để làm việc. Và cũng chỉ có tu, chứ không phải rao giảng suông, mới làm cho giáo pháp của Đức Phật sống động giữa cuộc đời. “Này các Tỷ-kheo, đây là những gốc cây, đây là những căn nhà trống, hãy tu tập thiền định. Chớ có phóng dật. Chớ để hối hận về sau”.

Mong sao những lời dạy tha thiết của Đấng Từ phụ không chỉ là cái đẹp nằm trên những trang kinh…

Thích Trung Hữu

Saturday, February 27, 2021

NHỮNG NGƯỜI HOA GÓP "VỊ" CHO SÀI GÒN (PHẤN 1)

Người Hoa ở Sài Gòn có 4 nhóm chính, từ "khách trú" trở thành người Việt mình ở Chợ Lớn, làm đa dạng thêm văn hóa cho thành phố này. Cũng là họ mang đến đây những đầu bếp đường phố trứ danh, khiến Sài Gòn không những "đẹp" mà còn "ngon".


PHÓNG KHOÁNG NHƯ NGƯỜI QUẢNG ĐÔNG

Giỏi làm ăn và tính tình rộng rãi, phóng khoáng là mô tả đúng nhất về người Quảng Đông. Điều này còn thể hiện rõ ràng qua ẩm thực của họ, mà nổi bật nhất là dimsum (đọc là “tỉm sấm”), dịch ra là “điểm tâm”, thường được phục vụ vào buổi sáng. Mỗi lần đi ăn điểm tâm, tôi phải kéo thêm ít nhất hai người nữa đi cùng vì độ “thịnh soạn” và một chút “tốn kém” nếu ăn một mình (mà thật ra, đi một mình thì bạn không thể nào ăn hết nổi).


Tên gọi này cũng có một điển tích rất hay. Người ta truyền rằng ngày xưa vào thời Đông Tấn, vì muốn thể hiện sự cảm kích với binh lính ngày đêm đổ máu nơi chiến trường, một vị đại tướng đã cho làm các món bánh để mang ra tận tiền tuyến thiết đãi họ. “Điểm tâm” ở đây nghĩa là “chạm tới trái tim”.


Ngày nay, điểm tâm được chế biến trên nhiều nguyên liệu khác nhau như tôm, sò điệp, cua, thịt, v.v, cùng với tay nghề đầu bếp mà cho ra các phần ăn bắt mắt và hấp dẫn. Vì nhu cầu của thực khách, nhiều nhà hàng cũng đã mở bán cả ngày. Đến Sài Gòn, nhất định không thể bỏ qua những hàng dimsum của người Quảng Đông!

Một số món ăn khác: sủi cảo, chè sâm bổ lượng, tôm chiên hoàng kim

TIẾT KIỆM NHƯ NGƯỜI TRIỀU CHÂU

Người Triều Châu, hay người Tiều Châu, cũng thuộc tỉnh Quảng Đông nhưng họ lại giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ riêng gọi là tiếng Tiều. Người Tiều siêng năng, chăm chỉ và rất tiết kiệm, có lẽ vì cuộc sống phiêu bạt, hàn vi đã rèn luyện cho họ nhiều điều. Các món ăn Tiều thường thanh nhạt, đạm bạc.


Nhiều lần tôi dắt bạn bè đi ăn, họ còn ngạc nhiên vì các món ăn trông không hề bắt mắt như những món Hoa khác. Như lần gần nhất, tôi cùng cậu bạn gọi ra một đĩa lòng heo xào cải chua, kèm một tô canh xương củ sen phục vụ cùng cơm trắng và một bát cháo. Bạn tôi có vẻ chần chừ, cho đến khi cậu gắp miếng đầu, rồi trong phút chốc hết một bát cơm. “Bắt miệng ghê mậy!”. Không ngon làm sao được! Công thức nấu các món đó tưởng là đơn giản nhưng thật ra ngoài các gia vị chính, chủ quán còn cho thêm những hương vị riêng, như một bí kíp cha truyền con nối.
  
 

Cải chua có lẽ là linh hồn của các món Tiều. Họ hầm ngày qua ngày đến khi miếng cải chua thanh thanh, mềm tan trong miệng và chính nhờ vị chua đặc sắc này làm những thành phần chính như thịt, mỡ, nội tạng bớt ngấy đi. Nhắc đến đây, tôi nhớ đến món heo quay hầm cải chua của một số gia đình người Việt ở Sài Gòn và miền Tây. Mỗi khi gia đình có cúng kiếng, phần heo quay ăn không hết sẽ chặt nhỏ, bỏ vào nồi và nấu chung với cải chua ăn dần. Có lẽ, người Việt mình cũng học tập từ tính tiết kiệm này của người Tiều sau nhiều năm chung sống.

Một số món ăn khác: hủ tiếu sa tế nai, hủ tiếu hồ

TÀI HOA NHƯ NGƯỜI HẸ

Người Hẹ (Hakka, hay Khách Gia) có lẽ là nhóm có số lượng người ít nhất trong cộng đồng người Hoa ở Việt Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng. Người ta cho rằng người Hẹ thuộc một bộ phận người Hán, mà phải là Hán cổ vì ngôn ngữ riêng của họ có nguồn gốc từ đó. Tuy nhiên, có quá nhiều giả thiết khiến cho nguồn gốc của họ vẫn chưa xác định rõ ràng và chắc chắn.

Người Hẹ vốn có tay nghề nấu ăn rất ngon và độc đáo. Trong thời Pháp thuộc, các đầu bếp được lựa chọn để nấu cho các “quan Tây” phần lớn đều là người Hẹ. Họ biết cách kết hợp nhuần nhuyễn giữa ẩm thực Tây - Tàu bằng các nguyên liệu như hành tây, ớt chuông, vân vân mà các dân tộc Hoa khác không làm được.

Một bữa cơm của người Hẹ

Ở Sài Gòn hiện giờ, vẫn còn một quán ăn của người Hẹ tồn tại gần 80 năm trong một con hẻm nhỏ xíu trên đường Lý Thường Kiệt. Quán phục vụ khách trên tầng một, còn tầng trệt vẫn là gian nhà ở và khu bếp. Lần đầu tìm đến đây, tôi gọi một đĩa khâu nhục (“khâu” nghĩa là hầm cho đến khi mềm rục, “nhục” là thịt), một đĩa đậu hũ Đông Giang, gà hấp muối theo lời giới thiệu của anh chủ quán. Phải nói rằng món khâu nhục ấn tượng vô cùng, phần thịt heo mềm mại ăn kèm những miếng khoai môn cắt miếng dày xếp xen kẽ với thịt, đi cùng là nước hầm thịt đậm đà vị chao đỏ. Ăn miếng nào nhớ tuổi thơ mình miếng đó, một bữa cơm trưa ngon đến cảm động.

Đậu hũ Đông Giang

Khâu nhục

Một số món ăn khác: cơm gà xối mỡ, nui xào bò, mì xào bò

NỨC TIẾNG NHƯ NGƯỜI PHÚC KIẾN

Nhắc đến người Phúc Kiến, tôi nhớ ngay đến văn hóa thờ bà Thiên Hậu. Từ một tín ngưỡng nhỏ ở đảo Mị Châu, người Phúc Kiến đã lênh đênh trên biển lớn, mang văn hóa của họ đến các quốc gia trên toàn thế giới và được UNESCO công nhận.

Một quán ăn trước chùa Thiên Hậu

Phúc Kiến có một món ăn mà tôi nghĩ chắc người Sài Gòn nào cũng biết đến, đó là mì Phúc Kiến. Mì Phúc Kiến cũng như những sợi mì vàng khác nhưng dày, dai và béo hơn, có thể đem xào hoặc nấu với nước dùng như các loại hủ tiếu, mì khác của người Hoa. Đến bây giờ, mỗi lần nhà có giỗ, ba tôi vẫn chạy lên tận Chợ Lớn mua cho đúng sợ mì để cúng ông bà.


Ngoài ra, ẩm thực Phúc Kiến còn nổi danh với món “Phật nhảy tường”. Món ăn này thuộc loại sơn hào hải vị, bao gồm rất nhiều nguyên liệu để chế biến như sò điệp, bào ngư, vi cá và cả nhân sâm nữa. Hàm ý của món ăn này là “ngon đến nổi các nhà sư cũng phải trèo tường và ngã mặn vì nó”.

Một số món ăn khác: vịt hầm Phúc Kiến, bò bía

Chú bán thịt heo ở Chợ Lớn, nay đã gần 80 tuổi nhưng vẫn vui vẻ làm việc

Văn hóa và ẩm thực người Hoa ở Sài Gòn đa dạng và phong phú đến nỗi không thể nào diễn giải hết được qua trang giấy. Không chỉ là việc ăn, nêm nếm hương vị độc đáo của ẩm thực, bạn còn phải ở đó ngắm nhìn những ngôi nhà, cửa hiệu cũ kĩ, trang trí tỉ mỉ với các bức tường màu pastel xinh xắn của người Hoa, rồi qua lại một hai câu chào để cảm nhận sự bình dị, chân phương của họ…, bữa ăn lúc ấy mới thật sự trọn vẹn.

Một góc "cũ" trong tiệm cafe vợt ở chợ Phùng Hưng

Wanderful Dreamers - Ảnh: Quân Đoàn, Ngọc Trần
Theo: Travellive+

TẠI SAO CÁC KIẾN TRÚC CỔ TRUNG QUỐC THƯỜNG CÓ ĐÔI SƯ TỬ ĐÁ?

Người Trung Quốc xưa coi sư tử đá là vật cát tường. Tại các danh lam thắng cảnh, viên lâm ta thường thấy những chú sư tử đá được tạo hình với đủ dáng vẻ bày đặt khắp nơi...

Theo văn hóa truyền thống và thuần phong mỹ tục xưa, ở cổng cung điện, nha môn, lăng tẩm, miếu đường, viên lâm, cầu lớn hoặc gia trạch lớn... người ta thường đặt đôi sư tử đá để trấn trạch. (Ảnh: Shutterstock).

Theo văn hóa truyền thống và thuần phong mỹ tục xưa, ở cổng cung điện, nha môn, lăng tẩm, miếu đường, viên lâm, cầu lớn hoặc gia trạch lớn... người ta thường đặt đôi sư tử đá để trấn trạch. Trong các thư tịch cổ cũng có ghi chép, ví như sách Văn kiến ngẫu lục của Chu Tượng Hiền đời Thanh có chép: "Ở ngoài cổng hai bên trái phải của các cung điện, nha môn ngày nay có đặt tượng thú bằng đá, tóc quăn mắt lớn, nhe nanh múa vuốt, thường được gọi là: Sư tử đá".

Nguồn gốc của sư tử và mối liên quan giữa sư tử với Phật giáo

Sư tử là mãnh thú mạnh khỏe, lông màu nâu vàng. Sư tử đực cổ có lông dài gọi là bờm, tiếng gầm vang rền. Sư tử sống ở châu Phi và vùng phía Tây châu Á. Chúng thường săn bắt và ăn thịt các động vật lớn như ngựa vằn, hươu cao cổ, linh dương... nên được mệnh danh là "Vua của các loài thú".

Theo sử sách ghi chép, Hán Vũ Đế sai Trương Khiên đi sứ Tây Vực, mở ra con đường nối thông với các nước Tây Vực. Sách Hậu Hán thư có chép: "Năm Chương Hòa thứ nhất đời Chương Đế, nước An Tức đi sứ dâng sư tử và phù bạt. Phù bạt hình dáng như kỳ lân nhưng không có sừng".

Cụm từ "Sư tử gầm" được dùng để miêu tả âm thanh vang rền khi Phật Đà thuyết Pháp, có mang thần uy chấn nhiếp hết thảy tà thuyết ngoại đạo. (Ảnh: Pexels).

Cùng với quá trình Phật giáo truyền vào Trung Quốc thì sư tử đã dần dần thay thế địa vị "Vua các loài thú" của hổ. Trong tác phẩm Truyền đăng lục của tăng nhân đời Tống là Đạo Nguyên có viết: "Khi Phật tổ Thích Ca Mâu Ni giáng sinh, một tay Ngài chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, nói như sư tử gầm rằng: Trên trời dưới đất, duy ngã độc tôn".

Sau này cụm từ "Sư tử gầm" được dùng để miêu tả âm thanh vang rền khi Phật Đà thuyết Pháp, có mang thần uy chấn nhiếp hết thảy tà thuyết ngoại đạo. Vì thế địa vị sư tử trong Phật giáo cũng ngày càng trở nên quan trọng, được các tín đồ Phật giáo coi là Thần thú cát tường, trang nghiêm uy dũng.

Kiến trúc thời đại nào thường dùng sư tử đá trấn trạch?

Do tâm lý tôn sùng sư tử nên trong con mắt của mọi người, sư tử là con thú may mắn biểu trưng cho sự uy nghiêm và tôn quý. Từ đó, rất nhanh chóng sư tử đã trở thành đề tài của các tác phẩm nghệ thuật và điêu khắc. Cũng kể từ đó lăng mộ và nghĩa trang các dòng họ danh gia vọng tộc thời Hán Đường đã bắt đầu xuất hiện hình bóng sư tử đá. Thời đó, sư tử đá chưa được sử dụng rộng rãi, chỉ xuất hiện ở trước cổng lăng tẩm, nhà mồ, và thường được đặt cùng ngựa đá, dê đá... với mục đích khiến cho con người nảy sinh lòng kính sợ.

Từ thời Đường Tống về sau thì sư tử đá đã được sử dụng rộng rãi trong dân gian. Dân gian cho rằng: trước cổng đặt sư tử đá giống như có hình Thần thú gác cổng, dùng để bảo hộ gia môn, xua đuổi tà linh quỷ quái, vừa mỹ quan lại vừa có ý nạp phúc lộc đón cát tường.

Việc tạo hình sư tử đá ở các triều đại khác nhau thì cũng có sự khác nhau. Đến triều nhà Thanh, điêu khắc sư tử đá về cơ bản đã cố định hình dáng. Sư tử đá thời Hán Đường cường tráng dữ tợn. Sư tử đá thời nhà Nguyên gầy mà hùng tráng mạnh mẽ. Sư tử đá thời nhà Minh thì khá ôn hòa hiền lành.

Trước cổng đặt sư tử đá giống như có hình Thần thú gác cổng, dùng để bảo hộ gia môn, xua đuổi tà linh quỷ quái, vừa mỹ quan lại vừa có ý nạp phúc lộc đón cát tường. (Ảnh: Shutterstock).

Hình dạng của mỗi chú sư tử đá cũng thể hiện nét đặc sắc của từng địa phương khác nhau. Do đó sư tử đá còn có phân biệt giữa sư tử đá miền Nam với sư tử đá miền Bắc. Sư tử đá miền Bắc ngoại hình đơn giản chất phác, khá hùng tráng, dữ tợn, uy nghiêm. Sư tử đá miền Nam thì điêu khắc trang trí phức tạp cầu kỳ, ngoại hình hoạt bát, thú vị.

Người xưa cho rằng vạn vật đều phân chia âm dương, coi trọng âm dương điều hòa, do đó dùng sư tử đá cũng có những quy tắc nhất định. Thông thường là sử dụng cặp sư tử đá một đực một cái, thành đôi, bên trái là con đực, bên phải là con cái, phù hợp học thuyết âm dương "nam tả nữ hữu". Trong dân gian, sử tử đá được coi là có tác dụng trừ tà, thường được dùng để trấn giữ cổng. Bên ngoài cổng phía tay trái đặt sư tử đực, thường được điêu khắc chân đạp một quả tú cầu, tượng trưng cho quyền lực vô hạn, phía bên tay phải là sư tử cái và một sư tử con đang nép mình bên dưới, tượng trưng cho hình ảnh con cháu trường tồn, sinh sôi nảy nở.

Trung Hòa (biên dịch)
Tác giả: Như Tâm

MUỐI - HƯƠNG VỊ CỦA BIỂN

Mặn là do muối. Ăn thiếu muối thì sinh bệnh, ăn nhiều muối cũng sinh bệnh. Muối bị giới y học ghét bỏ chỉ vì con người ăn mặn quá nhiều.


Muối ở đây là nói về muối ăn (NaCl). Muối ăn cũng có nhiều loại: muối biển, muối mỏ, muối tinh, muối hạt, muối iốt, muối để làm kimchi… Nhưng chắc chắn, muối biển mang mùi vị của biển.

Cây lúa nhờ mưa, hạt muối nhờ nắng

Muối mỏ khai thác từ… mỏ bằng cách bơm nước để có dung dịch muối đậm đặc, rồi cho kết tinh lại để có muối tinh. Muối mỏ có độ tinh khiết khá cao, trắng trẻo, hạt mịn.

Muối biển khai thác từ nước biển bằng cách đưa nước biển vào ruộng, để nước bốc hơi nhờ ánh nắng mặt trời, còn lại trên ruộng là muối.

Dung dịch muối đậm đặc từ mỏ, nồng độ có thể 20 – 30%, hoặc hơn, lại chủ động gia nhiệt, tái kết tinh… nên làm muối mỏ khoẻ re.

Còn nước biển độ mặn chỉ cỡ 3,5%, lại phải nhờ ơn trời ban nắng nóng, nên làm ra hạt muối cực khổ, giá thành không cạnh tranh nổi với muối mỏ.

Diêm dân lăm le bỏ nghề hoài.


Mùi vị của biển đến từ đâu?

Muối mỏ cũng từ biển mà ra. Thuở xưa là những hồ nước mặn, bốc hơi, rồi đất trời sụp đổ sao đó mà thành mỏ muối. Muối biển nhiều tạp hơn muối mỏ do chế biến thô sơ hơn.

Tạp là các khoáng magnesium, calcium, potassium, sắt, kẽm… Muối biển còn có thêm khoáng iốt, nhưng rất ít. Những loại khoáng này đều cần thiết cho sức khoẻ con người.

Muối biển còn có thêm mùi vị của… biển, thoang thoảng mùi hương của rong biển. Hương biển đặc trưng nhiều hay ít tuỳ vào vùng biển khai thác muối.

Rắc chút muối biển lên đồ ăn, người có khứu giác tinh tế sẽ nhận ra mùi hương của biển quyện với mùi thức ăn.

Muối biển được dân sành ăn ưa chuộng là vì vậy, chứ chẳng phải bổ béo gì hơn so với các loại muối khác.

Còn lấy muối nêm nếm vào nồi canh hay ướp barbecue thì hương núi, hương biển, muối mỏ hay muối biển cũng bay đi hết.


Muối tây muối ta

Muối ăn bên Tây mua ở các siêu thị là loại muối mỏ, hạt mịn và khô. Muối này có trộn thêm lượng rất nhỏ muối iốt để ngừa các bệnh do thiếu iốt, và cũng được trộn thêm một ít chất chống vón, nên nắm vốc muối, thả rơi rào rào như mưa, đẹp mắt.

Muối ăn bên ta, loại đóng bao 1kg, mua ở tạp hoá là muối biển. Dù muối biển có iốt, nhưng rất ít, nên vẫn phải bổ sung thêm iốt theo chính sách y tế quốc gia. Muối ta có độ hạt lớn hơn so với muối tây, ẩm độ cao hơn, và màu sắc cũng không trắng tinh như muối tây.

Còn loại muối nữa trên thị trường Việt Nam, trông khô rang, trắng tinh, đẹp mắt, không trộn iốt, chỉ có chất chống vón. Đó là loại muối mỏ, thường nhập từ Trung Quốc. Diêm dân đau khổ vì loại muối này, do cạnh tranh giá không nổi.

Muối để làm dưa chua bên Tây gọi là pickling salt. Muối này là muối mỏ, có độ hạt rất mịn nên dễ hoà tan trong nước, nhưng không có iốt và chất chống vón vì chất chống vón sẽ lắng xuống đáy hũ khi muối dưa.


Vì sao khoa học không ưa mặn?

Giới y học không ưa mặn từ lâu rồi. Khoa học ghét muối chủ yếu là vì không ưa sodium (Na) của muối.

Nhiều nghiên cứu cho rằng ăn mặn thường xuyên sẽ dẫn đến rủi ro các bệnh về tim mạch, động mạch vành, đột quỵ, ung thư bao tử… và nhất là bệnh cao huyết áp bị “chiếu tướng” kỹ nhất.

Mặc dù vẫn còn nhiều tranh luận trong giới khoa học về muối liên quan đến các bệnh trên, nhưng tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyên không nên ăn quá 5g muối mỗi ngày.

Ăn mặn chỉ là do thói quen ẩm thực. Dù sao đi nữa, nên nhớ rằng, muối nào cũng là muối, không có muối nào gọi là cung cấp khoáng chất tốt hơn như quảng cáo, vì lượng muối ăn vào không nhiều, ngoại trừ việc bổ sung các khoáng vi lượng iốt hoặc sắt theo chính sách y tế của mỗi nước.

Vũ Thế Thành 
Theo TGTT

Friday, February 26, 2021

NHỮNG GIAI THOẠI ĐẦY Ý NGHĨA VỀ TẾT NGUYÊN TIÊU

Cũng giống như bầu không khí rực rỡ, ngập tràn màu sắc của tết Nguyên tiêu, đằng sau đó là những giai thoại đậm nét nhân văn và văn hóa truyền thống.

Theo truyền thống, lễ kỷ niệm năm mới của Trung Hoa kéo dài cho đến Lễ hội đèn lồng hay tết Nguyên tiêu vào ngày Rằm tháng Giêng Âm lịch.

Theo truyền thống, lễ kỷ niệm năm mới của Trung Hoa kéo dài cho đến Lễ hội đèn lồng hay tết Nguyên tiêu vào ngày Rằm tháng Giêng Âm lịch. Theo dương lịch, Lễ hội đèn lồng năm nay diễn ra vào ngày 5/3, đánh dấu sự kết thúc của hơn hai tuần Lễ mừng năm mới của Trung Hoa bắt đầu từ ngày 19/2.

Lễ hội đèn lồng đặc trưng bởi đủ loại đèn lồng rực rỡ và các hoạt động khác nhau thể hiện sự tôn kính với thần linh, cùng với việc làm và ăn một loại bánh bột có nhân tượng trưng cho sự đoàn tụ và hạnh phúc gia đình.

Lễ hội đèn lồng còn gọi là Lễ Nguyên tiêu hay Tết Nguyên tiêu, là kỳ trăng tròn đầu tiên của năm mới.

Thiên quan ban tài lộc

Có rất nhiều câu chuyện về nguồn gốc của lễ hội. Một trong số đó đến từ thời Tần Thủy Hoàng (259-210 TCN), vị hoàng đế đầu tiên thống nhất đất nước sau khi chinh phục tất cả các quốc gia phong kiến khác thời đó.

Trong truyền thống Đạo giáo, Thiên quan, người chịu trách nhiệm ban tài lộc, sinh vào ngày Rằm tháng Giêng. Thiên quan nắm quyền cai quản nhân gian và quyết định thời điểm hạn hán hay thiên tai xảy ra cho nhân gian.

Bởi vì vị quan nhà trời này rất thích hội hè, nên hoàng đế đã ban lệnh tổ chức các hoạt động ăn mừng bao gồm treo đèn lồng nhiều màu sắc vào ngày sinh nhật của Thiên quan, đồng thời cũng cầu xin Thiên quan ban cho mưa thuận gió hòa và quốc thái dân an.

Thiên quan – người cai quản nhân gian theo Đạo giáo.

Thần Phật xua tan bóng tối

Một câu chuyện phổ biến khác là về Hán Minh Đế (28-75 SCN) của nhà Đông Hán (25-220 SCN). Ông vốn là một Phật tử mộ đạo, đã gửi đoàn tùy tùng đến Ấn Độ để tìm kiếm giáo lý Đức Phật.

Vị hoàng đế biết được rằng các nhà sư ở Ấn Độ cùng tụ hội để cúng Phật vào ngày Rằm tháng Giêng âm lịch. Do đó, ông cũng tổ chức các nghi lễ trong cung điện tối hôm đó, với rất nhiều đèn lồng thắp sáng để tỏ lòng tôn kính với Đức Phật. Người ta nói rằng, Đức Phật có thần thông quảng đại, có thể xua tan bóng tối.

Kể từ đó, các hoàng đế kế vị cũng duy trì nghi lễ lộng lẫy này hàng năm. Việc thắp đèn lồng kéo dài ba ngày trong thời nhà Đường (618-907 SCN) và năm ngày trong thời nhà Tống (960-1279 SCN).

Lễ hội sau này trở thành một sự kiện quan trọng được tất cả các tầng lớp xã hội tham gia. Nhiều loại đèn lồng đủ màu sắc, được sáng tạo thêm các hình vẽ từ những câu chuyện dân gian và nhiều mẫu mã đẹp mắt.

Ngày nay, tục treo đèn lồng vào ngày Rằm tháng Giêng Âm lịch vẫn còn là sự kiện lễ hội lớn trên khắp Trung Quốc. Đây cũng là thời điểm các thành viên trong gia đình sum họp trong một bầu không khí vui tươi và ăn bánh nguyên tiêu, một loại bánh làm bằng bột gạo nếp với nhiều nhân khác nhau được luộc chín.

Hán Minh Đế (28-75 SCN) vốn là một Phật tử mộ đạo, đã gửi đoàn tùy tùng đến Ấn Độ để tìm kiếm những lời dạy của Đức Phật.

Cung nữ hiếu thảo đoàn tụ gia đình

Loại bánh được gọi là nguyên tiêu, để thể hiện sự tôn vinh đối với một cung nữ hiếu thảo trong cung điện của Hán Vũ Đế (156-87 TCN) thời Tây Hán (206 TC -23 SCN).

Tên của nàng là Nguyên Tiêu và có tài làm bánh trôi ngon nhất cung điện. Nhưng buồn thay, sau khi vào cung, nàng bặc vô âm tín với phụ mẫu theo luật lệ. Ngày nọ, sau nhiều năm xa gia đình, vì quá đau khổ với nỗi nhớ nhà và không thể chăm sóc cho cha mẹ, nàng đã khóc trong vườn.

Đại thần Đông Phương Sóc, tình cờ đang hái hoa đào dâng cho hoàng đế, đã nhìn thấy nàng cung nữ đang rơi lệ. Khi nghe câu chuyện của nàng, Đông hứa sẽ giúp đỡ.

Đông đại phu nảy ra một ý tưởng. Hôm sau, ông mang bàn ghế ra chợ, dựng quầy như một thầy bói. Những người đến xem vận may đều nhặt một thẻ tre với lời cảnh báo “một ngọn lửa dữ dội vào ngày 15 tháng Giêng”. Điều này gây nên sự xao động lớn trong thiên hạ và đến tai hoàng thượng. Hán Vũ Đế đã cho triệu tập bá quan để bàn bạc.

Nhờ tài trí của Đại thần Đông Phương Sóc mà cung nữ Nguyên Tiêu đã gặp lại gia đình và hình thành nên Lễ hội đèn lồng hay tết Nguyên tiêu cho đến ngày nay.

Đại thần Đông Phương Sóc tâu rằng: “Người ta nói rằng Hỏa thần rất thích bánh trôi. Vậy chúng ta lệnh cho Nguyên Tiêu làm những chiếc bánh ngon nhất để dâng lên và tiến hành một nghi lễ vào tối đó, đồng thời tất cả dân chúng trong kinh thành đều phải thắp sáng đèn ở bên ngoài để xua đuổi vận rủi. Với ánh đèn khắp nơi, cả kinh thành sẽ giống như ngập chìm trong hỏa hoạn. Ngọc đế rất từ bi và có thể bảo Hỏa thần thôi trừng phạt chúng ta”.

Hán Vũ Đế ưng thuận ý tưởng này và bảo mọi người làm theo. Mọi ngã đường đều rất đông đúc vào đêm 15, Nguyên Tiêu cũng ở trong số đó, cùng các cung nữ khác. Mỗi người mang một bát bánh trôi mà Nguyên Tiêu làm hoặc cầm một chiếc đèn có cán tre dài.

Cha mẹ của Nguyên Tiêu cũng ở trong đám đông. Vì vậy, họ đã gặp được nhau. Không xảy ra đám cháy nào, món bánh trôi cũng như ngày lễ hội riêng của riêng nó, được gọi là Nguyên tiêu, thể hiện sự tưởng nhớ đến công lao xứng đáng của nàng cung nữ hiếu thảo.

Bánh nguyên tiêu kể từ đó đã trở thành một phần quan trọng trong Lễ hội đèn lồng.

Bánh nguyên tiêu đã trở thành một phần quan trọng trong Lễ hội đèn lồng.

Bánh gia đình đoàn viên

Nguyên tiêu được phát âm gần giống ‘đoàn viên’ trong tiếng Hoa. Vì vậy bánh trôi là biểu tượng cho gia đình bên nhau, và việc ăn bánh cũng được tin là mang đến hạnh phúc và vận may cho gia đình trong năm mới.

Thời xưa, bánh nguyên tiêu thường có vị ngọt với nhân làm từ đường, quả óc chó, vừng, cánh hoa hồng, vỏ quýt ngọt, đậu đỏ, chà là, hạt sen, trái cây, hoặc một sự kết hợp của các thành phần này. Ngày nay, một loại bánh mặn với nhân thịt băm, rau củ hoặc hỗn hợp, cũng khá phổ biến.

Nguyên tiêu được phát âm gần giống ‘đoàn viên’ trong tiếng Hoa. Vì vậy bánh trôi là biểu tượng cho gia đình bên nhau.

Theo Epoch times, tinhhoa

CÁCH UỐNG VODKA ĐÚNG ĐIỆU KIỂU NGA

"Có người ở vùng Bristol vừa bắt đầu làm một loại vodka lấy tên là Novichok," Natasha Ward, chủ nhà tổ chức bữa tụ tập gặp mặt của chúng tôi nói, trong câu nói bà nhắc tới thứ chất độc thần kinh khét tiếng của Nga. "Và ngay lập tức họ được bảo: 'Hãy dừng ngay lại!'."


Ward vừa cười vừa dọn bàn, chuẩn bị bày biện cho buổi tụ tập tại gia ở Nam London, với các món ta thường gặp trong một bữa tiệc đãi khách thông thường.

"Chúng ta sẽ bắt đầu với món cá trích muối, không phải cá trích ngâm dấm - người Anh ghét củ cải đường vì họ toàn phải ăn nó ở dạng ngâm dấm rất kinh, còn món cá trích cuộn thì trông như xác chết, ai cũng biết rồi đấy."

Ward rất tinh thông khéo léo trong việc chuyển đổi qua lại giữa các nền văn hóa. Bà có một nửa dòng máu là người Nga, nửa là người Anh, và đã từng làm công tác phiên dịch rất đa dạng, từ phục vụ cho Liên Hợp Quốc cho tới Angelina Jolie và Mikhail Gorbachev.

Hôm nay, bà sẽ giải thích cho chúng tôi đích xác lý do tại sao người Nga lại hít bánh mì khi uống vodka.

Nhiệm vụ giải thích này không hẳn là một việc thú vị gì, nhưng rất quan trọng, bởi nó sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về đời sống Nga vào lúc thế giới đang rất thiếu vắng cái nhìn hiểu biết sâu sắc đối với văn hoá Nga, cũng thiếu cả sự cảm thông chia sẻ thực lòng với Nga.

Phong tục truyền thống hít bánh mì khi uống vodka khiến ta biết về những nét thực tế của đời sống Nga

Với các nhà quan sát salon thì quan hệ giữa Nga và phương Tây hiện có vẻ lạnh lẽo tới mức châm biếm; tầng sương giá lạnh lẽo thời Chiến tranh Lạnh bao trùm trong các tường thuật thời sự gần đây về việc Nga và Mỹ rút khỏi hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân, về vụ điệp viên Sergei Skripal cùng con gái Yulia Skipal bị đầu độc bằng chất độc Novichok tại Salisbury, Anh Quốc, và tất nhiên là cả về chuyện World Cup 2018 tổ chức ở Nga.

"Chúng tôi thấy vui khi đội bóng đá Nga cuối cùng đã thua," bà Anna Ivanov nói, trong khi ông chồng Misha thì nhún vai.

Anna và Misha là cha mẹ của Helena Bayliss - bạn thân của Ward; Hai vợ chồng ông bà chuyển từ Nga đến đây được 20 năm, khi con gái họ Helena Bayliss lấy chồng người Anh. "Chứ nếu đội Nga thắng, bầu không khí sẽ nóng hừng hực trên truyền thông. Cứ ra rả suốt!"

"Bây giờ thì," bà Ward nói, "ta bắt đầu với loại vodka nào nhỉ?"

Màn chọn rượu vodka luôn ấn tượng, trước giờ vẫn vậy. Rốt cuộc thì bởi nước Nga là nơi sinh ra nhà hóa học Dmitri Mendeleev, người đã tạo ra Bảng Tuần hoàn Nguyên tố Hoá học và cũng được cho là người đã hoàn thiện công thức rằng vodka phải đạt nghiêm ngặt chuẩn 40% độ cồn (câu chuyện này được kể khá phổ biến, cũng là một chuyện tiếu lâm).

Ward đưa ra thứ rượu vodka pertsovka bốc lửa được làm từ ớt, vodka Nga nguyên chất - loại rượu vodka do công ty mới của diễn viên Hollywood Dan Aykroyd sản xuất tại Newfoundland kết hợp với rượu vodka chanh tự làm thủ công.

"Thứ này thực sự là cồn y tế, nồng độ tới 95%," bà Ward nói một cách đơn giản, "rồi ta thêm nước vào, nửa nước nửa rượu, rồi thêm chanh nữa."

Nói cách khác, nó là 'rượu lậu'? "Không phải, nếu là rượu tự nấu, chúng tôi phải có nồi chưng cất." Bayliss cười. "Natasha, cô thất vọng rồi phải không!"

Nhóm chúng tôi tụ tập vì hai lý do: thứ nhất, để tận hưởng những phút giây vui vẻ; và thứ hai, để uống vodka theo đúng nghi lễ truyền thống của Nga - một truyền thống được gìn giữ theo thời gian mà theo đó những tay sành sỏi phải hít bánh mì khi uống rượu mới là đúng kiểu.

Để bắt đầu, cả vodka lẫn ly uống đều được lấy ra từ tủ lạnh, và Bayliss nêu ra các quy tắc cốt yếu khi uống vodka theo kiểu Nga.

"Rượu vodka cần để lạnh, ly phải nhỏ xíu và phải có thứ gì đó mằn mặn, hoặc bánh mì lúa mạch đen, để nhấm nháp sau đó," cô nói.

"Uống vodka xong rồi ăn miếng bánh kem chẳng hạn, là hỏng bét."

"Mà," Ward nói thêm, "không dùng kèm bất kỳ gì sau đó thì cũng không ổn!"

Rượu đương nhiên là phải ướp thật lạnh; như vậy lúc rượu đi qua cổ họng sẽ êm hơn. "Vodka không phải là thứ để bạn nhấp từng ngụm để thưởng thức hương vị," Bayliss nói.

Vậy tại sao mọi người uống vodka? Mẹ của Bayliss cười. "Là bởi sau đó ta sẽ có cảm giác nóng toàn thân!"

Nghi thức uống vodka kiểu Nga là truyền thống được gìn giữ theo thời gian

Cảm giác nóng khắp người chính là cảm giác đầu tiên của tôi khi lần đầu thực hiện nghi thức hít bánh mì Nga.

Bà Ward là mẹ của Marsha, bạn thân của tôi.

Thời còn là những đứa trẻ ngang bướng, Marsha và tôi rất thích tham dự các buổi tụ tập mà bà tổ chức sau mỗi chuyến đi công tác từ Nga về, bàn ăn có rượu mang từ nước ngoài về, dưa muối chua và bánh mì đen.

Chúng tôi thích nhìn bà Ward và những vị khách cười nói, kể những giai thoại dị thường khó tin, và quan trọng nhất là được nhấm nháp đồ ăn nhẹ ngay sau khi uống cạn những ly vodka.

Lúc những vị khách đã nhấm nháp tương đối đủ đồ ăn - nhưng bánh mì vẫn tiếp tục được nướng - thì họ sẽ hít bánh mì sau khi uống vodka, thay vì ăn nó. Chúng tôi đã rất kinh ngạc trước cảnh đó.

Hai thập kỷ sau, tôi lại bắt gặp nghi thức này trên một chương trình truyền hình được chiếu trong "giờ vàng". Trong một tập của loạt phim House of Cards phát trên Netflix, tổng thống Nga ăn tối với tổng thống Mỹ và trình diễn cách uống vodka kiểu Nga - chỉ hít ngửi bánh mì.

Đó là một cảnh phức tạp, nặng tính trình diễn trong chương trình truyền hình chứ không hẳn là đúng như trong thực tế ("Chả ai làm thế với khách sang cả!" bà Ward la lên), nhưng khán giả nghe rõ âm thanh hít thở mạnh.

Các bài báo bình luận về tập phim thì cho rằng hít bánh mì để hả bớt hơi rượu và làm cân bằng vị vodka, trong khi muối và axit trong món dưa chua của Nga - giống như món dưa mà bà Ward bày trên bàn ăn - thì giúp trung hòa rượu.

Helena Bayliss: "Rượu vodka cần để lạnh, ly phải nhỏ xíu và phải có đồ mồi mằn mặn để nhắm"

Nhưng theo Ward và bạn bè của bà thì nghi thức hít bánh mì không chỉ đơn thuần là để chống say rượu mà còn có tác dụng giao tiếp xã hội; bằng cách ăn hoặc ngửi bánh mì sau khi uống vodka, bạn chứng tỏ rằng bạn uống vodka đâu phải để say mèm.

"Nếu không có thứ gì để nhắm cùng vodka, như một miếng bánh mì mặn hoặc một ít cá trích, hoặc, hay hơn cả, là trứng cá muối, thì bạn hãy hít ngửi", Bayliss nói. "Điều đó mang ý nghĩa biểu tượng."

Ward đồng ý: "Việc hít ngửi chỉ xảy ra nếu bạn quá nghèo, không có thức nhắm thích hợp." Hoặc tất nhiên là khi bạn đã quá no rồi. Thật vậy, nếu bạn chỉ có một ít bánh mì cho buổi tụ tập, thì bạn sẽ chuyền nó quanh bàn để mỗi vị khách có thể lần lượt hít ngửi nó.

Nhưng nếu thậm chí không có cả bánh mì? "Bạn hãy hít ngửi tay áo!"

Thế là chúng tôi uống lượt vodka đầu tiên của bữa tiệc: Misha lịch lãm nâng ly chúc mừng, vodka lạnh băng trượt êm dịu xuống và chúng tôi nhắm kèm với miếng bánh mì đen lớn phết bơ. Nhiều lượt uống nối tiếp, vô cùng hoan hỉ, mỗi người chúng tôi xé một mẩu bánh mì và hít ngửi ngon lành.

Có những quy tắc kiên định về cách thức uống vodka ở Nga. Nhưng một điều quan trọng không kém là lý do để uống vodka. Ở Nga, uống vodka là một hoạt động xã hội tuyệt vời; các bữa tiệc của người Nga diễn ra xung quanh bàn ăn, và uống rượu nên là một hoạt động nhóm, chả vui thú gì khi uống một mình.

Các món ăn nhẹ (zakuski) bày sẵn trên bàn tiệc là để cùng chia sẻ cho tất cả mọi người, và bạn phải tự lấy mà dùng, không chờ đợi để được mời mọc phục vụ. Bà Ward thậm chí còn chia sẻ một giai thoại của Nga về hai điệp viên Mỹ uống vodka; vỏ bọc của họ bị thổi bay chỉ vì thực tế họ đã uống mà không nhấm nháp zakuski.

Sau đó, đến tiết mục nói những lời chúc tụng. Misha có vẻ phấn khích và nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc chúc tụng. "Khi uống, bạn cần phải chuyện!" ông nói. "Không giống như ở Anh, nơi mọi người ngồi im một góc. Chúng ta ngồi với nhau cơ mà! Vì vậy, cần phải có một cái gì đó cho tất cả mọi người cùng làm. Điều đó giúp mọi người cảm thấy rằng họ là một nhóm đoàn kết."

Ở nước cộng hòa Georgia thuộc Liên Xô cũ, nghi thức phát biểu những lời chúc mừng là những công việc phải chuẩn bị kỹ lưỡng, đến mức phải thuê các công ty chuyên nghiệp thực hiện.

Ngược lại, cách thể hiện chúc mừng của người Nga rất đơn giản - chỉ cần có ý tưởng là được. Ngày hôm đó, những lời chúc mừng nhiệt thành đã được tung hô trong cuộc gặp gỡ của chúng tôi, chúc mừng những người phụ nữ xinh đẹp trong bữa tiệc và chúc mừng vì sức khỏe của Nữ hoàng Anh.

Misha bắt nhịp các lời chúc và mọi người hô theo "hãy lên đường", giống như nhà du hành vũ trụ Yuri Gagarin đã hô khi tàu của ông được phóng lên năm 1961.

Rõ ràng, người Nga có một niềm say mê sâu sắc với vodka. Ngay cả tên của thức uống này cũng rất đáng yêu - 'voda' có nghĩa là nước, và vodka là rút gọn của 'tiểu thuỷ', nàng nước bé nhỏ.

Nhưng uống vodka ở Nga cũng có mặt tiêu cực. Trong lịch sử, nạn nghiện rượu lan tràn ở Nga, và vodka (hoặc bất cứ thứ gì bạn có trong tay) đã trở thành một lối thoát tiêu cực khỏi sự khắc nghiệt của cuộc sống hàng ngày. "Như là địa ngục ở Liên Xô vậy," bà Ward nói.

Các vị khách dự bữa tiệc Nga được khuyến khích tự nhiên nhấm nháp đồ ăn nhẹ giữa các lần uống vodka

Thật vậy, trước khi Bayliss lấy chồng người Anh rồi Misha và Anna chuyển đến Anh để sống cùng cô, Misha làm công việc mang tính "mật" khiến ông không được ra khỏi nước Nga.

"Chúng tôi đã quen với cách sống này, dù rằng không phải là ổn," Misha nói về cuộc sống của họ ở Nga thời Liên Xô. "Chúng tôi thường xuyên nghe đài BBC, đài Tiếng nói Hoa Kỳ và chúng tôi biết ở đó có một cuộc sống khác. Nhưng, bạn đã sinh ra ở đây, vì vậy bạn biết rằng bạn không thể đi bất cứ nơi nào." Anna gật đầu đồng ý. "Điều đó giống như mơ về những điều không thể."

Hai vợ chồng nhà Ivanov kể những câu chuyện về sự túng thiếu của người dân và đặc quyền đặc lợi của đảng mà không hề thêm bớt cường điệu hay bi kịch hoá.

"Bạn có tất cả mọi quyền, hoặc bạn không có chút quyền nào cả," Anna nói. "Bạn cần phải đi mua rồi trả tiền cho món nào đó? Bạn sẽ thấy ngay lợi ích tác dụng của đảng. Bạn đến cửa hàng nhưng không mua được bất kỳ đôi giày nào, thế nhưng lại có cửa hàng đặc biệt dành riêng cho các quan chức của đảng và các quan chức KGB."

Bất chấp những ký ức buồn này, vẫn còn đó sự ấm áp tuyệt vời đối với các truyền thống Nga mà chúng ta đã chia sẻ tại bàn ăn ngày hôm nay, từ hành động nâng ly cùng nhau chúc mừng cho đến kể lại những giai thoại và những trò đùa hài hước của người Nga xưa.

"Có người mang món cá trích đến dự một bữa ăn tối," bà Ward kể chuyện vui, "khi bà chủ nhà mở chúng ra thì chúng cũ đến mức không còn ăn được nữa. Và người đã mang chúng đến nói, 'Tôi rất xin lỗi vì quý vị đã hiểu sai - đây không phải là cá để ăn, mà là để biếu!"

Theo truyền thống của người Nga, mọi người phải trò chuyện trong khi uống

Đã đến lúc cho một màn chúc tụng khác, và Misha đứng lên phát biểu trang trọng - những lời này dành tặng những người bạn vắng mặt.

Rượu vodka được nâng lên uống, những mẩu bánh mì được cầm lên ăn và nĩa xiên vào cá mặn. Mọi người quanh bàn tiệc đều đỏ hồng đôi má và lấy làm mãn nguyện.

Khi trời chiều chuyển sang chạng vạng tối, Misha nhận xét một cách nghiêm túc: "Vodka giống như một con dao. Nó không tốt nhưng nó cũng chẳng tồi. Bạn có thể làm bất cứ điều gì với một con dao. Cắt thịt, cắt bánh mì - mà với một con dao chuyên dụng thì bạn có thể thực hiện ca phẫu thuật. Nhưng một con dao cũng có thể giết người; đâu thể đổ lỗi cho con dao."

Ông ngưng một chút. "Vodka cũng vậy thôi. Đó là một loại thức uống, không xấu và cũng chẳng tốt. Nếu bạn biết, hẳn bạn sẽ phân biệt được. Tất cả đều sẽ ổn."

Sophie Harris
BBC Travel
Link tiếng Anh: