Saturday, February 20, 2021

SỰ THẬT CHẤN ĐỘNG ĐẰNG SAU NGÀNH CÔNG NGHIỆP MỸ PHẨM

Đằng sau ngành công nghiệp mỹ phẩm lợi nhuận hàng trăm tỷ đô là một câu chuyện đáng buồn tại một ngôi làng nhỏ xa xôi hẻo lánh ở Ấn Độ, trẻ em đang bán mạng sống để làm mỹ phẩm.

Bột son môi mica -Hình Internet

Sáng nào cũng vậy, cô bé Pooja Bhurla đều thức giấc bên cạnh người bà của mình trên chiếc chõng đan sơ sài nằm bên trong căn phòng khách chật chội của gia đình. Em không than phiền khi phải nằm ngủ ngay bên cạnh bầy dê lèo tèo vài con, vì ở tuổi 11, em nghĩ rằng mình nên chia sẻ chỗ ngủ với cả vật nuôi trong nhà.

Cô bé Pooja Bhurla ​cùng rất nhiều trẻ em khác phải ra hầm mỏ làm việc để kiếm cái ăn.

Pooja mặc vào người chiếc đầm màu xanh lá thêu thùa hoa văn cùng chiếc quần legging màu vàng cũ nát, trùm một chiếc khăn choàng màu hồng tươi sáng lên vai, và xỏ cặp chân đen đủi vào đôi dép tông ám màu bụi đất. Thỉnh thoảng, em sẽ giúp quét nhà hoặc trông nom hai cậu em trai nhỏ, nhưng hầu như mỗi buổi sáng, em đều phải thức dậy sớm và đi cùng bố đến khu mỏ trong làng.

Hai bố con Pooja cuốc bộ trên con đường làng bụi bặm, nơi ngay cả đất dưới chân cũng sáng lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời, vì xen lẫn trong đất là một nguồn tài nguyên vô giá được hình thành từ hàng trăm năm qua: mica.

Càng đến gần khu mỏ, những hạt bụi lấp lánh càng dày đặc và nếu nhìn kỹ, người ta sẽ thấy cả những mảnh mica lớn chưa khai thác thấp thoáng đó đây. Đợi thêm một lát, họ sẽ thấy những đứa trẻ trồi lên khỏi những cái lỗ trên mặt đất, mình mẩy lấm lem, đến mỏ làm việc còn sớm hơn cả Pooja.

Bụi mica lẫn trong đất sáng lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời.

Những hầm mỏ sâu hoắm và chật hẹp chỉ có trẻ em mới chui lọt.

Mọi thứ trong hầm dùng để khai thác mica đều rất thô sơ.

Pooja cùng các bạn của mình, những đứa trẻ có khi chỉ được 5 tuổi, sẽ ở ngoài mỏ suốt cả ngày. Các em sẽ thay phiên nhau chui vào những đường hầm chật hẹp, dùng cuốc đục vào lòng đất rồi hốt mớ đất đá lấp lánh ấy cho vào những chiếc giỏ mây mang ra ngoài.

Sau đó từng giỏ đất lần lượt được trút lên một chiếc rây lớn đặt ở ngoài bãi, nơi có vài đứa trẻ khác ngồi sàng lọc và lựa ra những cục mica thô sơ để riêng ra một bên. Không một đứa trẻ nào được trang bị đồ bảo hộ lao động.

Nếu may mắn, chỗ mica ấy sẽ giúp Pooja kiếm được 20-30 rupee (khoảng 6.000-10.000 đồng) mỗi ngày, một số tiền quá ít ỏi so với công sức và thời gian em bỏ ra. Thế nhưng công việc này đâu phải chỉ khiến em bỏ học không thôi.

Nếu hầm mỏ sập xuống, em sẽ có nguy cơ bị chấn thương, tàn tật, hoặc tệ hơn nữa là chết. Pooja thừa biết điều đó, ngay cả đôi bàn tay đầy sẹo của em cũng nhắc nhở em điều đó mỗi ngày, vì chính mắt em đã trông thấy một cậu bé bị chôn vùi trong hầm và ra đi mãi mãi.

Pooja phải khai thác mica bằng những công cụ rất thô sơ.

Đứa trẻ 11 tuổi như em phải vận dụng toàn bộ sức lực để làm việc.

Mỗi ngày, có khoảng 22.000 đứa trẻ giống như Pooja phải bán mạng làm việc tại các hầm mỏ mica nằm ở hai bang lân cận là Jharkhand và Bihar, cách thủ đô New Delhi 12 giờ đi tàu hỏa, nơi chứa những kho tàng mica màu mỡ nhất trên đất nước Ấn Độ.

Nhưng Pooja cùng các bạn của mình có biết chỗ mica ấy sẽ được đưa đi đâu hay làm gì sau khi đã bán chúng cho các thương lái không? Câu trả lời là không. Cô bé chỉ biết rằng đó là cách duy nhất để kiếm cái ăn cho gia đình mình.

Vào thời xa xưa, mica được người dân Ấn Độ khai thác để làm đồ trang trí, nhưng hiện tại, nó đã trở thành chất liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, nơi những thương hiệu hàng đầu thế giới dễ dàng thu về lợi nhuận hàng chục cho đến hàng trăm tỷ đô mỗi năm.

Mica lẫn trong đất được sàng lọc.

Rồi được chọ lựa ra để riêng.

Nó là “nồi cơm” của cả một cộng đồng.

Những đôi tay trẻ em đen đủi và sần sùi vì lao động.

Sau khi được mua lại từ Pooja và những đứa trẻ khác trong làng, chỗ mica nói trên sẽ được các thương lái bán cho các nhà xuất khẩu, họ sẽ phân phối chúng cho nhiều nhà sản xuất ở các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc.

Mica thô sau đó sẽ được nghiền nát để tạo thành những thứ bột tinh xảo lấp lánh, cung cấp cho các công ty mỹ phẩm trên thế giới để làm nguyên liệu tạo ra những sản phẩm phấn mắt, phấn má hồng, son môi lấp lánh, thậm chí còn xuất hiện cả trong kem đánh răng.

Được liệt kê trong danh sách thành phần với cái tên mica, potassium aluminium silicate hay CI 77019, sản phẩm làm đẹp có chứa mica sẽ mang một vẻ lấp lánh sang trọng mà những bột tạo bóng làm từ nhựa thông thường không thể có được.

Hiện tại có đến 60% lượng mica chất lượng cao được dùng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm có xuất xứ từ Ấn Độ, và 70% trong số đó được khai thác từ các hầm mỏ bất hợp pháp, nơi trẻ em bị bóc lột sức lao động với đồng lương rẻ mạt đã trở thành cảnh tượng quá đỗi bình thường.

Mica thô sẽ được xay thành bột để tạo độ lấp lánh cho mỹ phẩm.

Ngày càng có nhiều người tìm đến các loại mỹ phẩm lấp lánh đắt tiền nhưng ít ai biết xuất xứ vô nhân đạo của chúng.

Mica nhân tạo hoặc bột tạo bóng làm từ nhựa không thể đẹp được như thế này.

Vì không có việc làm nào khác, nhiều gia đình tại những vùng quê nghèo đói chỉ có một lựa chọn duy nhất là làm việc tại hầm mỏ mica, và bắt con cái của họ cũng làm việc cùng để kiếm thêm thu nhập. Ở đó, bụi đất có thể gây ra bệnh tật, lở loét, nhiễm trùng, nhưng nếu nó đem đến miếng ăn cho gia đình thì đó không phải là vấn đề mà họ lo ngại.

Vài năm trước, cô bé Surma Kumari (11 tuổi) cùng chị gái Lakmi (14 tuổi) đang đào bới trong hầm mỏ thì căn hầm bất ngờ sụp xuống. Surma bị đè dưới một tảng đá, còn Lakmi thì bị vùi bên dưới một núi đất. Khi nghe tin, bố mẹ hai em liền tức tốc chạy từ làng vào mỏ nhưng khi họ đến nơi, Lakmi đã tử vong. Người ta không thể kéo xác em ra trong suốt một tiếng đồng hồ.

Gia đình ông Kishar Kumari đã bị mất một đứa con gái vì sập hầm mỏ.

Đứa con gái còn lại thì trên người đầy sẹo và sống trong cảnh tàn tật.

Một năm sau đó, Surma vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề từ vụ tai nạn. Em bị vỡ cả hai bàn chân, một chân bị gãy, xương sống bị thương nghiêm trọng. Bố em phải vay tiền để chạy chữa, và cô bé trải qua 6 tháng nằm liệt giường.

Hiện tại một chân của em dài hơn chân còn lại, và em không thể chạy nhảy hay chơi đùa, chỉ đi lại cũng khiến em đau đớn. Em đã ngừng làm việc tại hầm mỏ và đến trường, nhưng em không biết đó có phải điều tốt đẹp với gia đình mình không.

Bố của Surma, ông Kishar Kumari, cho biết tai nạn chết người tại các hầm mỏ đã trở nên quen thuộc đến nỗi các thương lái nắm quyền kiểm soát các hầm mỏ khu vực xem việc đền mạng là vô cùng rẻ rúng. Ông nói:

“Với mỗi người chết, họ sẽ đền 30.000 rupee (khoảng 10 triệu đồng). Chỉ thế thôi, họ không làm gì cả để bảo đảm an toàn.”

Hai tỉnh Jharkhand và Bihar là những nơi có tài nguyên mica phong phú nhất.

Đây cũng là hai tỉnh người dân nghèo đói vô cùng, không có việc gì khác để làm.

Trong một cuộc điều tra vào năm 2016 của hãng Reuters, người ta phát hiện có rất nhiều trẻ em bỏ mạng tại các hầm mỏ, và hầu hết đều bị chính quyền địa phương che đậy. Ước tính mỗi tháng có từ 10 đến 20 ca tử vong, theo lời của những người làm việc ở hầm mỏ.

Kishar không thấy cảnh sát ghi báo cáo cho cái chết của con gái mình, và cũng không có hình phạt nào dành cho các thương lái. Mọi thứ nhanh chóng trở lại quỹ đạo bình thường của nó.

Tất nhiên, khi câu chuyện này được đưa ra ánh sáng, đã có một vài công ty mỹ phẩm quyết định chấm dứt hợp đồng với nhà cung cấp mica và chuyển sang sử dụng mica nhân tạo, vì họ không thể biết được mica mà họ sử dụng có được khai thác từ sức lao động trẻ em hay không.

Nhưng điều đó có đồng nghĩa với việc chấm dứt nạn lao động trẻ em bất hợp pháp ở Ấn Độ hay không? Nó không hề đơn giản như việc chui ra khỏi hầm mỏ và đi về nhà như những công ty nói trên tưởng tượng.

Nếu như ngừng khai thác mica thì cuộc sống của những người dân nghèo khổ như người mẹ này sẽ ra sao?

Thứ khoáng chất lấp lánh này hiện tại vẫn là phương tiện kiếm ăn duy nhất của cả một cộng đồng.

Những gia đình như của Pooja hay ông Kishar sẽ rơi vào đói khổ nếu không có việc làm. Ngừng khai thác mica sẽ đẩy cả một cộng đồng vào chỗ nghèo đói. Ngay cả những người lớn làm việc tại các hầm mỏ cũng đồng ý với điều đó, vì họ không biết việc gì khác để làm.

“Ở đây không có công việc nào khác,” Kishar cho biết. “Khi anh bị đói, anh không còn cách nào khác. Chúng tôi cũng phải chăm sóc cho các con mình nữa. Chúng tôi sẽ lấy gì cho chúng ăn đây?”

Những đứa trẻ nghèo như cô bé này có lẽ vẫn sẽ phải chui vào các hầm mỏ mica mỗi ngàymà không biết đến khi nào mới được nghỉ ngơi, học hành và vui chơi.

Ông Kishar bày tỏ nguyện vọng sẽ được tạo điều kiện làm việc trong một môi trường an toàn hơn, và với mức lương cao hơn. Thế nhưng trong bối cảnh mà tất cả những bên có liên quan trong đường dây sản xuất và phân phối mica thu mua từ những người nông dân nghèo khổ như ông đều thu được lợi nhuận khổng lồ, thì nguyện vọng của ông có được đáp ứng hay không, chúng ta sẽ không bao giờ biết. Chỉ biết rằng những đứa trẻ như con ông sẽ vẫn còn tiếp tục mò mẫm trong những hầm mỏ mà một khi đã đặt chân vào, không ai biết chúng có quay trở ra được hay không.

Ảnh: refinery29
Nguồn: Yan



What are Cosmetic Grade Micas?

The term Mica is the name for a group of natural occurring minerals. Although Micas are found in nature, the Mica powders that are certified for cosmetic use are crushed, purified, or refined to make them safe for use on skin.

The addition of Titanium Dioxide as well as Iron Oxides and Ultramarines are what gives us the multitude of colours and shades of Micas. They also can have varying degrees of light reflecting properties. Micas can be completely matte, opalescent/shimmery, or sparkling; those with shimmer effects are also called glitters.

Micas can be used in lipsticks, lip balms, rouges, foundations, eye shadows, eyeliners and mascaras. Please note that the mica you are using in your cosmetic is safe for eye and lip application. Micas can also be used to colour soaps and candles. All our micas are packaged in zip-top bags; for your convenience, you may wish to order jars to store your mica.


Mica blog-Internet

No comments: