Thursday, December 30, 2021

HỌC SINH NHẬT BẢN: DƯỚI 10 TUỔI KHÔNG CẦN THI CỬ, NHÂN PHẨM QUAN TRỌNG HƠN THÀNH TÍCH

Định hướng là mấu chốt quyết định thành công của mọi vấn đề, cũng tựa như làm người, ta chọn thiện lương hay tài trí, chọn của cải tiền tài hay đạo đức. Nước Nhật đã chọn nhân phẩm thay vì thành tích để giáo dục trẻ nhỏ.


Hãy xem 6 đặc điểm hệ thống giáo dục Nhật Bản đào tạo trẻ em.

1. Lễ độ quan trọng hơn thành tích

Đối với học sinh tiểu học Nhật Bản, trẻ em dưới 10 tuổi đi học không cần phải thi cử, chỉ có hình thức trắc nghiệm nho nhỏ mà thôi.

Người Nhật cho rằng không thể lấy thành tích học tập của trẻ ở trường để đánh giá học sinh. Điều quan trọng chính là bồi dưỡng lễ độ cho trẻ nhỏ để các em có nền tảng vững chắc phát triển nhân phẩm sau này. Học cách tôn trọng người khác, hoà mình với thiên nhiên, thiện lương nhân hậu đối đãi mọi người mới là điều mấu chốt.
 
2. Trường học không có nhân viên vệ sinh hay tạp vụ

Trong các trường học tại Nhật Bản, hầu như rất ít trường học có nhân viên vệ sinh. Các trường học đều để học sinh tự làm. Mục đích chính là để các em có tính tự lập, trách nhiệm và bồi dưỡng tinh thần giúp đỡ lẫn nhau. Điều quan trọng hơn nữa chính là dạy cho các em biết trân quý môi trường sinh sống của mình.

Trong các trường học tại Nhật Bản, hầu như rất ít trường học có nhân viên vệ sinh. Các trường học đều để học sinh tự làm. (Ảnh: Shutterstock)

3. Xem trọng bữa ăn dinh dưỡng, bữa ăn trưa

Tại Nhật Bản, trong tất cả các trường học từ trung học trở xuống, bữa ăn trưa tại trường đều được các đầu bếp có chuyên môn đạt chuẩn thực hiện, rau củ quả và các thức ăn đều được kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt trước khi đưa vào chế biến, đảm bảo học sinh ăn vào có đầy đủ dinh dưỡng và an toàn khỏe mạnh.

4. Học thư pháp truyền thống và thơ ca

Không thể quên đi văn hoá tốt đẹp của truyền thống, tại trường học vẫn còn bảo lưu những giá trị tinh hoa của văn hoá xưa.

Như vậy, ngoài việc có thể bảo tồn và truyền thừa văn hoá truyền thống còn có thể giáo dưỡng tâm thái cho trẻ tôn trọng văn hoá của dân tộc.

5. Tỷ lệ học sinh vắng mặt chỉ chiếm 0.01%

Học sinh Nhật Bản hiếm khi nghỉ học hoặc đi muộn. 90% học sinh khi đến lớp đều chú ý nghe giảng, không phân tâm làm việc khác. Kỳ thực điều này cũng là một loại phong thái cần được giáo dưỡng từ bé, thầy cô cần phải bỏ công sức rất nhiều mới làm được.

Học sinh Nhật Bản hiếm khi nghỉ học hoặc đi muộn. 90% học sinh khi đến lớp đều chú ý nghe giảng, không phân tâm làm việc khác. (Ảnh: Shutterstock)

6. Lựa chọn nghiêm ngặt đầu vào đại học

Trên thực tế, tỷ lệ học sinh đạt chuẩn được thi vào đại học ở Nhật chỉ chiếm 70% – 80%. Đối với người Nhật, họ không chấp nhận những học sinh không đủ năng lực tiếp tục học tiếp lên đại học mà để cho các em sớm bước vào xã hội để trưởng thành thêm. Không đủ tiêu chuẩn lại để cho họ tiếp thì chỉ có lãng phí thời gian và tiền của, chi bằng bước vào đời sớm hơn vẫn là tốt nhất cho cả hai, nhà trường và học sinh.

Nguồn: ntdvn