Loài thực vật kỳ lạ đâm chồi nảy mầm sẽ khiến băng tuyết tan thành nước
Bắp cải chồn hôi sinh nhiệt làm tan lớp băng tuyết xung quanh. (Ảnh: WK).
Đây cũng chính là một trong những thực vật đầu tiên xuất hiện vào mùa xuân khi tuyết mùa đông chưa kịp tan. Sự đặc biệt của loài thực vật này ở chỗ khi cây đâm chồi nảy lộc và bắt đầu ra hoa, nó sẽ làm tan chảy lớp băng tuyết phủ xung quanh.
Nhiệt lượng cần thiết làm tan tuyết không phải do mặt trời gây nên mà từ cây tạo ra. Hay nói cách khác, "bắp cải chồn hôi" là một trong số rất ít loài thuộc Vương quốc thực vật có khả năng sinh nhiệt hiếm gặp.
Hoa ngựa thối cũng là thực vật sinh nhiệt đồng thời tỏa mùi hương khó chịu. (Ảnh: WK).
Thực vật sinh nhiệt còn được tìm thấy có một số hoa có nguồn gốc cổ xưa. Có thể kể tới như hoa ngựa thối, khoai tượng... Những loại cây này có thể phát ra nhiệt lượng thậm chí lớn hơn so với động vật có vú và tốc độ sinh nhiệt của chúng càng nhanh hơn trong môi trường càng lạnh.
Trong một thí nghiệm, khi nhiệt độ ngoài trời là 15 độ C, bắp cải chồn hôi có khả năng duy trì nhiệt độ cao hơn 9 độ C tức là ở ngưỡng 24 độ C. Nhưng khi nhiệt độ giảm sâu xuống -15 độ C, loài thực vật này sẽ có nhiệt độ cao hơn từ 15 đến 30 độ C.
Hoa của bắp cải chồn hôi nở vào mùa hè. (Ảnh: WK).
Một loài khác cũng có thể điều chỉnh nhiệt độ hoa của nó. Đó là hoa sen châu Á. Các phép thử cho thấy ngay cả khi nhiệt độ môi trường xuống mức 10 độ C, loại hoa này vẫn giữ nhiệt ở ngưỡng 30 - 36 độ C. Cây trầu bà tay Phật có hoa luôn ở mức nhiệt 30 đến 36 độ C dù nhiệt độ ngoài trời có thể hạ xuống 4 độ C.
Một loại khác là hoa ngựa chết tỏa ra thứ mùi rất khó chịu và có khả năng tự sinh nhiệt cao hơn nhiều so với các loài thực vật khác.
Hiện tượng sinh nhiệt ở thực vật đang mất dần. (Ảnh: WK).
Theo các nhà nghiên cứu, hiện tượng hoa tự sinh nhiệt đã xuất hiện khoảng 200 năm về trước. Nhưng gần đây, giới nghiên cứu mới bắt đầu tìm ra cơ chế hóa sinh của nó. Nhiệt năng được sinh ra từ các ty thể - nơi chuyển hóa các chất hữu cơ thành năng lượng tế bào có thể sử dụng.
Bắp cải chồn hôi mọc xuyên qua băng
Với các nhà sinh vật học, cây sinh nhiệt còn tỏa nhiệt để hỗ trợ việc thụ phấn. Nhờ nhiệt lượng đã giúp mùi hương của hoa lan rộng hơn, qua đó, giúp côn trùng thụ phấn dễ tìm thấy cây ở vị trí xa. Bên cạnh đó, cây sinh nhiệt cũng hấp dẫn côn trùng thích sự ấm áp.
Mặc dù vậy, với những loài côn trùng thích mật hoa hay phấn hoa, chúng lại không ưa phương pháp sinh nhiệt. Bởi vậy, tính năng tự sinh nhiệt của thực vật ngày càng mất dần.
Quốc Việt
Theo Apt/ WK
Link tham khảo:
No comments:
Post a Comment