Bảo tàng Stille Nacht, Hallein hiện vẫn còn lưu giữ, trưng bày cây đàn guitar được dùng để trình diễn 'Silent Night, Holy Night' đêm 24/12/1818 bởi Josef Mohr và Franz Xaver Gruber, người phổ nhạc cho bài thơ.
Người ta hay truyền tai nhau rằng một chú chuột đã phá đàn organ, nhạc cụ chính trong buổi lễ và họ buộc phải dùng guitar như một nhạc cụ thay thế. Tuy nhiên các sử gia tin là con chuột và chiếc organ hỏng chỉ là huyền thoại và ca khúc này vốn là để chơi với guitar.
Silent Night nhanh chóng lan rộng khắp châu Âu và Hoa Kỳ. Bài hát được ca giữa các chiến hào trong Đệ Nhất thế chiến. Và với nhiều người, nó là một phần không thể thiếu của Giáng sinh.
Silent Night, đây được xem là một trong những thánh ca lâu đời nhất, do một cha xứ người Áo viết năm 1817. Xác định sự ra đời của ca khúc này là cả một sự tranh cãi kéo dài… mãi cho đến năm 1995, khi người ta tìm được bản chép tay của bài nhạc thì tác giả mới chính thức được công nhận, đó là linh mục nghèo mang tên Joseph Morh với phần soạn nhạc của một thầy giáo trường làng Franz Gruber.
Hơn 40 năm sau đó, 1895 ca khúc này được linh mục John Young dịch sang tiếng Anh và bài hát nhanh chóng đến với công chúng, nhất là trong kỳ Đệ Nhất Thế Chiến, quân đội của cả 2 bờ chiến tuyến Anh và Đức đều có thể hát được theo 2 ngôn ngữ riêng.
Người ta nói rằng, những giai điệu thiêng liêng, trong trẻo ngân vang như tiếng thở đêm đã phần nào xoa dịu nỗi đau thể xác của binh lính khi đó… Giờ đây, 200 năm sau, Silent Night đã được dịch ra hơn 140 thứ tiếng và bản gốc đã được tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2011.
Theo: Bao Mai