Trên bầu trời thị trấn nội địa Lajamanu của Úc gần đây đã bất ngờ rơi xuống một trận “mưa cá”. (Ảnh minh họa: justart7/ Shutterstock)
Theo báo cáo của Tập đoàn Truyền thông Úc (Australian Broadcasting Corporation) ngày 21/2, tại Lajamanu một thị trấn nhỏ của Lãnh thổ phía Bắc nước Úc, nằm ở rìa phía bắc sa mạc Tanami, cách Katherine khoảng 560 km, đã xảy ra một cảnh tượng vô cùng kỳ lạ. Người dân địa phương cho rằng đó là “một món quà từ Chúa.”
Vào ngày 19/2, sau khi thị trấn bị tấn công bởi một cơn bão, những trận mưa xảy ra liên tục. Cư dân địa phương phát hiện ra rằng thực sự có những con cá nhỏ từ trên trời rơi xuống cùng với nước mưa.
Uỷ viên hội đồng địa phương, ông Andrew Johnson Japanangka, cho biết: “Khi nhìn thấy một cơn bão tiến về địa phương, chúng tôi nghĩ rằng trời sẽ chỉ có mưa, nhưng ngay sau khi trời vừa mưa, chúng tôi nhìn thấy những con cá cũng rơi xuống theo.”
Ông Japanangka cho biết, những con cá này có kích thước ít nhất bằng hai ngón tay. Tất cả đều còn sống trong khi đã rơi với độ cao như thế xuống đất. Một số nằm rải rác trên các mái nhà, một số rơi xuống vũng nước, và một số nằm trên mặt đất, tuy nhiên tất cả đều vẫn còn sống và đang quẫy đạp.
“Nhiều trẻ em cảm thấy vô cùng thú vị với điều này, chúng nhặt những con cá rồi cho vào chai hoặc lọ,” ông nói.
Mặc dù đây không phải là lần đầu tiên ông Japanangka nhìn thấy cảnh tượng như vậy, nhưng khi chứng kiến ông vẫn bị sốc: “Đó là điều tuyệt vời nhất mà chúng tôi từng thấy. Tôi nghĩ đó là một phước lành từ Chúa.”
Theo các báo cáo, cảnh tượng “mưa cá” tương tự cũng đã từng xảy ra ở Lajamanu vào những năm 1974, 2004 và 2010.
Cô Penny McDonald, một cư dân thủ đô Alice Springs cũng từng chứng kiến vụ việc “mưa cá” giống vậy khi sống ở Lajamanu vào giữa những năm 1980.
Cô ấy nói rằng, đó là vào một buổi sáng khi cô đang làm việc tại trường học, cô nhìn thấy con đường đất bên ngoài đầy cá. Chúng đều là những con cá nhỏ nhưng số lượng rất nhiều.
Vào mấy ngày trước, khi cô đề cập lại cảnh tượng kỳ lạ năm đó với một người bạn, họ đều vẫn còn nhớ rất chính xác.
Các chuyên gia thời tiết cho biết, những dị tượng trên có thể được gây ra bởi một luồng gió mạnh, chẳng hạn như cơn lốc xoáy sẽ hút nước và cá từ một con sông, sau đó hất văng chúng đi xa hàng trăm km.
Theo các báo cáo, cảnh tượng “mưa cá” tương tự cũng đã từng xảy ra ở Lajamanu vào những năm 1974, 2004 và 2010.
Cô Penny McDonald, một cư dân thủ đô Alice Springs cũng từng chứng kiến vụ việc “mưa cá” giống vậy khi sống ở Lajamanu vào giữa những năm 1980.
Cô ấy nói rằng, đó là vào một buổi sáng khi cô đang làm việc tại trường học, cô nhìn thấy con đường đất bên ngoài đầy cá. Chúng đều là những con cá nhỏ nhưng số lượng rất nhiều.
Vào mấy ngày trước, khi cô đề cập lại cảnh tượng kỳ lạ năm đó với một người bạn, họ đều vẫn còn nhớ rất chính xác.
Các chuyên gia thời tiết cho biết, những dị tượng trên có thể được gây ra bởi một luồng gió mạnh, chẳng hạn như cơn lốc xoáy sẽ hút nước và cá từ một con sông, sau đó hất văng chúng đi xa hàng trăm km.
Tiến sĩ Michael Hammer cho biết đây không phải là lần đầu tiên điều này xảy ra. ( Tin tức ABC: Gabrielle Lyons )
Ông Michael Hammer, giám đốc Bảo tàng và Phòng trưng bày Nghệ thuật Lãnh thổ phía Bắc, người đã tham gia tìm hiểu về những hiện tượng như trên cho biết: Đa số trong các trường hợp, khi người dân đến hiện trường sau cơn mưa đều nhìn thấy cá đang vùng vẫy tán loạn trong các vũng nước lũ, nhưng không loại trừ khả năng cá bị bão cuốn vào và đi tới những nơi khác.
Nhà ngư học Jeff Johnson làm việc tại Bảo tàng Queensland Museum đã chỉ ra rằng loài cá xuất hiện cùng cơn mưa ở Lajamanu lần này là spangled grunter, một trong những loài cá nước ngọt phổ biến nhất ở Úc.
Mọi người không chỉ cảm thấy kinh ngạc bởi những cơn “mưa cá” tại nước Úc xinh đẹp, mà trên thế giới trong nhiều thập kỷ qua cũng đã từng xuất hiện những cơn mưa “kỳ dị” khác.
Vào ngày 7/6/2005, có hàng nghìn con ếch đổ xuống thị trấn Odzaci, nằm ở tây bắc Serbia. Nhà khí hậu học Slavisa Ignjatovic mô tả rằng hiện tượng này có thể là vì những cơn gió mạnh kèm theo cơn bão cuốn lũ ếch tới đây.
Và tại nước Úc vào năm 2015, cũng đã từng chứng kiến một cơn “mưa nhện” khi có hàng triệu con nhện từ trên trời rơi xuống khu vực Nam Tablelands, sau đó chúng phủ kín một vùng trời bằng mạng nhện của mình.
Hay hiện tượng những đám giun lớn rơi xuống từ bầu trời ở Jennings vào ngày 11/7/2007 ở Louisiana, Mỹ cũng khiến nhiều người cảm thấy ớn lạnh và kinh hãi.
An Chi (t/h) / Theo: trithucvn
Link tham khảo:
No comments:
Post a Comment