Bánh quy bùn ở Haiti.
Nếu như bạn từng nhìn thấy hình ảnh, trong một khoảng sân đầy bụi bặm, một người phụ nữ đang nặn đất sét và nước thành hàng trăm chiếc có hình tròn nhỏ và đặt chúng dưới ánh mặt trời để làm cứng nó. Nghe có vẻ thô thiển, nhưng người Haiti đã ăn chúng trong nhiều năm và sống sót nhờ những chiếc bánh. Đó hoàn toàn là sự thật.
Nằm trên vùng núi, cạnh hòn đảo Hispaniola trong vùng biển Caribbean với Dominican, với lợi thế này, đáng lẽ đây sẽ là bước đệm rất tốt để Haiti phát triển thành điểm du lịch hấp dẫn, thế nhưng khi Haiti giành độc lập từ Pháp vào năm 1804, tình trạng bất ổn, nghèo đói và thiên tai liên miên khiến nền kinh tế của đất nước này tê liệt. Haiti này từng phải hứng chịu 2 thiên tai lớn trong lịch sử là cơn bão Matthew năm 2016 và lần động đất năm 2010 cướp đi mạng sống của hơn 200.000 người, phá hủy nhà của hơn 1 triệu người và xóa sổ các nhóm viện trợ khẩn cấp thức ăn cấp cứu.
Sau những lần thiên tai, hoa màu mất mùa, vào những năm 2007, 2008, giá dầu thế giới tăng cao khiến giá lương thực ở Haiti cũng tăng theo. Vì Haiti gần như dựa chủ yếu vào việc nhập khẩu lương thực nên điều này đã tác động mạnh đến cuộc sống người dân. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng vùng nông thôn của Haiti thiếu sự đầu tư, chưa kể việc chặt phá và đốt rừng làm nông và lấy than khiến đất đai trở nên khô cằn, gần như không thể dùng để trồng trọt.
Với hàng loạt những khó khăn kể trên, Haiti trở thành là quốc gia nghèo nhất khu vực Tây Bán cầu, với 9.8 triệu người sống chưa tới 2 USD/ngày và 1/5 trẻ em bị suy dinh dưỡng mãn tính. Hầu như người nghèo ở Haiti không còn cách nào khác và phải tìm ra nguồn thức ăn tự chế biến để lấp đầy dạ dày. Lúc này, bánh bùn là loại đồ ăn rẻ nhất để xua tan cơn đói.
Người dân phơi bánh quy bùn dưới trời nắng.
Để sống qua ngày, họ chọn đất sét được lấy từ các vùng núi cao, tạo ra bánh đất Haiti. Người ta cho rằng, đất sét chứa muối khoáng và canxi, do đó mà người dân tự tin sử dụng bánh đất ngày càng nhiều.
Với bề ngoài bánh màu nâu nhạt, khuấy thành hình tròn giống như đồ gốm. Đất sét sau khi đào về sẽ pha trộn với nước tạo thành bùn sệt. Người ta dùng vải thưa, căng trên một cái lu hoặc chậu, dùng tay đảo đều cho bùn mịn lọt qua vải và hứng phần này lại. Phần cát sỏi của đất sẽ được vứt đi. Bước này mục đích để lọc lấy bùn càng mịn càng tốt. Nguyên liệu bùn mịn sẽ cho sẽ chiếc “bánh quy” mịn màng dễ nuốt hơn.
Sau khi có được bùn mịn, họ pha thêm nước vào chậu trộn cùng với muối, bơ thực vật, dùng tay khuấy đều như một hỗn hợp sánh dẻo. Sau đó vốc từng lượng vừa phải trải thẳng xuống nền đất hoặc bao lót để phơi khô. Ánh nắng gay gắt của xứ Caribe sẽ làm cho bánh đất trở nên khô và giòn đều. Sau đó người ta thu hoạch cất dần vào thùng để sử dụng hoặc mang đi bán. Mặc dù được làm từ bùn, nhưng trong ngôn ngữ địa phương, chúng được gọi với cái tên mỹ miều là “Galette' (một một món bánh ngon của Pháp).
Và ngành công nghiệp làm bánh bùn cũng từ đó phát triển và trở thành nguồn thu nhập chính cho khoảng từ 200.000-400.000 người dân ở Cité Soleil-khu ổ chuột nghèo nhất thành phố Port-au-Prince. Bánh bùn có thể là thực phẩm chống lạm phát duy nhất dành cho người nghèo ở Haiti.
Anh Eduardo Munoz, nhiếp ảnh gia của Reuters cho biết, chỉ một phần những người nghèo nhất mới sử dụng loại bánh đặc biệt này chứ không phải toàn bộ người dân Haiti. Mặc dù vậy, ở nhiều thời điểm, đây vẫn là một món ăn cơ bản.
Những người sống sót trong trận động đất tại Haiti, đặc biệt là phụ nữ có thai và trẻ em dường như không có nhiều sự lựa chọn ngoài việc tiêu thụ bánh bùn để giải quyết phần nào cơn đói và để “tăng canxi”. Song, thực tế người ta chưa chứng minh được nó có thực sự là một nguồn cung cấp canxi hay bất kỳ chất dinh dưỡng nào không.
Thậm chí, theo nhiều bác sĩ cảnh báo đất làm nên bánh bùn có thể chứa ký sinh trùng và những độc tố chết người, dẫn đến sâu răng, táo bón cũng như nhiều bệnh nguy hiểm khác. Bên cạnh đó, bánh bùn chứa ít vitamine và giá trị dinh dưỡng rất thấp nên nếu coi đây là nguồn lương thực chính thì sẽ làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng. Nhưng rõ ràng nạn đói ập đến, khi không còn sự lựa chọn thì cho dù nó có chất dinh dưỡng nhiều hay ít đã không còn quan trọng. Người dân cần no bụng.
Hơn 10 năm đã trôi qua song tình hình kinh tế ở Haiti vẫn chưa có nhiều cải thiện. Dư âm của động đất, hạn hán vẫn còn hiển hiện rõ trên đất nước này. Đồng tiền mất giá, giá lương thực nhập khẩu leo thang khiến cho tình trạng ăn bánh bùn ở nước này vẫn tiếp tục diễn ra.
Người dân Haiti vẫn giữ thói quen làm bánh quy từ đất sét. Một bộ phận người nghèo ngày nay vẫn ăn bánh quy thay cho các món ăn vì không có tiền chi trả cho thực phẩm. Thu nhập trung bình dưới 2USD/ngày làm cho người Haiti không thể mua bất cứ loại thực phẩm nào.
“Thực phẩm không đến được với tất cả người dân, và vẫn có người không nhận được đủ sự trợ giúp ở Haiti, điều này là chắc chắn”, ông Patrick McCormick, phát ngôn viên quỹ Trẻ em Liên Hiệp quốc cho biết.
Ăn thử bánh đất
Đối với người Haiti, món bánh này dành cho trẻ con háu ăn và phụ nữ mang thai chính. Loại bánh đất này rất dễ chế biến, họ có thể tự làm, hoặc cho dù mua từ người khác giá cũng rất rẻ. Tuy nhiên, một người bán bánh tiết lộ rằng, chẳng ai ăn bánh bùn vì thích hương vị cả. Họ chỉ ăn vì lý do bất đắc dĩ khi không đủ tiền mua các loại thực phẩm, dù là rẻ nhất.
Để đủ dũng cảm nhai một miếng đất thì mình phải tạm thời quên nó làm từ bùn, đất đi. Khi mới cắn vào phải cảm nhận nó thực sự là một miếng bánh quy giòn. Để cho “sang trọng” hơn, người có khả năng sẽ thêm vào bánh đất Haiti một chút đường hoặc bơ để biến hóa chiếc bánh trở nên dễ nuốt.
Dù là vì lý do chữa bệnh hay chỉ để tránh đói, thì cũng thật xót xa khi biết rằng ở đâu đó trên thế giới, con người đang sống bằng cách ăn bùn theo đúng nghĩa đen. Theo thống kê từ tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp quốc, hàng năm có tới 1,3 tỷ tấn thực phẩm bị lãng phí trên toàn thế giới, gây thiệt hại khoảng 750 triệu USD, nhưng nhân loại vẫn chứng kiến cảnh đói khổ ở nhiều quốc gia. Nếu chúng ta có thể tìm cách nào đó thu hẹp khoảng cách giữa lãng phí thực phẩm và thiếu dinh dưỡng, có lẽ, đó là sự phát triển đáng để tự hào.
Hoài Thu / Theo: Báo Mới
Link tham khảo:
No comments:
Post a Comment