Mặc dù công thức có thể khác nhau, sâm bổ lượng thường có nhãn nhục (cơm trái long nhãn phơi khô), hạt bo bo, hạt sen, phổ tai (một loại rong biển), táo tàu đỏ, hoài sơn (khoai mài) cùng nước, đường và đá bào.
Tên gọi sâm bộ lượng xuất phát từ tiếng Quảng Đông: phiên âm tiếng Hoa là Ching bo leung, chữ Hán ghi là 清補涼, âm Hán-Việt là THANH BỔ LƯỢNG , người Quảng Đông đọc là “Xâm Bổ Lượng” rồi người Việt mình đọc theo ,đại khái có nghĩa là Thanh nhiệt làm mát.
Chữ 清 trong âm Hán Việt là “Thanh” thuộc về tính Mát /Sạch Sẽ/ Rõ Ràng, thí dụ như Thanh Nhiệt, Thanh Lọc, Thanh Khiết, Thanh Bần, Thanh Bạch.
Hồi Mãn Châu chiếm Trung Hoa đặt quốc hiệu cũng chữ Thanh này hàm ý tương khắc với chữ “Minh/ 明” vì trong chữ Minh có Nhựt Nguyệt nên là mạng Hỏa còn Thanh/清 có bộ Thủy khắc với Hỏa.
No comments:
Post a Comment