Tuesday, July 22, 2025

SỐNG ĐẾN 70 TUỔI: CUỐI CÙNG TÔI CŨNG HIỂU RA RẰNG CÁCH SỐNG TỐT NHẤT CHỈ TRONG 3 CÂU NÓI

Ông Hồ, 70 tuổi, cho biết đến cuối đời ông mới nhận ra rằng cách sống tốt nhất của một người chỉ có thể tóm gọn trong ba câu.

Tôi sống một cuộc đời cô đơn và lạnh lẽo khi về già. Ảnh: Pexels.

Có bao giờ bạn tự hỏi mục đích của cuộc sống là gì? Có lẽ với nhiều người trẻ tin rằng cuộc sống là tận hưởng một cách trọn vẹn nhất, mua nhà, mua xe hơi sang trọng và tận hưởng cuộc sống tốt, còn với người trung niên là kiếm tiền nuôi gia đình, chăm sóc vợ con, người già ở nhà, sống cuộc sống ổn định, không lo toan…

Tôi năm nay 70 tuổi và đang sống một mình. Mặc dù tôi có vợ, hai người con một trai một gái nhưng họ không sống cùng tôi. Lý do khiến vợ con tôi lạnh lùng như vậy là ngày trước tôi đã làm điều khiến họ đau lòng. Vào thời điểm đó, tôi là một người đàn ông thành đạt. Tôi không chỉ kiếm được nhiều tiền mà còn được nhiều người khen ngợi. Tôi càng ngày càng trở nên kiêu ngạo hơn. Không những, tôi không coi trọng người ngoài mà tôi còn phớt lờ cả những thành viên trong gia đình.

Tôi bận rộn với việc giao lưu hàng ngày mà không dành chút thời gian nào để chăm sóc vợ con ở nhà. Tôi ra ngoài chơi kể cả cuối tuần và coi căn nhà của mình là nhà trọ. Vợ chồng tôi thường xuyên cãi nhau và thế là tôi lại càng không muốn trở về nhà.

Tôi sống một cuộc đời ca hát và nhảy múa mỗi ngày. Nhiều thâp kỷ trôi qua như thế cho đến khi tôi nghỉ hưu. Tất cả các mối quan hệ cũng mất đi từ đó. Những người tưởng chừng như thân thiết hồi tôi còn đi làm cũng lơ tôi kể cả khi gặp ở đường. Và cả những người trong gia đình tôi cũng vậy.

Vợ tôi chuyển sang ở cùng với xác con và không sống với tôi nữa. Con cái tôi không bao giờ liên lạc với tôi, kể cả khi tôi chủ động gọi thì chúng cũng chỉ nói vài câu qua loa rồi cúp máy. Từ khi nghỉ hưu, tôi đã trải nghiệm sâu sắc sự thay đổi của thế giới và sự xa cách của vợ con. Khi sắp bước gần hết cuộc đời, cuối cùng tôi đã hiểu ra rằng: Hóa ra cách sống tốt nhất có thể được tóm gọn trong ba câu.

Tôi rất hối hận vì những điều mình đã làm khi còn trẻ. Ảnh: Pexels

1. Sống tốt cuộc sống của mình

Con người chỉ sống một đời, từ lúc sinh ra cho đến khi rời bỏ thế giới này chỉ mất vài thập kỷ ngắn ngủi. Thời gian trôi nhanh và trước khi bạn nhận ra, tóc của bạn đã chuyển từ đen sang trắng.

Người sống trên đời giống như người qua đường, đến rồi đi vội vã. Nếu bạn muốn biết ý nghĩa của cuộc sống là gì thì đó là hãy sống một cuộc đời thật tốt. Chỉ khi sống tốt thì ta mới có thể hạnh phúc.

Nửa đầu cuộc đời tôi có thể coi là một sự thất bại. Lý do lớn nhất khiến tôi thất bại đó là tôi đã không sống tốt. Tôi đã phạm quá nhiều lỗi lầm, điều này khiến vợ con tôi tránh xa tôi.

2. Duy trì một gia đình tốt và chăm sóc vợ con chu đáo

Khi còn trẻ, tôi chỉ tập trung phát triển sự nghiệp mà không để tâm gì tới vợ con. Khi có chút thành tựu thì tôi lại ham chơi và quên mất sự tồn tại của vợ con mình.

Là một người đàn ông, nếu muốn có tuổi già hạnh phúc, bạn phải chăm lo cho gia đình và chăm sóc vợ con chu đáo khi còn trẻ. Bi kịch trong những năm tháng tuổi già của một người thường là do những sai lầm không thể tha thứ khi mắc phải lúc còn trẻ. Một người đàn ông vô trách nhiệm với vợ con khi còn trẻ sẽ khó được vợ con đối xử tốt khi về già.

Đừng như tôi, khi còn trẻ tham lam hưởng thụ cá nhân, không quan tâm đến cảm xúc của vợ con, dẫn đến việc tôi bị vợ con cô lập khi về già.

Tôi không còn mặt mũi để xin vợ con tha thứ cho mình. Ảnh: Pexels.

3. Hãy bằng lòng với những điều bình thường, đừng ghen tị với bất kỳ ai, đừng so sánh và đừng ép buộc bất cứ điều gì

Khi còn trẻ tôi là người không chịu chấp nhận thất bại. Nếu ai đó sống tốt hơn hoặc giữ chức vụ cao hơn tôi, tôi sẽ ghen tị và coi người đó là kẻ thù tưởng tượng của mình. Tôi sẽ dùng mọi cách để kìm hãm anh ta cho đến khi tôi sống tốt hơn anh ta và lúc đó tôi sẽ cảm thấy cân bằng về mặt tinh thần.

Vào thời điểm đó, để đạt được mục tiêu tôi đã làm nhiều điều không tốt với những người xung quanh, những người bạn của tôi. Bây giờ nghĩ lại hành vi đó tôi thực sự không chấp nhận nổi.

Trước khi tôi nghỉ hưu, mọi người đều sợ chức vụ của tôi và không dám trả thù tôi ngay cả khi họ có oán giận tôi. Sau khi tôi nghỉ hưu và mất quyền lực, những người mà tôi từng mưu đồ trả thù tôi bằng nhiều cách khác nhau, khiến tôi phải chịu đựng rất nhiều đau khổ. Tôi hiểu sâu sắc ý nghĩa của câu “Người công chính sẽ có nhiều người ủng hộ, kẻ bất chính sẽ có ít người ủng hộ”.

Đến khi 70 tuổi, tôi mới hiểu rằng cuộc sống tốt nhất là bằng lòng với cuộc sống bình thường, không đố kỵ hay ganh ghét với bất kỳ ai, không so sánh hay ép buộc bất cứ điều gì. Niềm hạnh phúc lớn nhất trong cuộc sống không phải là bạn kiếm được bao nhiêu tiền hay bạn giữ chức vụ cao đến mức nào. Hạnh phúc lớn nhất trong cuộc sống là sự giàu có của tâm hồn. Phong cảnh đẹp nhất trong cuộc sống là sự tĩnh lặng và bình yên bên trong.

Lâm An /Theo: thanhnienviet

KẾ "VE SẦU THOÁT XÁC" CỦA "SÓI GIÀ HÀNG HIỆU"

Chiến lược của Bernard Arnault trong nhiều chiến dịch thu mua các thương hiệu xa xỉ có thể gói gọn lại trong 4 bước.


Tháng 5/2021, nhờ giá cổ phiếu của LVMH tăng cao, Bernard Arnault, ông chủ của tập đoàn này, trở thành người đàn ông giàu có nhất thế giới.

Mặc dù mỗi một lần xuất hiện, Bernard Arnault luôn cho thấy một vẻ ngoài lịch lãm, nho nhã của những quý ông kiểu Pháp, nhưng giới tư bản lại gọi ông với cái tên Wolf in Cashmere (Con sói trong lớp áo cashmere).

Từ một công tử trong một gia đình khá giả không mấy tiếng tăm tới bá chủ giới xa xỉ phẩm toàn thế giới, sở hữu hơn 70 thương hiệu xa xỉ lớn nhỏ, Bernard Arnault đã mở rộng bản đồ đế quốc xa xỉ phẩm của mình như thế nào?

1. Sự trỗi dậy của "sói"

Bernard Arnault sinh năm 1949, gia đình ông vốn là chủ sở hữu của một công ty kiến trúc. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông về làm cho công ty của gia đình.

Sau khi làm một khoảng thời gian, Arnault phát hiện ra việc thầu công trình cần tới một dòng tiền lớn, rủi ro lớn, lợi nhuận lại thấp, ông khuyên cha mình chuyển lĩnh vực kinh doanh sang lĩnh vực bất động sản thu lại nhiều lợi nhuận như căn hộ cá nhân hay biệt thự, tuy nhiên ba của Arnault khi đó không đồng ý vì cho rằng rủi ro lớn.

Arnault không từ bỏ ý định của mình. Ông tiếp xúc với các thành viên trong hội đồng quản trị của công ty, thuyết phục họ công việc kinh doanh không tốt hay chưa được ở đâu, sau cùng, dưới sức ép của nhiều yếu tố, cha của Arnault đã phải "bất đắc dĩ" đồng ý bán công ty.

Cầm được 40 triệu Franc từ tiền bán công ty trong tay, họ bắt đầu quá trình cải tổ nghiệp vụ trong công ty và cũng đã tạo được chỗ đứng nhất định. Sau đó, vừa hay bắt kịp làn sóng nghỉ phép dài ngày vẫn có lương tại Pháp, Arnault nhận ra người Pháp có tâm lý thích đi nghỉ dưỡng, vì vậy, ông cho xây rất nhiều biệt thự bên bờ Đại Tây Dương, và kiếm thêm được nhiều tiền từ công việc kinh doanh này.

Ở tuổi 28, Arnault, cùng với sự nhạy bén trong kinh doanh cũng như tinh thần dám nghĩ dám làm, đã trở thành CEO của công ty gia đình.

Vào những năm 80, nước Pháp tiến hành quốc hữu hóa, thu thuế của người giàu, trong khi đó, tại Mỹ, chính phủ tiến hành giảm thuế để thu hút đầu tư từ nước ngoài, điều này khiến rất nhiều dòng tiền đều đổ về nước Mỹ. Arnault lúc bấy giờ một lòng muốn kiếm tiền, lo sợ rằng công ty của gia đình sẽ bị xung công, ông quyết định sang Mỹ tìm kiếm cơ hội mới.

Một lần, trong lúc ngồi taxi tại Mỹ, Arnault hỏi liệu tài xế có biết Tổng thống Pháp là ai hay không, người tài xế rất lịch sự đáp rằng mình không biết, tuy nhiên người tài xế lại biết Christian Dior. Câu nói này giống như một hồi chuông, "tinhhhh" khiến Arnault bừng tỉnh, ông nghĩ, chỉ một thương hiệu xa xỉ lại có thể vượt qua Đại Tây Dương, vượt qua những khác biệt trong văn hóa, tới cả một tài xế lái xe taxi thôi cũng biết tới tên, có thể thấy sức ảnh hưởng của nó là vô cùng sâu sắc.

Vừa hay cũng là giai đoạn công việc kinh doanh bất động sản của Arnault tại Mỹ vô cùng ảm đạm, câu nói của người tài xế taxi giống như một cơn mưa rào nhẹ đổ xuống mảnh đất đang dần cằn cỗi.

Những năm 80, thu nhập của tầng lớp trung lưu gia tăng, người dân bắt đầu có nhu cầu theo đuổi một cuộc sống vật chất phong phú hơn, phụ nữ cũng đã bắt đầu ra ngoài đi làm, một nhóm tiêu dùng mới ra đời, đó là nhóm phụ nữ chưa kết hôn và độc lập về kinh tế, đây là một nhu cầu cũng như thị trường vô cùng tiềm năng, nắm bắt được điều này, Arnault nảy ra ý tưởng tạo ra một đế quốc hàng xa xỉ, nơi mà một loạt các thương hiệu có thể đáp ứng được nhu cầu vật chất phong phú của đại chúng.

Tuy nhiên, vào những năm 80, xa xỉ phẩm mới chỉ là một ngành công nghiệp non trẻ, bản thân lại không phải người có chuyên môn trong lĩnh vực này Arnault chỉ đành ngồi chờ thời cơ để chen chân vào một cách thuận lợi.


2. Chờ đợi thời cơ - kế Ve sầu thoát xác

Arnault thực sự đã đợi được cơ hội của mình.

Năm 1984, vì hơn 3000 nhân viên biểu tình đình công, công ty mẹ của Dior, Boussac, một nhà máy may quy mô lớn, đã quyết định bán công ty. Chính phủ Pháp lúc này cũng đau đầu tìm kiếm người mua. Arnault nhìn thấy cơ hội, nung nấu ý định mua lại. Không đủ tiền, trước tiên, ông đi tìm nhà đầu tư Lazard, và sau đó, tìm tới cả chính phủ Pháp. Hơn 3000 nhân viên đình công, nhất định sẽ tạo ra những bất ổn xã hội, Arnault tìm tới và tha thiết, "bán công ty đó lại cho tôi, tôi là người Pháp, là một doanh nhân yêu nước, chắc các ông cũng không muốn 3000 nhân viên đó bị thất nghiệp, tôi có thể giúp chấn hưng lại Boussac, chỉ cần các ông cho tôi mượn tiền."

Cứ như vậy, Arnalut thành công vay được tiền từ chính phủ Pháp và mua lại tập đoàn Boussac. Nhưng Arnault có thực sự giữ đúng lời hứa của mình, tập trung vào việc chấn hưng doanh nghiệp và duy trì miếng cơm manh áo cho 3000 nhân viên hay không? Hay sẽ đặt lợi ích và mục tiêu của bản thân lên trước?

Mục tiêu của Arnault là Dior, lúc này, thay vì tiếp quản nghiệp vụ may mặc của Boussac, ông lại nghĩ cách làm sao để nhanh chóng thu hồi tiền, tiếp tục kế hoạch mở rộng đế quốc hàng xa xỉ của mình.

Trong 3 năm tiếp theo, Arnault tập trung vào tái cơ cấu tài sản của Boussac, giữ lại Dior, bán lại nghiệp vụ may mặc cho tổ chức khác và giảm tải nhân viên. Có thể nói hành động này không đi đúng với lời hứa từng hứa với chính phủ Pháp, nhưng nó lại đem lại nền tảng quý giá nhất là Dior giúp Arnault mở rộng đế quốc của mình sau này.

Thương trường như chiến trường, nếu gạt bỏ khía cạnh đạo đức sang một bên, chỉ xét về phương diện kinh doanh, nước đi này của Arnault có thể nói là một thế cờ vô cùng thành công. Vừa nắm được Dior vừa có được tiền thông qua thương vụ bán Boussac, Arnault lúc này không còn là người không có gì trong tay như lúc mới quay trở về nước Pháp.

Vừa có thương hiệu, vừa có tiền, Arnault tiếp tục tiến hành kế hoạch thu mua của mình, và mục tiêu tiếp theo chính là LVMH.

Tháng 6/1987, thương hiệu về đồ da, LV và thương hiệu về rượu, MH tại Pháp vì lo lắng sẽ bị thu mua một cách ác ý nên đã quyết định hợp nhất lại với nhau để tăng tỷ lệ sở hữu chung, LVMH ra đời.

LV giữ mức cổ phần và quyền biểu quyết lớn hơn MH. Và mặc dù đã sáp nhập nhưng trên thực tế lại "cơm chẳng lành canh chẳng ngọt" bởi lẽ từ tư tưởng cốt lõi, giá trị thương hiệu, cách vận hành công ty của cả hai đều vô cùng khác nhau. Đây chính là vết nứt để Dior của Arnault có cơ hội chen chân vào.

MH tìm tới một nhà kinh doanh rượu lớn khác là Guinness để thu mua lại 20% cổ phần của LVMH, hành động này khiến LV tức giận, và cũng đi tìm cho mình một đồng minh, lựa chọn đầu tiên trong danh sách chính là Dior.


3. "Chim cưu chiếm tổ chim khách"

Arnault lúc này khoảng 40 tuổi, sớm đã muốn LVMH gia nhập đế quốc của mình, nhanh chóng "mủi lòng" với lời đề nghị liên minh tới từ LV. Tuy nhiên, lúc này, quân sư của Arnault là Lazard lại khuyên ông nên dựa vào MH và Guinness bởi lẽ LV và Dior khi đó luận về địa vị trong ngành hay dòng tiền đều không thể bằng Guinness, chi bằng bỏ tiền ra mua cổ phần của liên minh MH, nhưng vẫn "lấy lòng" LV, "mượn đao giết người", mượn cây đao MH để giành lấy LV, mua lại cổ phiếu trên thị trường mở, nếu kế hoạch này thành công, Arnault sẽ trở thành cổ đông lớn nhất của LVMH. Nghe lời "quân sư", Arnault liên minh với MH và Guinness thành lập một công ty mới và mua lại 24% cổ phần của LVMH, trở thành bên có quyền kiểm soát lớn hơn.

Trước khi sự việc Arnault liên minh với MH diễn ra, LV vẫn luôn cho rằng Dior đứng về phía mình. Để phản công, LV mua thêm cổ phần, tăng cổ phần lên 33% giành lấy quyền biểu quyết. Arnault cũng không chịu nhường, ngay lập tức bỏ tiền mặt ra nâng cổ phần của mình lên 37.5%, trở thành cổ đông lớn nhất tại LVMH. Chính lúc này, LV và MH lại bắt đầu có động thái nhường nhịn lẫn nhau vì một mục đích chung là kiềm chế Arnault.

Arnault không chịu bị kiểm soát, chi ra hơn 500 triệu USD nâng mức cổ phần của liên minh của mình lên 43.5%, nâng quyền biểu quyết lên 35%, lớn hơn con số 33% của LV khi đó.

Song, muốn trở thành "trưởng môn nhân" của LVMH, Arnault vẫn cần tới sự ủng hộ của các cổ đông. Đầu tiên, ông đưa cha của mình vào hội đồng quản trị của LVMH, sau đó đi vận động hành lang những thành viên trong hội đồng quản trị trước đây của MH, đồng thời đặt ra quy định 70 tuổi nghỉ hưu, trực tiếp loại đổng sự của LV ra khỏi tập đoàn. Sau một loạt những hành động này, chim cưu chiếm tổ chim khách, Arnault thành công trở thành "trưởng môn nhân" của LVMH.

Khoảng thời gian sau đó, Arnault tiếp tục từng bước từng bước mở rộng bản đồ đế quốc hàng xa xỉ của mình.

Chiến lược của Arnault trong nhiều chiến dịch thu mua có thể gói gọn lại trong 4 bước:

Bước 1: nhắm chuẩn mục tiêu, chuẩn bị đủ tiền.

Bước 2: đợi thời cơ hành động, hoặc là đợi mâu thuẫn nội bộ xảy ra, hoặc là đợi đối phương lâm vào khó khăn hoặc giá cổ phiếu lao dốc, sẽ lập tức xen vào.

Bước 3: đi sâu vào nội bộ, tạo ra mâu thuẫn, ngư ông đắc lợi.

Bước 4: sau khi thu mua thành công sẽ tự mình ra tay, loại bỏ tầng lớp lãnh đạo, định vị lại công ty, tạo niềm tin cho các cổ đông, kéo giá cổ phiếu lại.


Tuy cách làm này của Arnault sớm đã bị người khác nhìn thấu và phòng bị, song điều này cũng không hề ảnh hưởng đến ông. Nói đi cũng phải nói lại, thương trường như chiến trường, không phải lần thu mua nào, Arnault cũng đều thành công, chẳng hạn như thất bại trong chiến dịch thu mua Gucci hay Hermes. Tuy nhiên, ngay cả khi việc thu mua thất bại thì Arnault, khi đó nắm giữ 8% cổ phiếu của Hermes, vẫn kiếm được một món tiền không nhỏ khi cổ phiếu của hãng này tăng giá.

Tới năm 2019, Arnault thu mua Tiffany&Co, một mục tiêu mà ông cũng nhắm tới từ rất lâu. Trong vòng 30 năm, LVHM của Arnault thu mua tổng cộng hơn 70 thương hiệu, trong đó có một vài thương nổi tiếng như Marc Jacobs, Celine, Sephora, Fendi, Rimowa, BVLGARI, Givenchy. Hiện tại, LVMH đang là công ty đại chúng lớn nhất Châu Âu với hơn 70 thương hiệu lớn nhỏ. Arnault cũng nhờ vậy mà từng trở thành tỷ phú hàng đầu thế giới.


4. Một trong những bí quyết thành công: Tôn trọng các ý tưởng sáng tạo

Nhìn vào quá trình lớn mạnh của Arnault, nhiều người cho rằng mấu chốt thành công của ông nằm ở hai chữ "thu mua" một cách không ngừng, nhưng không chỉ có vậy. Có rất nhiều doanh nhân trên thế giới, nhưng làm được điều mà Arnault làm thì không phải ai cũng làm được. Hàng xa xỉ khác với những hàng hóa khác ở chỗ, người tiêu dùng không chỉ đơn giản là mua chính sản phẩm đó, thứ họ mua đồng thời là một sự ảo mộng, một sự khát khao, một cái "gu", một cảm giác hào nhoáng, đẳng cấp. Và Arnault lại đã thành công trong việc nắm bắt được bản chất của kinh doanh và tâm lý con người, đồng thời rất giỏi trong việc tạo ra những cảm giác này.

Với hàng xa xỉ, Arnault hiểu rằng thứ mà mình cần tạo ra không phải là theo đuổi trào lưu mà cần phải tạo ra trào lưu, vì vậy, ông rất chú trọng vào sự sáng tạo. Bản thân ông cũng từng chia sẻ bí quyết thành công của mình đó là luôn tôn trọng các ý tưởng sáng tạo của các nhà thiết kế, và hầu như chưa từng khước từ bất cứ ý tưởng sáng tạo nào.

Bản thân Arnault rất giỏi trong việc tạo ra một câu chuyện cho các thương hiệu cũng như định hình hình ảnh và ý nghĩa cho sản phẩm. Phần lớn các công ty mà ông mua lại đều là các doanh nghiệp gia đình, một loại hình kinh doanh tạo ra cảm giác kế thừa và nét hào nhoáng nhất định, dễ dàng trong việc tạo ra một câu chuyện.

Sau mỗi một lần thu mua một thương hiệu, Arnault sẽ ngay lập tức tăng giá, tạo ra câu chuyện thương hiệu phía sau, làm tăng giá trị và ý nghĩa của thương hiệu. Chẳng hạn như thương hiệu vali Rimowa. Rimowa vốn là một thương hiệu lâu đời tại Đức, có tuổi đời hơn 20 năm, là một thương hiệu thường xuyên bán buôn và giảm giá, tuy nhiên, sau khi được thu mua, con trai của Arnault khi đó mới 29 tuổi, đã ngay lập tức "thay da đổi thịt" cho thương hiệu này. Không bán buôn, không giảm giá, thay vào đó, nâng cấp, tạo cảm giác xa xỉ cho thương hiệu, khiến công chúng có một tâm lý rằng vali này là lựa chọn của những thương nhân sành điệu, những người hay phải đi xa, ngồi máy bay, đồng thời tạo ra những phiên bản theo mùa giới hạn khiến chúng được săn đón.


Arnault đưa các thương hiệu xa xỉ bước lên một tầm cao mới. Có người nói ông không trọng chữ tín, chỉ mưu lợi ích, có người nói ông là một thương nhân, mà với một thương nhân thì lợi ích cần phải được đặt lên hàng đầu, nhưng dù nói ra sao, sự nhanh nhạy với thời thế và dám nghĩ dám làm của ông trùm đồ xa xỉ này cũng là điều không thể phủ nhận. Những cuộc chiến thu mua của Arnault đã phơi bày cho chúng ta thấy sự vô tình nơi thương trường, nhưng chính sự vô tình này, có lẽ lại là điểm thú vị nhất trên thương trường!

Diệu Đan / Theo: Xiaolinshuo, Douyin

YÊN CA HÀNH KỲ 1-THU PHONG - TÀO PHI


Yên ca hành kỳ 1 
Thu phong - Tào Phi

Thu phong tiêu sắt thiên khí lương,
Thảo mộc dao lạc lộ vi sương.
Quần yến từ quy nhạn Nam tường,
Niệm quân khách du tứ đoạn trường.
Khiểm khiểm tư quy luyến cố hương,
Quân hà yêm lưu ký tha phương.
Tiện thiếp cung cung thủ không phòng,
Ưu lai tư quân bất cảm vong.
Bất giác lệ hạ chiêm y thường,
Viện cầm minh huyền phát Thanh thương.
Đoản ca vi ngâm bất năng trường,
Minh nguyệt hạo hạo chiếu ngã sàng.
Tinh Hán tây lưu dạ vi ương,
Khiên Ngưu, Chức Nữ dao tương vọng,
Nhĩ độc hà cô hạn hà lương.


燕歌行其一
秋風 - 曹丕

秋風蕭瑟天氣涼,
草木搖落露為霜。
群燕辭歸雁南翔,
念君客遊多思腸。
慊慊思歸戀故鄉,
君何淹留寄他方。
賤妾煢煢守空房,
憂來思君不敢忘。
不覺淚下沾衣裳,
援琴鳴絃發清商。
短歌微吟不能長,
明月皎皎照我床。
星漢西流夜未央,
牽牛織女遙相望,
爾獨何辜限河梁。


Bài hát xứ Yên kỳ 1 - Gió thu
(Dịch thơ: Chi Nguyen)

Gió thu hiu hắt tái tê.
Cỏ cây xào xạc, từ bề hơi sương.
Én về, nhạn liệng nam thương.
Nhớ chàng đất khách, một phương xa mờ.
Cố hương ai đó đợi chờ.
Tha phương đất lạ, chàng giờ nơi đâu ?.
Phòng không phận thiếp héo sầu.
Nhớ chàng da diết, ngõ hầu lệ sơi.
Xiêm y ướt lạnh đầy vơi.
Thanh lương tấu khúc, tay thời nắn dây.
Vầng trăng vằng vặc còn đây.
Lời ca ngâm ngợi, khi đầy khi vơi.
Sông Ngân còn sáng giữa trời.
Ngưu Lang, Chức Nữ ngóng thời gặp nhau.
Sang sông còn thiếu nhịp cầu.
Bắc cầu Ô Thước, sông sâu tìm chàng.


Sơ lược tiểu sử tác giả:

Tào Phi 曹丕 (187-226) tự Tử Hoàn 子桓, là con thứ của Tào Tháo 曹操, nước Nguỵ đời Tam Quốc. Năm 211 giữ chức phó thừa tướng nhà Hán. Năm 217 làm thái tử nước Nguỵ. Năm 220, Tào Tháo chết, ông kế nghiệp giữ chức thừa tướng nhà Hán và là Nguỵ Vương. Không bao lâu ông phế bỏ vua Hán Hiến Đế (tháng 10/220), tự xưng là hoàng đế đầu tiên của nhà Nguỵ (với miếu hiệu là Nguỵ Thế Tổ Văn Hoàng Đế, nhưng thường được gọi tắt là Nguỵ Văn Đế). Tào Phi ở ngôi 6 năm (220-226), sau khi mất được chôn ở Thú Lăng (hưởng dương 39 tuổi). Trong thời gian 6 năm ở ngôi, Nguỵ Văn Đế Tào Phi chỉ sử dụng một niên hiệu, đó là Hoàng Sơ (220-226).

Nguồn: Thi Viện



ĐỨC CHÚA VÀ ĐỨC PHẬT, CÁC NGÀI ẤY ĐANG Ở ĐÂU

Trước năm 1975, trong quân đội miền Nam Việt Nam Cộng Hoà có những sĩ quan là những vị Linh Mục của Công Giáo, và Thượng Tọa (hay Đại Đức) nếu là Phật Giáo.


Những vị này ở trong quân đội được gọi là các Tuyên Úy để chăm LO PHẦN TÍN NGƯỠNG TÂM LINH cho các chiến sĩ. Dù là các bậc tu hành, nhưng họ đồng thời cũng là các viên chức trong quân đội, và do đó cũng phải chịu chung án lệnh học tập “cải tạo” như tất cả các sĩ quan quân lực VNCH khác.

Trong một trại học tập tại miền thượng du Bắc Phần có một vị Thượng Tọa và một vị Linh Mục đang bị án học tập “cải tạo”. Một hôm, có một người tù chung trại tuổi cao lại thêm bệnh cũ tái phát trong điều kiện y tế thiếu thốn nơi trại cải tạo nên đã qua đời. Khi chôn cất người tù đó chỉ có mỗi manh chiếu thô sơ, còn bên trong thì quần áo đã rách nát nên không đủ che thân.

Vị Thượng Tọa thấy vậy thương xót bèn đem chiếc áo cà sa lành lặn nhất của ông mang theo quấn cho người bạn tù bất hạnh trước khi đem chôn vào lòng đất.


Giữa nơi rừng thiêng nước độc cao nguyên Bắc phần, khí hậu mùa đông vốn đã CỰC KỲ LẠNH LẼO với những người tù đang bị án vô thời hạn này, giờ lại trở nên càng khắc nghiệt hơn với vị Thượng Tọa tuổi đã cao, chỉ có mỗi cái áo khoác lành lặn nhất thì đã chôn theo người bạn tù. Bây giờ ông chỉ còn đúng một manh áo cà sa thô sơ rách rưới khác.

Cùng chung trại có một vị Tuyên Úy khác là một Linh Mục Công Giáo. Cha cũng bị học tập cải tạo như vị Thượng Toạ. Vị Linh Mục TRẺ HƠN thấy thương người bạn tù Thượng Tọa già yếu đang chịu lạnh lẽo. Cha liền lấy cái áo Chùng Thâm lành lặn ấm áp duy nhất của mình và đổi lấy chiếc áo cà sa rách rưới của vị Thượng Tọa để giúp ông đủ ấm chống chọi qua mùa Đông lạnh giá. Cha tự nghĩ rằng mình còn trẻ, khoẻ mạnh nên có thể chịu đựng được khí hậu khắc nghiệt này.

Thế là mùa Đông năm đó, mọi người đều thấy :

- Vị Linh Mục nhà Chúa thì mặc chiếc áo cà sa Phật giáo rách rưới của ông Thượng Tọa

- Còn ông Thượng Toạ lại khoác trên người chiếc áo dòng thâm đen của nhà Chúa.

-Vị Thượng Toạ không còn chiếc áo Cà Sa, nhưng tấm lòng Bồ Tát quảng đại vẫn rạng ngời

-Và vị Linh Mục kia cũng không cần phải khoác lên người chiếc áo Chùng Thâm, nhưng tấm lòng nhân ái lại biểu hiện tình thương vô cùng của Chúa Cứu Thế.


Vậy Chúa và Phật ở đâu ? Các Ngài chẳng ở trong chùa to hay trong nhà thờ lớn mà CÁC NGÀI ĐANG Ở TRONG TÂM của những bậc chân tu đó.

Theo: viendongonline.com

Monday, July 21, 2025

TRÍ THỨC SẾN

Trí thức trong Nam, trước 75 cũng như bây giờ, có thể không thích nhạc sến, nhưng không ai dám mở miệng phê phán hay dè bỉu.


Khoảng chục năm trở lại đây, lại nổi lên những phê phán, cạnh khóe về nhạc sến, là thứ nhạc dành cho những người bình dân ít học. Hầu hết nhận định đó đến từ một số trí thức trẻ, gốc gác Miền Bắc. Nói là trẻ, nhưng cũng trên dưới 40, nghĩa là ở độ tuổi chín muồi, không còn nông nỗi. Dù sao, đó là quan điểm riêng của giới tinh hoa, thành danh. Còn tôi lỡ mê nhạc sến thì đành là giới bình dân ít học. Mà đúng là thế. Má tôi bán xôi dạo ở Sài Gòn, mù chữ (thứ thiệt), còn thấp hơn là ít học. Xuất thân khác nhau. Quan điểm khác nhau. Hồn ai nấy giữ.

Thật ra, ban đầu tôi cũng chẳng mặn mà gì với nhạc sến lắm đâu. Tôi trích ra đây một đoạn trong tùy bút “Già đầu còn mê nhạc sến” mà tôi viết cũng hơn chục năm rồi:

“… Năm tháng trôi qua, ở cái tuổi xem xi-nê không còn hào hứng đứng dậy vỗ tay nữa, tôi xoay qua nghe nhạc lãng mạn. Thời sinh viên ai chẳng uống cà phê nghe nhạc, mà nghe nhạc gì mới được. Phải là nhạc cổ điển, nhạc tiền chiến, nhạc trữ tình, lời lẽ ẩn dụ, êm ái như thơ… Cái goût nhạc ngon lành này đã vô tình (?) vạch ra một ranh giới mù mờ giữa cái gọi là nhạc “hàn lâm”, và phía kia là nhạc sến. Một đàng là của giới có học, thưởng thức điệu nghệ. Đàng kia của giới bình dân, lời lẽ giản dị, phơi bày, âm điệu dễ nghe, dễ hát, thường là điệu bolero, rumba, habanera…

Chữ “sến” hàm ý chê bai giễu cợt một kiểu cách bày tỏ nào đó: Thằng này ăn mặc“sến” quá! và người ta cũng có thể nói: Thằng này ăn mặc “cải lương” quá! Theo cách hiểu đời thường, chữ “sến” đồng nghĩa với “cải lương”. Đụng tới “cải lương” là tôi thấy…phiền, dù sao đó cũng là ký ức của một thời hào hiệp. Nhạc sến và cải lương có quan hệ mật thiết, chẳng phải người ta nói là tân cổ giao duyên đấy sao! Tôi không yêu cũng không ghét cải lương hay nhạc sến. Nói đúng ra, hồi đó tôi mơ hồ thấy nhạc sến cũng không tệ, chỉ có điều không dám nói ra điều đó với ai.


Những năm sau 75, lắm chuyện đổi đời. Một buổi khuya lạng quạng về nhà trong cơn say, tôi chợt nghe văng vẳng, giọng hát của ai đó:

Có người con gái buông tóc thề,
Thu về e ấp chuyện vu quy…


Bài hát đúng là sến, giọng hát cũng sến, nhưng làm tôi ngẩn người… Cái âm u kinh viện của đống sách triết học, chỉ muốn với tay lên cõi trên, khiến tôi thờ ơ với chút tâm tư giản dị và hết sức đời thường của một thiếu nữ. Chợt nhớ đến đám bạn, sau 75, bỗng nhiên ào ào lấy vợ lấy chồng để gọi là “thích nghi với tình thế ”, hay chờ ngày ra đi. Con hẻm nhỏ ngoằn ngoèo còn đọng những vũng nước mưa. Như vừa thấm thía ra điều gì đó, tôi dừng chân, dựa tường nghe đến hết bản nhạc: …Có ai ngồi đếm mùa nhung nhớ, nỗi niềm đầy lại vơi, mỗi mùa tiễn đưa một người…(Nỗi buồn gác trọ – Mạnh Phát (?))

“Nỗi buồn gác trọ” làm tôi liên tưởng đến một bản nhạc khác (không nhớ tựa đề), lõm bõm vài câu thế này:… Em biết thân em phận gái nghèo hèn, mà lỡ yêu thương ai rồi, cầm bằng như áng mây trôi… Chuyện tình tan vỡ vì thân phận giàu nghèo, giai cấp có đầy trong cuộc sống. Nỗi đau được bày tỏ qua tiếng nhạc bằng ngôn ngữ đời thường dù hơi thiếu chất thơ một chút, thì liệu có nên lãnh đạm chỉ vì nó là nhạc sến? (hết trích)


Dạo trước lông bông ở khu phố cổ Hà Nội, bắt gặp ban nhạc lưu động. Toàn ban chỉ… có hai bạn trẻ, cũng micro, ampli, loa… mà hát toàn nhạc sến. Đừng tưởng giọng Bắc kỳ hát sến mà xem thường. Hai bạn trẻ này hát nhạc sến mùi không thể tả, xuống giọng trầm trong bài “Sương trắng miền quê ngoại” ngọt sớt, giọng lại chững chạc, chứ không sến rện.

“… Mẹ biết bây giờ con ngồi hố nhỏ gió hẹn mưa thề
Một khi con về quê ngoại xưa để mẹ nhắn lời thăm
Đường làng cũ năm nào khi con còn bé nhỏ theo mẹ đến trường…”


Tôi từ Sài Gòn ra Hà Nội, tình cờ nghe được nhạc sến, mà giọng lại rất sến, chẳng khác nào “tha hương ngộ cố tri”.

Thật ra, đôi lúc làm việc mệt mỏi, tôi cũng xả stress, nghe vài bản nhạc không lời, nhạc cổ điển, nhạc ngoại quốc như Mal, Main dans la main, Love me with all of your heart,… thứ nhạc của một thời ngồi cà phê đèn mờ, nhịp chân, búng tay theo khói thuốc, tạm quên chiến cuộc trôi qua. Nhưng hễ vô vài ly, có chút hơi men, dù ngồi với bè bạn hay uống một mình, là phải nghe nhạc sến. Lời lẽ nhạc sến mộc mạc, từ ly rượu chui thẳng vào tim, khỏi vòng qua cái đầu chi cho mất công suy diễn lời ca ẩn dụ (mà có khi chỉ là trò chơi chữ).

Thuốc chích phê hơn thuốc uống. Phê lắm!

Vũ Thế Thành
Theo: Sài Gòn Thập Cẩm



KHI VIP BỊ ÁM SÁT - KỲ 6: ÁM SÁT TỔNG THỐNG MỸ BỊ TRỪNG PHẠT THẾ NÀO?

Sở Mật vụ Mỹ ra đời năm 1865 trong thời kỳ nội chiến (1861-1865) với nhiệm vụ ban đầu là ngăn chặn vấn nạn tiền giả. Sau đó, Sở Mật vụ sáp nhập vào Bộ Tài chính và phụ trách điều tra đủ loại tội phạm, từ cướp của đến giết người, rồi bảo vệ tổng thống

Năm 1901, Leon Czolgosz dùng súng ám sát Tổng thống William McKinley và phải lên ghế điện về tội giết người - Ảnh: Thư viện Quốc hội Mỹ

Đội bắn tỉa phản công Sở Mật vụ Mỹ

Trên trang War History Online (Mỹ), nhà nghiên cứu sử Elisabeth Edwards ghi nhận đến khi Tổng thống William McKinley bị ám sát vào năm 1901, theo yêu cầu của Quốc hội, Sở Mật vụ mới được giao nhiệm vụ bảo đảm an ninh cho tổng thống, đồng thời vẫn tiếp tục thu thập thông tin tình báo trong nước và phản gián đến khi FBI ra đời vào năm 1908. Năm 1968, Sở Mật vụ mở rộng phạm vi bảo vệ đối với các ứng cử viên tổng thống.

Hiện nay, chủ đề 18 Bộ Pháp điển Mỹ mục 3056 (18 USC § 3056) mô tả các nhân vật được Sở Mật vụ Mỹ bảo vệ gồm có tổng thống, phó tổng thống, gia đình trực hệ của tổng thống và phó tổng thống; cựu tổng thống cùng với vợ/chồng và con nhỏ dưới 16 tuổi; nguyên thủ quốc gia nước ngoài và vợ/chồng đến thăm Mỹ; các ứng cử viên tổng thống và phó tổng thống quan trọng cùng vợ/chồng; các sự kiện được bộ trưởng Bộ An ninh nội địa chỉ định là "sự kiện an ninh quốc gia đặc biệt".

Sở Mật vụ Mỹ ra đời cách đây gần 160 năm nhưng đến năm 1971, đội bắn tỉa phản công của sở mới được thành lập. Đơn vị này trực thuộc Đơn vị tác chiến đặc biệt (SOD) chuyên làm nhiệm vụ quan sát tầm xa và hỗ trợ chiến thuật cho các đặc vụ bảo vệ yếu nhân. Tùy theo yêu cầu, đội bắn tỉa phản công cũng có thể đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ yếu nhân, bảo vệ địa điểm và các sự kiện an ninh quốc gia đặc biệt.

Theo trang web của Sở Mật vụ, đội bắn tỉa phản công gồm các xạ thủ bắn tỉa giỏi nhất nước Mỹ. Họ thường xuyên hoạt động theo nhóm hai người gồm một người quan sát và một người bắn tỉa.

Ngoài kỹ năng hạ gục mục tiêu chỉ bằng một phát súng ở cách xa hàng trăm mét, họ còn phải có khả năng tính toán tác động của gió, nhiệt độ không khí, trọng lực và các yếu tố môi trường khác có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của phát bắn. Ngoài ra, họ cũng được huấn luyện cách phát hiện mối đe dọa trước khi xảy ra.

Trong sự kiện cựu Tổng thống Donald J. Trump bị bắn trong cuộc vận động tranh cử tại khu triển lãm nông nghiệp ở quận Butler (bang Pennsylvania) hôm 13-7-2024, vụ ám sát bất thành nhờ đội bắn tỉa phản công tiêu diệt mục tiêu nhanh chóng.

Trong buổi điều trần trước Ủy ban Tư pháp và Ủy ban An ninh nội địa và các vấn đề chính phủ của Thượng viện Mỹ vào cuối tháng 7-2024, quyền giám đốc Sở Mật vụ Ronald L. Rowe, Jr. đã tường trình cụ thể phản ứng của đội bắn tỉa phản công vào hôm xảy ra ám sát. Ông cho biết lúc 18h ngày 13-7, cựu Tổng thống Trump bước lên sân khấu phát biểu. Lúc 18h11, hung thủ Thomas Matthew Crooks bắn loạt đầu ba phát súng. Các phát súng thứ tư đến thứ tám diễn ra trong vài giây tiếp theo.

15 giây rưỡi sau phát súng đầu tiên, một tay súng đội bắn tỉa phản công Sở Mật vụ đã bắn một phát duy nhất tiêu diệt hung thủ. Ông giải thích xạ thủ đội bắn tỉa phản công có toàn quyền quyết định nổ súng chứ không cần báo cáo và chờ đợi cấp trên quyết định.

Đội bắn tỉa phản công Sở Mật vụ Mỹ giám sát buổi vận động tranh cử của cựu Tổng thống Donald Trump ở Bắc Carolina ngày 21-8-2024 - Ảnh: Reuters

Công việc của đội bắn tỉa phản công là vấn đề sống còn. Chỉ một phát bắn sẽ quyết định số phận của tổng thống và theo đó là số phận của đất nước.

Sở Mật vụ Mỹ

Ám sát tổng thống Mỹ bị xử đến tử hình

Trước năm 1965, không có đạo luật liên bang nào ở Mỹ hình sự hóa hành vi ám sát tổng thống. Sau vụ ám sát Tổng thống John F. Kennedy năm 1963, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Ám sát tổng thống vào năm 1965. Đạo luật được đưa vào Bộ Pháp điển Mỹ (18 USC § 1751) quy định các hành vi sát hại, bắt cóc hoặc tấn công tổng thống đương nhiệm, tổng thống đắc cử, phó tổng thống đương nhiệm, phó tổng thống đắc cử và những người tiếp theo trong danh sách kế nhiệm tổng thống nếu không có phó tổng thống là tội liên bang.

Đối với hung thủ sát hại tổng thống, chủ đề 18 Bộ Pháp điển Mỹ mục 1751 (18 USC § 1751) nêu rõ: "(a) Bất kỳ ai sát hại (1) cá nhân là tổng thống Mỹ, tổng thống đắc cử, phó tổng thống hoặc nếu không có phó tổng thống, quan chức tiếp theo theo thứ tự kế nhiệm nhiệm vụ tổng thống Mỹ, phó tổng thống đắc cử hoặc bất kỳ người nào đang giữ chức tổng thống phù hợp hiến pháp và luật pháp Mỹ... sẽ bị phạt (1) tù giam có thời hạn hoặc chung thân, hoặc (2) tử hình hoặc tù giam có thời hạn hoặc chung thân nếu cá nhân đó tử vong...".

Công ty luật Varghese Summersett (Mỹ) ghi nhận mặc dù đạo luật liên bang năm 1965 cho phép áp dụng mức án tử hình đối với người ám sát tổng thống nhưng thật ra án tử hình chưa bao giờ được tuyên theo luật này, vì bốn vụ ám sát tổng thống Mỹ đều xảy ra trước khi đạo luật này ban hành:

• John Wilkes Booth (ám sát Tổng thống Abraham Lincoln năm 1865) bị giết trong quá trình bắt giữ.

• Charles Guiteau (ám sát Tổng thống James Garfield năm 1881) bị treo cổ về tội giết người theo luật của quận Columbia.

• Leon Czolgosz (ám sát Tổng thống William McKinley năm 1901) lên ghế điện về tội giết người theo luật của bang New York.

• Lee Harvey Oswald (bị cáo buộc ám sát Tổng thống John F. Kennedy năm 1963) bị sát hại trước khi đưa ra xét xử.

Hình phạt khác nhau giữa ám sát thành công và ám sát hụt. Ám sát hụt bị xử đến mức tù chung thân. Chủ đề 18 USC § 1751 quy định: "(c) Bất kỳ ai âm mưu sát hại hoặc bắt cóc cá nhân được chỉ định trong mục (a) của điều luật này sẽ bị phạt tù có thời hạn hoặc tù chung thân". Mặc dù luật cho phép phạt đến mức án tù chung thân nhưng trên thực tế nhiều hung thủ mưu sát cuối cùng cũng được ân xá hoặc trả tự do sau một thời gian dài thụ án.

Chủ đề 18 Bộ Pháp điển Mỹ mục 1751 còn nêu các hành vi khác:

• Bắt cóc tổng thống có thể bị phạt tù chung thân hoặc bị kết án tử hình nếu vụ bắt cóc dẫn đến tử vong.

• Âm mưu ám sát hoặc âm mưu bắt cóc có thể bị phạt tù chung thân.

• Âm mưu ám sát hoặc âm mưu bắt cóc có từ hai người trở lên tham gia có thể bị phạt tù chung thân (hoặc tử hình nếu dẫn đến tử vong) nếu có một hoặc nhiều người thực hiện hành động thúc đẩy thực hiện âm mưu.

• Hành hung có thể bị phạt tiền và phạt tù đến 10 năm.

Theo Công ty luật FindLaw, cơ quan công tố không cần chứng minh động cơ ám sát tổng thống miễn đó là hành vi cố ý. FBI là cơ quan phụ trách điều tra các vụ ám sát tổng thống. Trong quá trình điều tra, FBI có thể yêu cầu các cơ quan liên bang và tiểu bang (bao gồm quân đội và Sở Mật vụ) hỗ trợ. Ám sát tổng thống là tội liên bang nên bị cáo được đưa ra xét xử tại tòa án liên bang. Tổng chưởng lý sẽ phụ trách công tác truy tố và đứng đầu nhóm công tố viên. Phiên tòa xét xử thường diễn ra tại Washington D.C. hoặc tòa án ở Virginia.

-------------------

Ngày 31-10-1984, chính trường và người dân Ấn Độ rúng động trước sự kiện bi thảm nữ Thủ tướng Indira Gandhi bị chính hai lính cận vệ thân tín nã hàng chục phát đạn ngay thủ đô New Delhi. Điều tra sau đó cho thấy chính bà nữ thủ tướng xấu số này đã "góp phần" tự kết liễu mình khi bà khước từ các cảnh báo và yêu cầu bảo vệ.

Dạ Thảo / Theo: tuoitre.vn
Còn tiếp kỳ cuối:
KHI VIP BỊ ÁM SÁT - KỲ CUỐI: BI KỊCH CỦA GIA ĐÌNH THỦ TƯỚNG INDIRA GANDHI


NHỊ SƠN KỆ - TRẦN THÁI TÔNG


Nhị sơn kệ - Trần Thái Tông

Nhân sinh tại thế nhược phù âu,
Thọ yêu nhân thiên mạc vọng cầu.
Cảnh bức tang du tương hướng vãn,
Thân như bồ liễu tạm kinh thâu.
Thanh điêu tích nhật Phan Lang mấn,
Bạch biến đương niên Lã Vọng đầu.
Thế sự thao thao hồn bất cố,
Tịch dương tây khứ thuỷ đông lưu.


二山偈 - 陳太宗

人生在世若浮漚
壽夭因天莫妄求
景逼桑榆將向晚
身如蒲柳暫經秋
青雕昔日潘郎鬢
白遍當年呂望頭
世事滔滔渾不顧
夕陽西去水東流


Kệ núi thứ hai
(Dịch thơ: Thích Thanh Từ)

Con người kiếp sống tợ phù âu,
Thọ yểu người trời chớ vọng cầu.
Bóng ngả nương dâu, chiều sắp đến,
Thân như bồ liễu tạm qua thu.
Phan Lang thuở nọ còn xanh tóc,
Lữ Vọng ngày nay đã bạc đầu.
Cuồn cuộn việc đời trôi chẳng đoái,
Vâng ô gác núi, nước trôi xuôi.


Sơ lược tiểu sử tác giả:

Trần Thái Tông 陳太宗 (17/7/1218 - 5/5/1277) tên thật là Trần Cảnh 陳景, vị vua đầu tiên của triều nhà Trần. Do sự sắp đặt của Trần Thủ Ðộ, Lý Chiêu Hoàng đã lấy Trần Cảnh và sau đó nhường ngôi cho ông (năm 1226). Vì quyền lợi của họ Trần, ông phải chịu những bi kịch trong cuộc đời, để lại trong tâm tư ông một niềm khắc khoải, day dứt không nguôi. Ông là vị vua có công đất nước từ thời kỳ lộn xộn cuối đời Lý đến bình an và thịnh vượng, đặt nền móng cho việc xây dựng chế độ thi cử để tuyển chọn hiền tài góp phần mở mang việc học. Ông cũng đã đích thân chỉ huy nhiều mặt trận nguy hiểm trong cuộc chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất.

Nguồn: Thi Viện

BÍ ẨN CHƯA ĐƯỢC GIẢI MÃ VỀ CHUYẾN TÀU MA GOGOL

Ở Đông Âu và Nga, một trong những hiện tượng bí ẩn kỳ lạ nhất chính là bí ẩn về "chuyến tàu ma Gogol". Nhiều thông tin cho rằng các nhà khoa học của Đại học Tổng hợp Matxcova cũng đã tiến hành các cuộc điều tra, nghiên cứu về hiện tượng "đoàn tàu ma". Tuy nhiên, do không muốn tiết lộ những hiện tượng khó lý giải đó cho công chúng, nên sự cố này vẫn được coi là một bí ẩn.


Tháng 1/2009, tại Ukraine, một số người đã nói rằng: "Tôi trông thấy một đoàn tàu hỏa đang lao tới trước mặt, nhưng chớp mắt lại biến mất, không thấy tăm hơi, rốt cuộc nó đã đi đâu?". Ngay sau đó, hiện tượng này đã làm nức lòng những người hâm mộ các bí ẩn liên quan đến "đoàn tàu ma" trên toàn thế giới của chúng ta. Trên thực tế, ngay từ năm 1933, chuyến tàu ma đã trở thành một vụ án nan giải, từ năm 1951 đến nay, "đoàn tàu ma" đã nhiều lần xuất hiện trên lục địa Á - Âu, và trở thành một trong những sự cố có thể bỏ qua các định luật vật lý thông thường.

Sự biến mất của chuyến tàu ma Gogol

Sự cố đoàn tàu mất tích liên quan đến vụ mất hộp sọ của nhà văn Nga nổi tiếng Nikolai Vasilievits Gogol - được mệnh danh là “Charles Dickens của nước Nga”, mất năm 1852.

Năm 1931, phần mộ của Gogol được chuyển đến nghĩa trang Danilov ở Moscow, nơi sau này trở thành nhà tù dành cho trẻ vị thành niên. Thế nhưng khi người ta khai quật thi thể của ông lên thì lại phát hiện hộp sọ của ông đã “không cánh mà bay”.


Sau nhiều lần khó khăn tìm kiếm, người họ hàng của Gogol - sĩ quan hải quân Janowski đã tìm được hộp sọ thất lạc và mang nó trở lại Ý - nơi anh ta đóng quân. Ngay sau đó, Janowski đã nhờ một sĩ quan người Ý tận tay giao chiếc hộp sọ này cho một luật sư người Nga.

Vào mùa xuân năm 1933, viên sĩ quan người Ý cấm lấy chiếc hộp sọ của Gogol và bắt đầu một cuộc hành trình dài, em trai của anh ta và một vài người bạn cùng lên tàu và bắt đầu khởi hành trong vui vẻ.

Khi đoàn tàu đi vào một đường hầm dài, em trai của người sĩ quan muốn pha trò với bạn bè để dọa họ nên đã bí mật lấy hộp sọ của Gogol ra khỏi chiếc hộp. Nhưng ngay trước khi tàu vào hầm, hành khách trên tàu bất ngờ hoảng loạn một cách khó hiểu và chàng sinh viên này lập tức nhảy khỏi con tàu trước khi nó hoàn toàn biến mất.

Sau đó, anh kể với các phóng viên rằng một màn sương mù trắng lạ lùng đã nuốt chửng chuyến tàu bất hạnh này, anh còn miêu tả sự sợ hãi và hoảng sợ không thể tả được của hành khách lúc đó, anh thừa nhận chính mình là người đã lấy trộm sập gụ đựng hộp sọ của người anh. Trong số 106 hành khách trên chuyến tàu này, chỉ có hai người sống sót bằng cách nhảy ra khỏi tàu trước khi nó biến mất một cách khó hiểu.


Chính quyền địa phương đã tiến hành kiểm tra và khám xét kỹ lưỡng đường hầm nhưng ngạc nhiên là họ thậm chí không tìm thấy bất cứ dấu vết nào do tàu để lại và lối vào đường hầm sau đó đã bị chặn lại. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, một quả bom đã phá hủy đường hầm này và sau khi điều tra, người ta xác nhận rằng đoàn tàu đã biến mất vào năm 1933.

Trên thực tế, đây là một đoàn tàu chỉ có ba toa, do một khách du lịch thuê từ một công ty ở Ý, đến nay mô hình của đoàn tàu này vẫn được lưu giữ trong bảo tàng đường sắt ở Milan. Bởi vậy, các nhà điều tra muốn thông qua mô hình xe lửa này để tìm hiểu nguyên nhân khiến đoàn tàu biến mất một cách kỳ lạ, nhưng cuối cùng cuộc điều tra này vẫn không có kết quả.

Sự xuất hiện của chuyến tàu ma

Vào năm 1991, “chuyến tàu ma Gogol” đã xuất hiện trở lại ở Poltava, nó đã thu hút sự chú ý của báo chí và giới truyền thông, cả hai tờ báo của Ukraina cũng đăng tải những thông tin về vụ việc này. Một nhân viên đường sắt làm việc tại một công trình chuyển mạch đường sắt xác định rằng ngày đoàn tàu xuất hiện là ngày 25 tháng 9 năm 1991.


Vào ngày hôm đó, một nhà khoa học thuộc Học viện Khoa học Kiev Ukraina chuyên nghiên cứu về các hiện tượng siêu nhiên đã đứng sẵn ở gần ngã ba gần đường ray, chờ sự xuất hiện của chuyến tàu ma này.

Khi nó xuất hiện lần nữa từ hư không, anh ta đã nhảy lên toa cuối cùng dưới sự theo dõi của một số nhân chứng, thế nhưng sau đó đoàn tàu lại nhanh chóng biến mất, và nhà khoa học muốn giải mã bí ẩn về chuyến tàu ma bí ẩn này cũng biến mất cùng với chuyến tàu kỳ lạ và không có tin tức gì từ đó đến nay.

Theo thông tin báo chí đưa tin, sau khi nhà khoa học mất tích, đoàn tàu ma đã hơn một lần xuất hiện ở ngã ba này, nhưng không ai dám nhảy lên đoàn tàu ma này nữa.

Sau đó, cũng có nhiều thông tin về sự xuất hiện của đoàn tàu ma trên bán đảo Crimea vào năm 1955, nơi đoàn tàu đi qua một bờ kè cũ, nhưng điều khó hiểu là đường ray ở đó đã bị phá bỏ từ lâu.

Chuyến tàu ma xuất hiện lần cuối cùng

Vào ngày 17 tháng 1 năm 2009, sĩ quan cảnh sát Schuster ở Poltava, Ukraina trong quá trình lái xe đuổi theo một chiếc xe bị trộm, khi anh ta lao đến ngã ba đường sắt, xe của Schuster đột nhiên gặp sự cố và phải dừng lại. Khi anh ta rời khỏi xe để đi bộ tiếp cận tên trộm thì đúng lúc này một tiếng còi tàu đột ngột vang lên, một đoàn tàu xuất hiện trên đường ray cách tên trộm xe chưa đầy chục mét, và lao về phía chiếc xe đang mắc kẹt trên đường ray.


Schuster và tên trộm xe đều cảm thấy sững sờ: Chuyến tàu này đến từ đâu? Nó là một đoàn tàu rất ngắn và chỉ bằng ba toa, kiểu dáng của nó quá cũ, và những đoàn tàu sử dụng động cơ hơi nước như vậy đã bị loại bỏ từ lâu. Thế nhưng đoàn tàu này vẫn tiếp tục di chuyển và lao vào chiếc ô tô, hất văng nó ra khỏi đường ray. Nhân cơ hội này, kẻ trộm xe đã leo lên toa thứ hai của đoàn tàu.

Khi Schuster đuổi theo, tên trộm xe hơi còn vẫy tay chào anh ta một cách đắc thắng. Lúc này, một người phụ nữ trung niên đột nhiên xuất hiện ở cửa sổ trong toa thứ ba của đoàn tàu, người phụ nữ này mặc một chiếc váy hoa kiểu cũ, ngơ ngác nhìn ra ngoài cửa sổ.

Thế nhưng ngay khi Schuster chạy ra phía sau để leo lên tàu thì có một tiếng hét chói tai khiến cho anh phải rùng mình:“Đừng lên nữa!”. Khi quay đầu nhìn lại thì Schuster thấy đó một nhân viên đường sắt già với gương mặt có vẻ lo lắng.

Người công nhân đường sắt già đó tên là Bolt, nói với vẻ kinh hoàng: "Anh thật may mắn! Nếu anh lên chuyến tàu đó thì sẽ không thể xuống được nữa. Nó chính là 'Chuyến tàu ma Gogol'!".

Những người làm trong ngành đường sắt ở Nga thường gọi những con tàu ma là URO, có nghĩa là “vật thể không xác định trên đường sắt”. Theo tin đồn, URO đã nhiều lần xuất hiện ở khu vực Moscow, và nó thường xuất hiện vào các năm 1975, 1981, 1986, 1992 và 2009.


Giảng viên Đại học Moscow, nhà vật lý và toán học Ivan Patser, là trưởng nhóm các nhà khoa học quan tâm đến đoàn tàu ma, trong số đó có các chuyên gia đường sắt, nhà triết học và các nhà khoa học trong các lĩnh vực khác. Họ đã tiến hành nhiều cuộc điều tra và nghiên cứu thực địa tại các điểm giao cắt đường sắt ở những khu vực từng xuất hiện đoàn tàu ma.

Ivan Patser tin rằng mạng lưới đường sắt đan xen Á-Âu là dự án toàn cầu lớn nhất do nhân loại xây dựng trên Trái Đất, và mạng lưới đường sắt khổng lồ này có thể đã có tác động sự luân chuyển của thời gian. Patser cho rằng bất kỳ thay đổi đáng kể nào trong không gian sẽ gây ra các hiện tượng dị thường tức thời, thời gian và không gian có các đặc tính điện từ không thể tách rời.

Lý thuyết của Patser cho rằng thời gian cũng được bảo toàn, và thời gian trôi qua sẽ không biến mất. Về “chuyến tàu ma”, có hai bí ẩn chưa được giải đáp, đó là tại sao đoàn tàu cứ lao thẳng về phía trước mà không dừng lại, và tại sao không có ai xuống tàu?

Đã có rất nhiều sự kiện siêu nhiên về "chuyến tàu ma", và cũng có rất nhiều nhân chứng về hiện tượng kỳ bí này. Nó cũng đã khơi dậy sự quan tâm lớn của mọi người, và các nhà khoa học cũng đã cố gắng lý giải bí ẩn này bằng nhiều giả thuyết khác nhau, nhưng chuyến tàu ma bất ngờ xuất hiện và bất ngờ mất tích vẫn là một bí ẩn cho đến ngày nay.

Đức Khương / Theo: Trí Thức Trẻ



Sunday, July 20, 2025

NĂM MỚI, HỌC TƯ DUY KẺ MẠNH CỦA SÓI VÀ ĐẠI BÀNG: THẤY TÌNH THẾ KHÔNG ỔN, LẬP TỨC RÚT LUI!

Người mạnh mẽ luôn dứt khoát và quyết đoán - giống như phẩm chất kiên định, dũng mãnh của Sói đầu đàn và đại bàng giữa trời xanh.


Có một tình tiết hấp dẫn trong bộ phim "Oppenheimer": Nhà khoa học Oppenheimer bị coi là gián điệp và phải đối mặt với sự nghi ngờ của dư luận. Trong phiên điều trần, người bạn cũ Taylor bất ngờ trở giáo, cáo buộc Oppenheimer là kẻ chủ mưu ở nơi làm việc, can thiệp vào việc nghiên cứu của các nhà khoa học khác và ngăn cản mọi người đóng góp cho đất nước. Sau đó, thậm chí còn ra vẻ bắt tay Oppenheimer và nói lời tạm biệt.

Một người bình thường chắc chắn sẽ tức giận. Nhưng Oppenheimer vẫn lịch sự đáp lại cái bắt tay của Taylor. Sau đó âm thầm cắt đứt liên lạc với anh ta và hoàn toàn gạt chuyện vừa xảy ra sang một bên.

Xem xong đoạn phim này, tôi đã cảm thán: đây chính là tư duy của kẻ mạnh. Trong thực tế cuộc sống, rất nhiều người có xu hướng đối đầu trực diện với kẻ xấu và cuối cùng phải trả giá đắt hơn về mặt tinh thần. Nhưng người mạnh mẽ luôn dứt khoát và quyết đoán, khi thấy tình thế không ổn, họ rút lui kịp thời và không bao giờ đứng im tại chỗ.

01

Kết quả của những trận chiến không ngừng nghỉ với người khác là gì?

Để tôi kể cho bạn nghe hai câu chuyện: Một người là nhà toán học Leibniz. Trong môn giải tích có một công thức quan trọng gọi là "công thức Newton-Leibniz". Nhìn thấy cái tên này, bạn có thể nghĩ rằng hai người này là bạn tốt hoặc đối tác có mối quan hệ tốt. Sự thật hoàn toàn ngược lại.

Leibniz đã đấu tranh với Newton cả đời để chứng minh rằng ông là người đầu tiên phát minh ra công thức.

Newton buộc tội Leibniz ăn cắp công thức của ông. Leibniz cho biết ông đã độc lập phát hiện ra lý thuyết này và công bố kết quả sớm hơn Newton. Newton tin rằng ông đã đề cập đến công thức trong ghi chú của mình mười năm trước và rằng ông đã thành công hơn trong việc áp dụng nó. Nhưng Leibniz nói rằng các khái niệm và thuật toán giải tích mà ông đề xuất nằm ngoài tầm với của Newton.

Trong mắt thế giới bên ngoài, nghiên cứu của hai người có trọng tâm và đóng góp khác nhau, thực sự không cần phải tranh cãi không ngừng. Tuy nhiên, cả hai vẫn dẫn đầu những người ủng hộ và phát động một cuộc tranh luận kéo dài hơn mười năm. Sau khi Newton trở thành chủ tịch Hiệp hội Hoàng gia, ông đã thành lập một đội điều tra đặc biệt để thay mặt ông giành quyền phát minh ra công thức. Leibniz ở thế yếu đã đưa ra nhiều tuyên bố nhưng đều bị bác bỏ.

Dành nhiều thời gian để lo lắng về vấn đề này, cơ thể vốn đã yếu ớt của Leibniz lại càng trở nên tồi tệ hơn. Năm 1713, hoàng gia Anh công bố Newton là người đầu tiên phát minh ra công thức. Sau khi nghe điều này, Leibniz đổ bệnh và qua đời ba năm sau đó.

Khi ông qua đời, chỉ có thư ký và bác sĩ tiễn ông.


02

Câu chuyện thứ hai kể về nhà văn Oscar Wilde.

Wilde, người xuất thân từ một gia đình danh giá, là "con nhà người ta" trong nửa đầu cuộc đời. Ông là một người vô cùng tài năng, giành được Huân chương Putola về Văn học khi mới 10 tuổi, xuất bản một tập thơ ở tuổi 20, đi diễn giảng ở Hoa Kỳ ở tuổi 28 và trở thành chủ biên của một tạp chí nổi tiếng ở tuổi 33. Ông có một gia đình hạnh phúc, một người vợ đảm đang, xinh đẹp, hai cậu con trai thông minh, dễ thương và đạt được nhiều thành công trong tình yêu cũng như sự nghiệp. Tuy nhiên, tất cả điều này đã thay đổi đáng kể vào năm 1895.

Năm đó, có người dán một tấm áp phích trước cửa câu lạc bộ mà ông thường lui tới, vu khống các tác phẩm của ông là "hạ lưu", chỉ trích con người ông là giả tạo. Người dán tấm áp phích này không ai khác chính là Hầu tước Queensberry khét tiếng. Lý do ông làm điều này là vì cãi nhau với con trai khi phát hiện con trai mình thường xuyên qua lại với Wilde nên nghĩ đến việc ra tay với Wilde.

Bạn bè khuyên Wilde rằng chẳng có ai để tâm lời nói của Hầu tước Queensberry, tốt nhất là hãy cứ phớt lờ ông ta. Nhưng Wilde không thể nuốt trôi cục tức này và nhất quyết nộp đơn kháng cáo. Ông ngưng mọi công việc viết kịch bản và tiểu thuyết và dành toàn bộ tâm sức cho việc kiện tụng.

Cả hai tranh cãi gay gắt trước tòa, kết quả, Wild khởi kiện thất bại, và còn bị tòa án kết tội "có hành vi sai trái". Sau khi thua kiện, Wilde bị kết án hai năm lao động khổ sai, tương lai của ông bị hủy hoại và vợ ông tái hôn với người khác. Sau khi thụ án và được ra tù, cuộc sống trước kia cũng không thể lấy lại được. Không còn được thế giới văn học chính thống chấp nhận, ông chỉ có thể một mình chịu đựng cảnh nghèo khó và qua đời ở tuổi 46.


03

Cả hai đều là những người xuất sắc trong lĩnh vực tương ứng của mình. Nếu họ tập trung vào công việc trước mắt, họ chắc chắn sẽ còn đạt được thêm điều gì đó. Nhưng họ lại phớt lờ tương lai tươi sáng của mình để vướng vào những chuyện vặt vãnh.

Kết quả là phải trả giá bằng cả cuộc đời còn lại, điều đó thực sự đáng buồn và cũng đáng trách. Vì vậy, việc con người có ham muốn chiến thắng mạnh mẽ đôi khi không phải là điều tốt.

Những người cố tình gây chiến có thể được nhìn thấy ở khắp mọi nơi trong cuộc sống.

Bạn được thăng chức và tăng lương, nhưng anh ta lại nói bạn dựa vào các mối quan hệ;

Bạn đang lái xe trên đường, anh ta vô tình tông vào bạn, rồi lại mắng bạn không có mắt;

Bạn nói trái đất hình tròn, anh ta cười nhạo sự thiển cận của bạn và nói với bạn rằng trái đất hình vuông.

Tức giận, bạn quyết định chiến đấu. Nó giống như việc vật lộn trong vũng lầy, ngay cả khi bạn thắng, bạn cũng sẽ lãng phí rất nhiều thời gian, sức lực và mất nhiều hơn là được. Nhưng nếu thua, sự thù địch và không can tâm sẽ khiến bạn dễ hành động bốc đồng.

Dù kết quả thế nào thì bạn cũng thua. Thay vì để tính nóng nảy nhất thời dẫn đến những hậu quả không hay, tốt hơn hết bạn nên coi mình là kẻ xui xẻo và nhanh chóng rời khỏi vũng lầy.

Nhà khoa học chính trị Parkinson từng đề xuất một định luật rất thú vị có nội dung: Đối với hầu hết mọi người, thời gian họ dành để suy nghĩ về một việc nào đó tỷ lệ nghịch với tầm quan trọng của việc đó. Chứng minh sự vô tội của bạn trước những người nói xấu sau lưng bạn hay tập trung vào việc cải thiện hiệu suất của bạn; La hét với người đã tông vào xe của bạn hay tập trung lái xe tới nơi cần đến; Cố gắng giải thích cho người có trình độ nhận thức thấp hay giữ im lặng và tập trung vào việc học. Lãng phí thời gian vào những việc tầm thường hay đầu tư công sức vào những thứ có giá trị thực sự.

Sự lựa chọn của bạn quyết định tư duy và tầm nhìn của bạn. Người thực sự khôn ngoan sẽ chủ động đầu hàng.

Không phải họ không muốn chiến đấu, cũng không phải là không thể thắng, chỉ là họ cảm thấy không nhất thiết phải tham gia một cuộc chiến vô nghĩa mà thôi.


04

Có một cầu thủ huyền thoại trong lịch sử bóng chày Mỹ - Jackie Robinson. Để tri ân con số 42 phía sau áo của anh ấy, các cầu thủ Major League Baseball hiện tại đã cố tình tránh con số này.

Vào ngày 15 tháng 4 hàng năm, tất cả các cầu thủ và huấn luyện viên sẽ mặc áo số 42 để kỷ niệm. Jackie Robinson là một cầu thủ bóng chày da màu được người quản lý đội bóng tình cờ phát hiện và gia nhập đội bóng Brooklyn Dodgers nổi tiếng.

Đây là một đội bóng da trắng, và vào thời điểm đó, tình trạng phân biệt chủng tộc diễn ra rất nghiêm trọng, anh không thể ăn cùng đồng đội hoặc sử dụng nhà vệ sinh và phòng tắm cùng các đồng đội người da trắng.

Trong quá trình tập luyện, các đồng đội đã cô lập anh, huấn luyện viên cũng đối xử với anh rất khác.

Trong trận đấu, các đối thủ thỉnh thoảng ném những cú khá mạnh vào đầu anh, khán giả thậm chí còn chửi bới anh.

Tức giận, nhưng mỗi khi muốn lao vào trả thù, anh luôn nghĩ đến cuộc trò chuyện với sếp của mình. Khi được thuê, ông chủ đã cảnh báo anh: Đừng để sự tức giận chiếm lấy đầu óc khi gặp phải sự bất công.

Jackie Robinson bối rối: Anh đang tìm một cầu thủ không có gan đánh trả? Ông chủ nói: Tôi muốn tìm một cầu thủ có đủ can đảm để không đánh trả. Cậu biết đấy, chúng ta sẽ chiến thắng miễn là thế giới thừa nhận hai điều: cậu là một quý ông có giáo dục tốt và là một cầu thủ bóng chày cừ khôi.

Trong sự nghiệp sau này, anh tránh mọi xung đột, chịu đựng mọi bất công, dành thời gian và sức lực cho việc tập luyện và thi đấu.

Cuối cùng, anh giành được chức vô địch World Series đầu tiên cho Dodgers vào năm 1973, giành được sự tôn trọng của mọi người bằng chính sức mạnh và thực lực của mình.

Câu chuyện này khiến tôi nhớ đến một lý thuyết trong tâm lý học. Mọi thứ mà mọi người đều phải giải quyết đều là một quá trình "định hình lại bộ não".

Dù bạn giải quyết vấn đề gì, bạn sẽ vô tình "đóng" vai trò tương ứng cho đến khi bạn thực sự trở thành người đó.

Khi bạn so đo với những người tính toán, bạn sẽ mất đi lý trí trước khi bạn nhận ra điều đó.

Khi bạn tranh luận với một người kiêu ngạo, bạn sẽ dần dần trở nên kiêu ngạo.


Người dễ dàng quyết tâm thì không có cảm xúc, còn người dễ bị tổn thương thì không có lòng quyết tâm.

Chỉ khi hiểu rõ những gì bạn muốn và điều gì là quan trọng nhất đối với bạn vào lúc này, bạn mới không dễ dàng bị kích động bởi những ý đồ xấu xa của thế giới bên ngoài.

Cuộc sống rất ngắn ngủi, và mỗi phút bạn lãng phí cho những người xấu, những điều tồi tệ là lãng phí thời gian và thiếu tôn trọng chính mình.


Khi gặp bẫy, các loài thú khác sẽ chỉ tru lên và vùng vẫy, trong khi sói sẽ tự cắn đứt chân mình để trốn thoát. Khi đại bàng bị quạ làm phiền, nó sẽ không tức giận hay đánh trả mà chỉ bay cao hơn. Kết quả là những con thú khác trở thành bữa ăn của thợ săn, con sói trốn thoát, con quạ rơi xuống vì thiếu oxy ở độ cao cao hơn còn đại bàng thì bay vút lên trời cao.

Sự lựa chọn giữa sói và đại bàng là điều mà tôi gọi là "hình mẫu và tư duy của kẻ mạnh".

Diệu Đan / Theo: thanhnienviet

BỒ ĐÀO THẦN TỬU?

Thần tửu manh nha từ cuối thập niên 80, khi giới quan sát thấy rằng, dân Pháp có tỷ lệ người mắc và tử vong vì bệnh động mạch vành thấp so với dân Mỹ và các nước châu Âu khác, mặc dù dân Pháp tiêu thụ thịt đỏ, bơ sữa không kém gì các nước khác, thậm chí còn hơn. Chất béo bão hòa từ thịt đỏ bơ sữa được cho là yếu tố rủi ro gây bệnh tim mạch.


Nghịch lý dân Tây

Vài năm sau, tiến sĩ Serge Renauld của đại học Bordeaux, Pháp, lần đầu tiên đã gọi phát hiện kỳ lạ này là “Nghịch lý dân Tây” (French paradox), và giải thích, có thể là do ẩm thực Tây có nhiều chất béo omega-3, chất chống oxid hóa, và dân Pháp uống chừng mực vang đỏ. Ngay sau đó, đài truyền hình CBS của Mỹ đã cho rượu vang lên sóng “60 Minutes”, chương trình ăn khách nhứt của CBS.

Dân Mỹ vốn có số tử vong cao về bệnh tim mạch, ngay lập tức ngưỡng mộ rượu vang đỏ. Mức tiêu thụ rượu vang ở Mỹ tăng 40% trong vòng một năm. Truyền thông Mỹ đã nâng rượu bồ đào thành thần tửu, mặc dù giải thích của S. Renault mới chỉ là cái nhìn sơ khởi. Sau này còn thêm nhiều giải thích khác cho hiện tượng “nghịch lý dân Tây”, trong đó có cả sai lầm về thống kê.

Sức mạnh của truyền thông cao vời vợi hơn cả thi ca. Vào các trang web bán rượu vang, cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt, xem thử thì biết. “Nghịch lý dân Tây” đã được trích dẫn như kinh thánh, vẫn quyến luyến trong lòng rất nhiều bợm nhậu.


Thần tửu đến từ đâu?

Cái gọi là “nghịch lý dân Tây” là nguồn cảm hứng cho cả trăm nghiên cứu về rượu vang. Người ta tìm thấy trong rượu vang có chất resveratrol. Đây là một trong những chất chống oxid hóa thuộc nhóm polyphenol, có nhiều trong vỏ và cuống trái nho. Vang đỏ được lên men từ trái nho còn nguyên vỏ, nên lượng resveratrol nhiều hơn vang trắng. Lượng resveratrol có trong vang đỏ từ 0,2 – 5,8 mg/lít. Nho vỏ dày như loại Malbec cho nhiều revesratrol hơn. Ngoài ra cũng còn tùy cách chế biến vang, thời gian tiếp xúc lâu với vỏ nho, lượng resveratrol trong rượu cũng cao hơn.

Những nghiên cứu về resveratrol cho thấy có một đặc tính có lợi như sau: 
  • Revesratrol có tính kháng viêm, làm tăng cholesterol tốt (HDL), chống đông tập tiểu cầu, tránh hình thành các cục máu đông dễ gây những cơn đau tim.
  • Resveratrol ngăn ngừa việc kháng insulin, là yếu tố dẫn đến bệnh tiểu đường.
  • Resveratrol hoạt hóa gen SIRT 1, một cơ chế sinh học làm chậm quá trình lão hóa.
  • Resveratrol còn bảo vệ các tế bào thần kinh khỏi hư hỏng và tránh đóng vữa (plaque), có thể dẫn đến bệnh alzheimer.
Đó là những nghiên cứu về lợi ích của chất revesratrol. Còn nghiên cứu trực tiếp về rượu nho trên sức khỏe con người thì sao? Năm 2002, viện Nghiên cứu Y học Pháp (INSERM) đã làm nghiên cứu với những tay “bợm” từ 35-65 tuổi ở Toulouse, vùng nổi tiếng về rượu vang của Pháp. Kết quả cho thấy, những người uống rượu vang đỏ đều đều, mỗi ngày cỡ chừng hơn 1 xị (khoảng 300 ml), thì hàm lượng cholesterol tốt (HDL) trong máu cao hơn so với những người không uống rượu. Cả omega-3, một loại acid béo, tốt cho tim mạch, cũng cao hơn. Toàn là những chỉ số liên quan đến bệnh tim mạch, quá phù hợp với cái gọi là “nghịch lý dân Tây”.

Dĩ nhiên còn nhiều nghiên cứu khác hỗ trợ cho lợi ích ”thần thánh” của rượu vang như của giáo sư Marty Mayo (University of Virginia Health System), hay nghiên cứu của Martin Wabitsch, giáo sư Đại học Ulm (Đức), và còn nhiều nhiều nữa…


Thần tửu trở thành thần… thoại

Những nghiên cứu về đặc tính của revesratrol đa số đều làm thí nghiệm trên… chuột, chứ không phải trên người: Cải thiện huyết áp, tim mạch được tìm thấy trên chuột. Ngăn ngừa kháng insulin, hạ đường huyết được tìm thấy ở loài gặm nhấm. Bảo vệ tế bào thần kinh, ngừa bệnh alzheimer tìm thấy trên nhiều động vật trong phòng lab. Làm chậm lão hóa từ việc hoạt hóa gen SERT 1 được thấy trên các loại nấm men, sau này mới tìm thấy trên chuột.

Dĩ nhiên, ở các thí nghiệm trên, người ta không thể cho chuột hay thằn lằn uống rượu vang, mà dùng resveratrol tinh khiết với liều cao – nếu quy từ chuột qua người phải cần tới cả ngàn mg resveratrol, hay phải uống tới 500 -700 lít rượu vang.

Liều cao thì mặc kệ liều cao, thực phẩm chức năng vẫn nhập cuộc với những viên bổ sung revesratrol 200-500 mg, hay cao hơn nữa cũng chẳng nhằm nhò gì. Cho đến nay, giới khoa học chưa dám khuyến cáo nên dùng những viên bổ sung reveratrol này để phòng ngừa tim mạch, hay chống lão hóa… chỉ vì liều lượng reveratrol phải dùng cỡ nào mới đạt hiệu quả vẫn chưa được biết rõ, hiệu quá tốt xấu, có an toàn cho người không cũng chưa biết luôn.

Trong rượu vang, ngoài resveratrol còn nhiều chất có hoạt tính sinh học và chất chống oxid hóa khác, và đó lợi ích “tập thể”, chứ không chỉ tập trung vào các viên bổ sung resveratrol. Nói chung, lợi ích sức khỏe của rượu vang hay các viên bổ sung resveratrol chưa được khoa học xác nhận. Hơn nữa, revesratrol đáp ứng tốt với chuột, nhưng chưa chắc đáp ứng tốt với người. Nhưng không sao, thực phẩm chức năng lại rất thường “lầm lẫn” giữa chuột và người.

Vũ Thế Thành
Theo: Sài Gòn Thập Cẩm

CA (KHA) THƯ CA - TÂY BỈ NHÂN


Ca (Kha) Thư ca - Tây bỉ nhân

Bắc Đẩu thất tinh cao,
Kha Thư dạ đới đao.
Chí kim khuy mục mã,
Bất cảm quá Lâm Thao.

Chú thích:

1/ Ca Thư tức Ca Thư Hàn, một danh tướng đời Đường, cầm quân ngăn giặc Thổ Phồn tại cửa ải Lâm Thao (nay là huyện Mân tỉnh Cam Túc) trên biên giới tây bắc. Vạn lý trường thành đắp từ đời Tần phát xuất từ ải này.

2/ Mục mã tức là ngựa của dân du mục Thổ Phồn, ỷ chỉ quân giặc Thổ Phồn.


哥舒歌 - 西鄙人

北斗七星高
哥舒夜帶刀
至今窺牧馬
不敢過臨洮


Bài ca về Ca (Kha) Thư
(Dịch thơ: Anh Nguyên)

Bẩy sao Bắc Đẩu lên cao,
Kha Thư đêm vắng mang đao đứng chờ.
Nay người chăn ngựa còn ngờ,
Lâm Thao, chẳng dám bao giờ đi qua...


Sơ lược tiểu sử tác giả:

Tây bỉ nhân 西鄙人 là một quan trấn thủ biên cương tây bắc dưới thời Vãn Đường, không rõ tên và năm sinh năm mất. Để lại một bài thơ duy nhất là "Kha Thư ca" 哥舒歌 lưu truyền hậu thế.

Nguồn: Thi Viện