"Vì sao Tống Mỹ Linh không hợp táng với Tưởng Giới Thạch?" là một trong bốn câu hỏi lớn về cuộc đời của "người đàn bà thép" này.
Báo điện tử “Lịch sử Trung Hoa” (www.xyz6666.com) ngày 19/12/2010 đăng tải bài “Tại sao không hợp táng với Tưởng Giới Thạch? Bốn câu đố lớn về Tống Mỹ Linh”. Chúng tôi trích dịch tư liệu trên, giúp bạn đọc tham khảo, hiểu thêm về một người phụ nữ phương Đông đã từng được mệnh danh là “Người đàn bà thép”. Tống Mỹ Linh (sinh ngày 5/3/1897, mất ngày 24/10/2003), thọ 106 tuổi, đã từng là Tưởng phu nhân, Đệ nhất phu nhân của Trung Hoa Dân quốc.
Báo điện tử “Lịch sử Trung Hoa” (www.xyz6666.com) ngày 19/12/2010 đăng tải bài “Tại sao không hợp táng với Tưởng Giới Thạch? Bốn câu đố lớn về Tống Mỹ Linh”. Chúng tôi trích dịch tư liệu trên, giúp bạn đọc tham khảo, hiểu thêm về một người phụ nữ phương Đông đã từng được mệnh danh là “Người đàn bà thép”. Tống Mỹ Linh (sinh ngày 5/3/1897, mất ngày 24/10/2003), thọ 106 tuổi, đã từng là Tưởng phu nhân, Đệ nhất phu nhân của Trung Hoa Dân quốc.
1. Câu hỏi thứ nhất: Vì sao không về Đài Loan an táng?
Trước kỷ niệm sinh nhật lần thứ 106, do tình hình sức khỏe của bà Tống Mỹ Linh đã xấu đi, cho nên khi ấy đã có rất nhiều thông tin về chuyện hậu sự của bà phát tán ra ngoài.
Những tin tức ấy đều chưa được chứng thực, nhưng có một điều đã được khẳng định, đó là bà hy vọng sau khi mình chết không đưa về Đài Loan an táng. Vì sao lại có yêu cầu như vậy, bên ngoài có rất nhiều dư luận.
Cách nói thứ nhất là: Bà Tống Mỹ Linh là một người rất sùng tín đạo Cơ đốc, trước đó đã từng biểu thị, tất cả đều giao cho Thượng đế, sau này bản thân sẽ không theo Tưởng Giới Thạch an táng tại Đài Loan. Không ai biết đích xác vì sao bà dứt khoát không trở về Đài Loan. Nhưng có người phân tích rằng, sau khi qua đời, Tưởng Giới Thạch và Tưởng Kinh Quốc vẫn chưa an táng, điều này có thể liên quan đến việc Tưởng Giới Thạch luôn luôn muốn "lá rụng về cội", trở về đại lục. Tưởng Kinh Quốc chỉ rõ, khi còn sống Tưởng Giới Thạch đã lựa chọn 3 địa điểm: Tử Kim Sơn, Phương Sơn, Tứ Minh Sơn. Tưởng Kinh Quốc hy vọng trở về an táng bên cạnh mộ phần của mẫu thân tại Phụng Hóa, Chiết Giang. Khi ấy, là người phát ngôn hợp pháp duy nhất đời thứ ba của gia tộc họ Tưởng là Tưởng Hiếu Dũng đã nói rõ: Di chuyển linh cốt là chuyện nội bộ gia đình, Tưởng gia có phương thức xử lý của Tưởng gia.
Cách nói thứ hai là Tống Mỹ Linh hy vọng "lá rụng về cội". Bởi vì nghĩa trang họ Tống đặt tại Thượng Hải, ngoài mộ phần của Tống Khánh Linh, chị hai trong ba chị em họ Tống, cha mẹ của ba chị em họ Tống cũng đều an táng tại đây. Do bị hạn chế bởi nhân tố chính trị của hai bờ eo biển, Tống Mỹ Linh chưa có cách nào trực tiếp đến nghĩa trang bái tế cha mẹ, cho nên mấy năm trước, bà đặc biệt ủy thác người khác thay mặt bà kính viếng vòng hoa, bày tỏ lòng thành kính với đấng sinh thành. Bởi vậy, có người suy đoán, bà Tống Mỹ Linh có thể lựa chọn sau khi qua đời, bà có thể yên ngủ lâu dài bên cạnh cha mẹ tại nghĩa trang họ Tống tại Thượng Hải.
Cách nói thứ ba là giới Hoa Kiều ở New York (Mỹ) đưa tin rằng, Tống Mỹ Linh đã mua xong một phần mộ tại đây, làm nơi an táng mình. Do bà Tống Mỹ Linh đã từng nói rõ sau khi chết muốn an táng tại New York, nghĩa trang Fink Reeve tại bang New York Thượng đã chuẩn bị tốt phần mộ nội thất của bà Tống Mỹ Linh.
2. Câu hỏi thứ hai: Vì sao không để lại bất cứ văn tự nào?
Khi còn sống, bà Tống Mỹ Linh không để lại bất cứ một truyện ký hoặc dòng hồi ức nào, cũng không để lại tư liệu băng ghi âm hoàn chỉnh. Cũng có người khuyên bà Tống Mỹ Linh viết một số truyện để lại, nhưng đều bị bà khéo léo từ chối, nói rằng tất cả đều để lại cho lịch sử. Bà kiên trì cho rằng, thời gian sẽ cho phép lịch sử trả lại các sự kiện như nó vốn có (lịch sử hoàn nguyên).
Nhưng, trước mắt, những người quan tâm ở Đài Loan lại căn cứ vào những bộ phim tài liệu tản mạn vụn vặt chiếu trên truyền hình công cộng Đài Loan, trong đó có phim “Thế kỷ Tống Mỹ Linh”. Bộ phim này chia làm 3 tập, tập 1 là “Phương Đông và phương Tây”, mở màn thời kỳ chói sáng nhất của cuộc đời Tống Mỹ Linh đến thời kỳ năm 1943, Trung Quốc đối mặt với thời kỳ khó khăn gian khổ nhất của cuộc kháng chiến chống Nhật, Tống Mỹ Linh diễn thuyết bằng tiếng Anh với giọng miền Nam nước Mỹ lưu loát tại Quốc hội Mỹ. Tiếp đó là cuộc phỏng vấn của đoàn làm phim “Thế kỷ Tống Mỹ Linh” với giáo sư Thạc Chi Du, giáo sư hệ Chính trị, Trường Đại học Đài Loan phân tích về “hiện tượng Tống Mỹ Linh” thịnh hành tại nước Mỹ khi ấy.
3. Câu hỏi thứ ba: Cuối đời tại sao kiên trì ở Mỹ?
Ngày 21/9/1991, bà Tống Mỹ Linh lại một lần nữa rời khỏi Đài Loan, sang New York. Bà Tống Mỹ Linh vốn không muốn sang Mỹ, vì sao lại thay đổi chính kiến?
Theo phân tích của báo chí Đài Loan, thì có mấy nguyên nhân dưới đây:
Thân tộc của bà Tống Mỹ Linh tại Đài Loan ít ỏi, sinh hoạt tịch mạc. Trong thời gian 5 năm, kể từ sau khi bà Tống Mỹ Linh từ nước Mỹ trở về Đài Loan vào tháng 10/1986 đến tháng 9/1991, gia tộc họ Tưởng gặp 3 biến cố lớn: Một là Tưởng Giới Thạch qua đời, hai là trưởng nam Tưởng Kinh Quốc qua đời, ba là cháu trai Tưởng Hiếu Vũ rất có tài cũng đột nhiên từ trần. Đặc biệt là sự qua đời của Tưởng Hiếu Vũ, gián tiếp ảnh hưởng đến tuyên cáo của mọi người: “Gia tộc họ Tưởng khống chế cục diện chính trị Đài Loan lâu dài đến 40 năm, đã chính thức rút khỏi vũ đài chính trị.”
Tuy bà Tống Mỹ Linh tỏ ra “tương đối kiên cường”, nhưng sau cái chết của Tưởng Hiếu Vũ, nhân vật quan trọng của đời thứ ba của gia tộc họ Tưởng rõ ràng là một đòn nặng nề đối với bà. Hơn nữa, sự mất mát ấy lại có quan hệ mật thiết với sự nổi dậy của phong trào “độc lập của Đài Loan”.
Từ sau năm 1978, Tống Mỹ Linh thị lực, thính lực suy thoái nghiêm trọng, bác sĩ cho rằng khí hậu của Đài Loan không thích nghi với bà, mà khí hậu ở New York tương đối thích hợp.
Tống Mỹ Linh đã từng bị coi là “một vị tượng trưng tinh thần cuối cùng của gia tộc họ Tưởng”, bà đi Mỹ chuyến này coi như viết dấu chấm hết về sự ảnh hưởng của gia tộc họ Tưởng trên chính trường Đài Loan.
4. Câu hỏi thứ tư: Khoản chi khổng lồ tại Mỹ dựa vào ai?
Tờ “Thời báo Chu San” (Đài Loan) đưa tin: Dưới cái tên Tống Mỹ Linh không có một chút tài sản, cũng không có bất cứ khoản thu nhập nào, thế thì những năm này bà dựa vào đâu mà sinh hoạt, mỗi năm cần khoảng bao nhiêu tiền?
Sau khi rút ra khỏi vũ đài chính trị Đài Loan, bà Tống Mỹ Linh có quan hệ mật thiết nhất với một số bộ ngành ở Đài Loan mà cái chính là “Tổng thống phủ”, ngoài ra, còn nhà trường và bệnh viện mà bà trực tiếp ra tay sáng lập.
Bà tuy sống tại nước Mỹ, năm 2003 “Tổng thống phủ” lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) vẫn biên chế cho bà 3 nhân viên phục vụ và 2 người lái xe, với tổng dự toán khoảng 4,16 triệu TWD (đô-la Đài Loan, 1 đô-la Đài Loan tương đương 28,88TWD-ND). Hơn nữa, còn phái nhân viên y tế thường trú tại Mỹ, tiền lương mỗi người mỗi tháng chí ít cũng 5 vạn TWD, cộng thêm tiền thưởng ngày Tết ngày nghỉ phép, 6 người mỗi năm chí ít cũng tiêu tốn 60 triệu TWD. Cho nên, để chăm sóc phục vụ bà Tống Mỹ Linh, mỗi năm phải chi ít nhất cũng là 100 triệu TWD.
Đãi ngộ hậu hĩnh với bà Tống Mỹ Linh như vậy, đương nhiên có cơ sở của nó. Sau khi Tưởng Giới Thạch qua đời, tháng 5-1978, nhà đương cục Đài Loan ban bố “Biện pháp thực thi Điều lệ đãi ngộ Tổng thống mãn nhiệm”, quy định vợ (hoặc chồng) của “Tổng thống mãn nhiệm” ngoài việc được mời tham gia các cuộc lễ lớn, còn có thể được thụ hưởng 2 xe giao thông và 2 lái xe; 3 hoặc 4 nhân viên giúp việc và kinh phí sự vụ; điều trị bệnh tật trong và ngoài khu vực Đài Loan, bao gồm tất cả những chi phí cần thiết trả lương cho bác sĩ riêng và kinh phí kiểm tra sức khỏe, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế sẽ do “Cục An ninh quốc gia” cung cấp cảnh vệ an ninh.
Nhưng, cũng có tin truyền miệng nói rằng, bà Tống Mỹ Linh không hoàn toàn dựa vào chi tiêu do phía Đài Loan cung cấp, mà còn có “nguồn tài chính bí mật” năm xưa của những người trong gia tộc họ Tưởng, về chân tướng việc này như thế nào, có lẽ chỉ có bà Tống Mỹ Linh tự mình am hiểu.
Nhưng, cũng có tin truyền miệng nói rằng, bà Tống Mỹ Linh không hoàn toàn dựa vào chi tiêu do phía Đài Loan cung cấp, mà còn có “nguồn tài chính bí mật” năm xưa của những người trong gia tộc họ Tưởng, về chân tướng việc này như thế nào, có lẽ chỉ có bà Tống Mỹ Linh tự mình am hiểu.
“Đây là một người đàn bà cứng như thép”
Sau khi cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng với Đảng Cộng sản Trung Quốc nổ ra, Tống Mỹ Linh làm sứ mệnh đặc sứ ngoại giao con thoi giữa Quốc dân đảng và những nhân vật chóp bu của chính phủ Mỹ.
Ngày 18/2/1943, Tống Mỹ Linh trở thành người nước ngoài đầu tiên đăng đàn diễn thuyết tại Hội nghị liên tịch Hạ viện và Thượng viện Mỹ.
Khi tại Mỹ, Tống Mỹ Linh cố ý giữ gìn hình ảnh về cử chỉ lời nói biểu lộ phái dân chủ kiểu Trung Quốc, nhưng người Mỹ rất nhanh nhận ra sự chuyên chế độc tài ẩn giấu trong nội tâm bà ta.
Một lần, trong một bữa tiệc chiêu đãi ban trưa tại Nhà Trắng, đúng vào lúc bàn luận về công hội của công nhân mỏ Mỹ đang bãi công, Tổng thống Roosevelt bèn hỏi Tống Mỹ Linh: “Nếu như Tưởng Giới Thạch gặp chuyện như thế này, thì sẽ xử lý ra sao?”. Tống Mỹ Linh không nói, trái lại dùng móng tay dài thoa son đỏ vạch một đường cong vào cổ họng. Roosevelt bất giác thót tim, nghĩ thầm may mà mình ngồi đối diện với bà ta, mà không phải ngồi cùng trên một ghế sô-pha.
“Đây là người đàn bà cứng rắn như thép”. Sau này, Tổng thống Roosevelt đã nhận định bà ta như vậy.
Theo: Kiến Thức