Monday, July 12, 2021

BỊ ĐIỂM "TIẾU HUYỆT"?

Chuyện tưởng như đùa: Dịch bệnh cười bí ẩn kéo dài suốt 4 tháng khiến mọi người không thể ngừng cười


Dịch bệnh cười nhanh chóng lây lan hơn 1.000 người khiến họ không thể ngừng lại được mặc dù không hề cảm thấy vui vẻ.

Tiếng cười thường biểu thị cho niềm vui và hạnh phúc, đôi lúc nó cũng là trạng thái tức giận hay quá đau khổ. Trong lịch sử, có một dịch bệnh mang tên bệnh cười khiến giới khoa học đau đầu giải đáp.

Dịch bệnh cười Tanganyika bắt đầu từ một trường trung học nữ sinh. (Nguồn ảnh: Internet)

Chuyện tưởng như đùa này lại có thật ở một quốc gia Đông Phi tên là Tanzania. Mọi chuyện được bắt đầu vào tháng 1/1962, tại trường trung học nữ sinh ở Kashasha, Kagera, Tanganyika, có 3 nữ sinh đột nhiên cất tiếng cười lớn bất thường.

Lúc đầu mọi người cho rằng 3 nữ sinh này có chuyện vui vẻ, chỉ cười một lúc sẽ ngừng thôi. Nhưng không, họ cười suốt nhiều giờ đến mức ngất đi vì mệt. Không lâu sau, chứng bệnh cười này đã lan rộng trong trường và lan qua cả những ngôi trường khác.

Biểu hiện của họ đều là cười không kiểm soát dù bản thân không hề vui vẻ. Họ có thể cười trong vài giờ, vài ngày, sau đó sẽ xuất hiện triệu chứng phát ban, ngất xỉu, đau đớn.

Dù không hề vui vẻ những các học sinh không thể ngừng cười. (Nguồn ảnh: Internet)

Chỉ trong một thời gian ngắn, chứng bệnh đã lây lan cho hơn 1.000 người, hầu hết trong số đó đều là học sinh. Đến tháng 4, nhiều trường học đã phải đóng cửa tạm thời khi tỉ lệ mắc lên đến 60%. Kể từ đó, dịch bệnh này có tên gọi là dịch bệnh cười Tanganyika.

Theo giới nghiên cứu, những người mắc bệnh cười bắt nguồn từ một người có dấu hiệu tâm lý bất thường, rơi vào trạng thái cười lo lắng, tạo ra hiệu ứng dây chuyền. Dần dần, nó lan rộng ra trong trường học và những nơi khác.

Các nhà khoa học cho rằng, dịch bệnh cười là bệnh tâm lý hoặc xã hội học hàng loạt, có khả năng tấn công những môi trường mang tính căng thẳng cao, nơi có nhiều áp lực học hành thi cử như trường học.

Theo nghiên cứu, dịch bệnh cười là một trạng thái tâm lý bất ổn. (Nguồn ảnh: Internet)

Tiếng cười như một cách giải toả căng thẳng, nhưng lại thể hiện trạng thái tâm lý bất ổn của học sinh. Việc nó lây lan trong trường học là do giữa họ có chung sự áp lực.

Dù câu trả lời đưa ra tương đối thoả đáng nhưng không hoàn toàn nhận được sự chấp thuận của mọi người. Với họ, dịch bệnh cười Tanganyika vẫn là một bí ẩn chưa được giải thích.

An Nhiên / Yeahtravel
Link tham khảo: