Tamam Shud là một trong những bí ẩn lớn nhất của Australia. Nó xoay quanh một người đàn ông lạ được tìm thấy đã chết vào tháng 12/1948 trên bãi biển Somerton, Adelaide, Australia.
Cụ thể, vào năm 1948, một số người dân ở Úc đã nhìn thấy 1 người đàn ông đang nằm trên bãi biển. Họ cho rằng anh ta chỉ đang say rượu và nằm nghỉ. Họ nói đùa với nhau rằng chắc anh ta chết rồi và đi tiếp.
Sáng hôm sau, người ta thấy ông ta vẫn nằm ở đó và họ bắt đầu gọi cảnh sát. Ban đầu, cảnh sát giám định đây là một người đàn ông ăn mặc chỉnh tề, sạch sẽ, khoảng 40 tuổi, sức khỏe bình thường, không có biểu hiện co giật, thậm chí quần áo anh ta còn không
dính cát.
Cảnh sát kiểm tra quần áo trên người anh ta và không tìm thấy chiếc ví nào. Không có một người mất tích nào có liên quan tới người đàn ông này. Và trông ông ta cũng không giống một người bị lên cơn đau tim và trôi dạt vào bờ.
Khám nghiệm tử thi xác định nguyên nhân rằng do một căn bệnh nào đó có thể gây chết người ở tuổi trung niên. Ông ta không phải chết do lên cơn đau tim. Cơ thể ông ta hoàn toàn khỏe mạnh từ trong ra ngoài, trừ việc ông ta có lá lách to bất thường, và có dấu hiệu máu tắc nghẽn bên trong nội tạng.
Ngoài việc không thể nhận dạng người này, sự việc trở nên bí ẩn hơn khi một mảnh giấy nhỏ xíu với mấy từ “Tamam Shud”được tìm thấy trong một cái túi bí mật trong chiếc quần dài của người đàn ông đã chết.
Cụm từ này dịch ra có nghĩa là “hoàn thành” hoặc “kết thúc” và được sử dụng trên trang cuối của tuyển tập thơ “The Rubaiyat” của Omar Khayyam.
Trong cuốn Rubaiyat, cảnh sát tìm thấy một vài dòng mật mã, và một số điện thoại.
Cảnh sát tìm được người phụ nữ sở hữu số điện thoại này: Jessica Thompson, biệt danh Jestyn. Cảnh sát đã tra hỏi người phụ nữ này về việc liên quan tới số điện thoại. Bà lảnh tránh không trả lời. Khi được cảnh sát cho xem bức tượng bán thân của nạn nhân, bà ấy dường như đã phát điên lên đến mức suýt ngất đi, nhưng rồi sau đó bà ấy nói rằng bà không hề quen biết gì nạn nhân.
Ngoài bí ẩn này, sau đó người ta còn tìm thấy một bản sao của “The Rubaiyat”, trong đó có một mật mã lạ viết nguệch ngoạc được cho là do người đàn ông đã chết này để lại. Căn cứ nội dung bài thơ của Omar Khayyam, nhiều người cho rằng, thông điệp này là một thư tuyệt mệnh, nhưng đến nay nó vẫn chưa được giải phá cũng như chính vụ án này.
Tren (Tổng hợp) / Theo: Travelmag
Link tham khảo:
No comments:
Post a Comment