Tuesday, July 6, 2021

HIỆN TƯỢNG LẠ KHIẾN TẢNG ĐÁ "NỔI TRÊN MẶT NƯỚC"

Hồ Baikal của Siberia xuất hiện hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp khiến những viên đá như đang nổi trên mặt nước.

Hiện tượng lạ khiến đá như đang nổi trên mặt nước

Không chỉ thu hút bởi những cảnh sắc thiên nhiên độc đáo quanh hồ, những bí ẩn về Baikal cũng là điều khiến cho nhiều du khách tò mò tìm đến khám phá

Vào mùa đông, hồ Baikal của Siberia thu hút vì xuất hiện hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp được gọi là 'Baikal Zen' khiến những tảng đá lớn như đang nổi trên mặt nước.

Hình ảnh chia sẻ về hiện tượng hiếm gặp cho thấy những tảng đá lớn nằm cân bằng trên 'chân' phía trên mặt hồ, khiến nó như đang lơ lửng trên không trung.

Hồ Baikal là một vùng nước khá thú vị, diện tích hồ lớn đến mức dễ bị nhầm với biển, đây cũng là hồ sâu nhất, lâu đời nhất trên Trái Đất, là hồ nước ngọt lớn nhất tính theo thể tích.

Tất nhiên, đó chỉ là một vài sự thật nhiều người biết đến về Hồ Baikal. Có những điều bí ẩn hơn diễn ra ở đó ít người biết đến mang một luồng 'khí huyền bí'.


Hiện tượng Baikal Zen là một trong số đó. Các nhà khoa học đã nghiên cứu trong nhiều năm nhưng vẫn chưa có một lời giải thích thống nhất thỏa đáng.

Hiện tượng thú vị chỉ hình thành trên mặt hồ Baikal trong mùa đông vào thời điểm xuất hiện điều kiện nhất định. Những viên đá phẳng nằm trên tảng băng mỏng, chỉ cao hơn mặt hồ vài cm, trông giống như đang nổi trên mặt nước.

Đó là một cảnh tượng tuyệt đẹp nhưng cũng khiến các nhà khoa học trên toàn thế giới phải vò đầu bứt tai trong một thời gian dài.

Các chuyên gia tin rằng hiện tượng Baikal Zen xảy ra khi những viên đá phẳng nằm trên mặt hồ đóng băng nhưng sau đó tia nắng mặt trời nóng đã làm tan chảy lớp băng bên dưới đá. Tuy nhiên, nắng nóng không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra hiện tượng này vì nếu nắng nóng băng sẽ tan chảy đồng nhất và sẽ không có trụ băng nào vững chãi tồn tại để viên đá bám vào.

Do vậy, có thể những cơn gió mạnh thỉnh thoảng thổi trên hồ Baikal đóng một vai trò lớn trong việc hình thành nên hiện tượng lạ. Theo các chuyên gia, gió mạnh có thể ngăn cản sự tan chảy của cột băng trung tâm, trong khi hầu hết băng dưới tảng đá tan chảy, tạo ra bề mặt lõm thì cột trụ trung tâm vẫn là điểm tựa. Gió lớn đã hoạt động giống như những cái đục để cuối cùng cho kết quả là các khối băng thành biến thành giá trụ nhỏ.


Theo nhiếp ảnh gia người Nga Elena Vtorushina, người đã tận mắt chứng kiến và chụp là những bức ảnh về hiện tượng Baikal Zen vào năm 2018, gió thổi rất mạnh vào băng. Hiện chưa rõ hiện tượng đặc biệt này có xảy ra ở các vùng nước khác trên thế giới nếu gặp điều kiện thời tiết thích hợp hay không nhưng có một số ý kiến cho rằng bản thân nước trong hồ Baikal cũng có thể là nguyên nhân.

Hoàng Dung (lược dịch)
Link tham khảo: