Thursday, February 17, 2022

4 PHẨM ĐỨC CẦN CÓ CỦA BẬC TRÍ GIẢ

Đối mặt với cùng một sự tình, đứng từ các góc độ khác nhau sẽ có các thái độ khác nhau, mà từ thái độ khác nhau, sẽ hình thành nên những cuộc đời khác nhau. Cuốn Đạo Đức Kinh của Lão Tử sẽ giúp chúng ta hiểu thái độ cần có của đời người.

Trong “Đạo Đức Kinh” có nói: “Cái người ta sợ, ta không thể không sợ. Nhân sinh trên đời, nhất định phải có tâm kính sợ”. (Ảnh: Vietbao)

Vào thời cổ có một thư sinh đi thi, buổi tối lúc ngủ có hai giấc mộng. Anh ta mộng thấy cây cao lương ở trên tường. Trong giấc mộng khác thì thấy mưa rơi, bản thân thì đội mũ rộng vành mở cây dù ra. Vì vậy anh ta đi tìm thầy tướng số để giải mộng.

Thầy bói nói: “Cây cao lương trên tường, là tốn công; đội mũ rộng vành bung dù là vẽ vời cho thêm chuyện”. Chàng thư sinh vì thế mà chán nản, thu thập hành lý trở về nhà. Ông chủ nhà trọ thấy rất kỳ quái liền hỏi anh ta: “Ngày mai thi rồi, anh sao lại bỏ đi vậy?”

Thư sinh thành thật kể lại hai giấc mộng. Chủ tiệm cười nói: “Cây cao lương trên tường, đó là cao trung, đội mũ rộng vành bung dù, đây không phải là bảo vệ hai lớp đó sao”. Thư sinh cảm thấy ông chủ tiệm nói rất đúng, vì vậy ở lại, kết quả đỗ bảng nhãn cao trung.

Nhiều khi tâm tính sẽ quyết định vận mệnh của một cá nhân. Đối mặt với cùng một sự tình, đứng từ các góc độ khác nhau sẽ có các thái độ khác nhau, mà từ thái độ khác nhau, sẽ hình thành nên những cuộc đời khác nhau.

Người có tâm tính tốt sẽ luôn nhìn thấy ánh mặt trời rực rỡ, dũng cảm bước về phía trước; người có tâm tính kém cỏi, cảm thấy cuộc sống chỗ nào cũng là mờ tối, cam chịu.

Bậc trí giả chân chính có thể “Không vì người mà hoan hỉ, không vì mình mà bi ai”. Dù cho bên ngoài có biến hóa như thế nào đi nữa, cũng không thể để ảnh hưởng đến tâm tính của bản thân. Mà muốn có được một tâm tính tốt cần phải làm được 4 điểm này.

1. Kính sợ

Trong “Đạo Đức Kinh” có nói: “Cái người ta sợ, ta không thể không sợ. Nhân sinh trên đời, nhất định phải có tâm kính sợ”. Kính sợ không phải là nhu nhược, mà là sự tôn kính và lay động ở sâu trong tâm hồn.

Triết gia cổ đại từng nói: Có những sự việc càng nghĩ càng khiến cho chúng ta cảm thấy thần kỳ và kính sợ, một là những vì sao trên bầu trời, hai là đạo đức ở trong lòng. Trên đầu ba thước có Thần linh, có lòng kính sợ, làm việc mới có điểm dừng. Trong nội tâm không có kính sợ, chẳng khác nào không có ước thúc, vì chút lợi nhỏ trước mắt mà chuyện gì cũng có thể làm ra được.

Trong lòng có kính sợ, đối xử với người khác sẽ tôn trọng hơn, làm việc sẽ có chừng mực hơn.
 
2. Từ bi

Người từ bi sẽ không có thành kiến, trong mắt bọn họ “thế gian không có người đáng hận, chỉ có người đáng thương”. (Ảnh: Kknews)

Từ bi còn cao hơn cả sự khoan dung. Khoan dung là trong ân oán giữa người với người, mà từ bi là thương xót với toàn bộ chúng sinh trong vũ trụ. Con người thế gian chìm đắm trong danh, lợi, tình. Hoặc bị tham, sân, si không chế đến cả mất kiểm soát.

Từ bi là rộng lượng, là không đành lòng, là cảm hóa. Là có thể nâng cả thế giới lên, làm cho chúng sinh được giải thoát.

Lão Tử nói: “Dù là người thiện hay bất thiện chúng ta đều nên đối xử tử tế; dù là người đáng tin hay không đáng tin chúng ta cũng đều có thể tin”. Người từ bi sẽ không có thành kiến, trong mắt họ “thế gian không có người đáng hận, chỉ có người đáng thương”.

Người với người có chỗ khác nhau, cùng lắm chỉ là cảnh ngộ khác nhau, là do tạo hóa trêu người. Cho nên người có tâm từ bi càng lớn, càng dễ nhìn ra được điều này, càng có thể dung chứa được người khác.

3. Cam lòng

Trong “Đạo Đức Kinh” có nói: “Muốn cho vật gì thu rút lại thì tất hãy mở rộng nó ra đã. Muốn cho ai yếu đi thì tất hãy làm cho họ mạnh lên đã. Muốn phế bỏ ai thì tất hãy đề cử họ lên đã. Muốn cướp lấy vật gì thì tất hãy cho đã. Hiểu như vậy là sâu kín mà sáng suốt. Vì nhu nhược thắng được cương cường”.

Cuộc đời chúng ta có vô số ngã rẽ, lựa chọn cái này tức là phải bỏ qua cái kia. Bỏ đi một ít, lại có thêm một ít, không thể cái gì cũng có hết được.

Tinh lực con người là có hạn, chúng ta phải hiểu được chính mình, nỗ lực không ngừng, không được buông thả, không nên hiếu thắng, cũng không đặt mục tiêu quá xa vời, như vậy mới có thể bảo trì được một trạng thái tâm tính vững vàng.

4. Phải thiết thực

Trong “Đạo Đức Kinh” nói: “Cây lớn một ôm, khởi sinh từ cái mầm nhỏ; đài cao chín tầng khởi từ một sọt đất, đi xa ngàn dặm bắt đầu từ một bước chân”. Bất kể sự việc gì nếu chỉ nói ra mà không đi làm, thì cũng không có gì cải biến thực tế cả.

Không đầu cơ trục lợi, không chỉ vì cái trước mắt, cứ từng bước một, cuối cùng cũng có thể đến đích. Cẩn thận như lúc ban đầu thì sẽ không bị thất bại, làm việc quý ở thực tiễn và kiên trì.

Vương Hi Chi luyện chữ hết năm này qua năm khác, kiên trì không ngừng, cuối cùng làm cho cái ao để rửa bút cũng biến thành màu mực luôn rồi, phải luyện tập đến mức như vậy mới có thể trở thành thư thánh.

Giữ tính thiết thực, không nên theo đuổi những thứ quá xa tầm với, thành công không dành cho người viển vông, cũng không dành cho người lười biếng.

Chân Chân biên dịch / Theo: Tinh Hoa

No comments: