Năm Nhâm Dần đã đến! Hãy cùng xem qua câu thành ngữ, những câu chuyện liên quan đến con hổ để tiếp thêm năng lượng tích cực. Trong những năm khó khăn này hãy để cho “chúa tể sơn lâm” phù trợ cho mùa xuân này nhé!
Từ xưa đến nay, những câu chuyện liên quan đến loài hổ – chúa tể sơn lâm đã không còn là câu chuyện xa lạ gì đối với mọi người. Hổ là loài thú dữ, thống trị rừng xanh và thậm chí còn có thể ăn thịt người.
Những câu chuyện, câu thành ngữ đúc kết từ những câu chuyện về loài hổ hầu hết đều mang ý ám chỉ sức mạnh hoặc quyền uy. Bên cạnh đó cũng có những ví dụ về việc thay đổi thế sự, xoay chuyển tình thế theo quỹ đạo lịch sử.
HỔ MỌC THÊM CÁNH (如虎添翼 NHƯ HỔ THIÊM DỰC)
Câu thành ngữ thường nghe này thực ra xuất phát từ Gia Cát Lượng, tể tướng kiêm quân sư nổi tiếng của nhà Thục Hán. Người ta nói rằng nếu một con hổ hung dữ và dũng mãnh được chắp thêm đôi cánh, nó sẽ có sức mạnh vô song ở khắp mọi nơi. Nó thường được sử dụng như một ẩn dụ cho người vốn dĩ tài năng, mạnh mẽ được tiếp thêm sức mạnh, làm cho họ càng trở nên bất khả chiến bại.
Gia Cát Lượng đã nói về tầm quan trọng của các vị tướng nắm binh quyền trong chương đầu tiên "Binh pháp" trong cuốn sách binh thư "Vườn tướng quân" của ông. Theo ông, quyền lực quân sự là khả năng chỉ huy quân đội.
Trong chương 103 của “Tam Quốc Diễn Nghĩa” có một câu: “Tướng quân ở bên ngoài, mệnh lệnh của vua không cần nghe hết”. Đây là một trong những biểu hiện thực chất của sức mạnh trong quân đội của tướng quân.
Trong “Binh quyền” có câu: "Tướng quân sẽ có thể chỉ huy quân đội, và sức mạnh của quân đội sẽ giống như một con hổ dữ. Có cánh, nó sẽ bay lên bốn biển chinh phục khắp mọi phương trời. Có thể nói thành ngữ “hổ mọc thêm cánh” được phát triển từ đây.
HỔ CƯ LONG BÀN (虎踞龍盤 NƠI CỌP Ở, CHỖ RỒNG NẰM)
Thuật ngữ này mô tả địa hình hùng vĩ và nguy hiểm. Thành ngữ này cũng là một ám chỉ từ Gia Cát Lượng. Vào cuối thời Đông Hán, Lưu Bị từng cử Gia Cát Lượng đến Mạt Lăng (còn gọi là Kiến Nghiệp, Kim Lăng, Nam Kinh, Trung Quốc ngày nay) để thuyết phục nước Ngô hợp tác với mình.
Khi Gia Cát Lượng đến Kim Lăng, ông thấy địa thế ở đó, phía đông có Trung Sơn uốn lượn như một con rồng khổng lồ, phía tây có Thành Đá sừng sững như một con hổ dữ, địa thế hùng vĩ, hiểm trở. Gia Cát Lượng khen ngợi Kim Lăng: "Trung Sơn long phiến, hổ đá ngồi xổm, đây là chỗ ở của hoàng đế."
MÃNH HỔ CÚI ĐẦU
Mặc dù sức mạnh của con hổ lớn hơn con người, nhưng thực lực của con người vĩ đại có thể áp chế lại nó. Đây là câu chuyện xảy ra với Tôn Khiêm, người thời Nam triều, rất đáng để nhân thế ngày nay học tập.
Tôn Khiêm, tự là Trường Tốn, là người nước Cử, Đông Hoản (Quảng Đông, Trung Quốc), và sống ở Lệ Dương cũng anh chị em của mình. Vào triều đại Nam Tống, ông làm quan huyện Cú Dung (thuộc Giang Tô, Trung Quốc ngày nay). Trong những năm đầu của triều đại Nam Tề, ông làm quan huyện Tiền Đường, dưới chính quyền tài đức của ông, dân chúng được cảm hóa, người hướng thiện, kẻ ác biến mất.
Tôn Khiêm từng là quan chức địa phương. Ông luôn thuyết phục nhân dân cần mẫn làm ruộng, trồng dâu, nuôi tằm, phát huy hết công dụng của đất. Trong phạm vi quyền hạn của mình, thu nhập của người dân thường tốt hơn nhiều so với các quận lân cận.
Mặt khác, bản thân ông cũng rất tiết kiệm, mặc quần áo thường dân đơn sơ giản dị, ngồi trên những chiếc chiếu cũ đã thô ráp. Ngay cả khi tuổi cao, sức yếu, ông vẫn nghiêm túc đảm đương việc chính sự, để cấp dưới và người dân yên tâm làm ăn, sinh sống.
Tuy nhiên, vì dân là thế nhưng ông chưa bao giờ tự hoạch định cho cuộc sống của mình những việc như mua nhà, tậu đất. Thậm chí còn không có một ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của mình. Vì vậy, khi ông cáo quan về hưu ông thậm chí không có chỗ ở và phải mượn chuồng ngựa bỏ trống để ở tạm.
Hình minh họa. Ảnh: NDTV
Khi biết tin Tôn Khiêm cáo quan hồi hương, người dân địa phương đã rất lưu luyến vị quan thanh liêm và siêng năng này. Nhiều người đã mang theo lụa và quà trên xe, đuổi theo xe của ông để đưa cho ông. Tuy nhiên, bất kể khi đương chức hay khi đã cáo quan, Tôn Khiêm đều giữ vững lập trường không bao giờ nhận một món quà nhỏ nhất của người dân.
Tinh thần cao cả của Tôn Khiêm đem lại một loại năng lượng tích cực và mãnh liệt tới nỗi ngay cả hổ dữ cũng phải “cúi đầu”.
Tương truyền, khi Tôn Khiêm làm tổng trấn Lĩnh Lăng vào thời nhà Lương của Nam triều, người dân địa phương đã phát hiện ra một hiện tượng lạ thường, đó là hổ và thú ở địa phương đột nhiên biến mất.
Trong "Lĩnh Nam chích quái" có nhắc đến, hổ và thú dữ thường đến phá phách và làm phiền người dân, nhưng sau khi Tôn Khiêm nhậm chức tổng trấn, chúng bỗng nhiên biến mất. Ngay cả hổ và thú dữ cũng có thể cảm nhận được năng lượng của Tôn Khiêm. Vì e sợ quyền uy của ông nên tất cả chúng đều bỏ chạy.
Người dân địa phương phát hiện ra rằng khi Tôn Khiêm cáo lão hồi hương, hổ và thú dữ lại xuất hiện trở lại.
Dù là thú dữ hay bệnh dịch, chúng là một lực lượng cân bằng trong tự nhiên. Có người an toàn trước nguy hiểm, cũng có người rơi vào nguy hiểm. Năm Nhâm Dần 2022 là một năm hứa hẹn nhiều thay đổi. Chúng ta cần phải cố gắng, nỗ lực hết mình đem năng lượng tích cực đến với mình và những người xung quanh!
Theo: Pháp Luật & Bạn Đọc
Link tham khảo:
No comments:
Post a Comment