Công Tôn Nữ là gì?
Tôn Nữ (chữ Hán: 尊女) là một danh hiệu dành cho nữ giới trong dòng tộc Nguyễn Phúc, có liên quan đến các vị Hoàng đế nhà Nguyễn, về sau được coi là một họ người Việt Nam.
- Hoàng tử là con trai của Hoàng đế: lúc này thì các Hoàng tử, dù phong tước Công hay chưa, đều có thân phận là “Con trai của Hoàng đế”, do đó các con trai và con gái đều là “Cháu trai (gái) của Hoàng đế”, được gọi là Hoàng tôn (皇孫) dành cho trai, và Hoàng tôn nữ (皇孫女) dành cho gái. Càng về sau, càng sẽ thêm thành tố [“Tằng tôn”; 曾孫] và [“Huyền tôn”; 玄孫].
- Hoàng tử là anh em chú bác của Hoàng đế: lúc này thì các Hoàng tử, đa phần đã là được phong tước Công, đều có quan hệ xa với Hoàng đế, không còn trên danh nghĩa hậu duệ nữa. Do vậy, cách gọi con trai và con gái của họ đều giống như cách gọi các Hoàng thân thế hệ xa có tước Công, tức Công tử (公子) dành cho con trai và Công nữ (公女) dành cho con gái. Dưới nữa, cũng theo như trên, là Công tôn nữ (公孫女), tức cháu nội gái của tước Công, rồi Công tằng tôn nữ (公曾孫女) nếu là cháu cố gái của tước Công, và Công huyền tôn nữ (公玄孫女) khi là cháu chắt gái của tước Công.
Như vậy: * CÔNG TÔN NỮ 公孫女 nguyên nghĩa là cháu nội gái của vua, con gái của hoàng tử
Thông tin về dòng họ Tôn Nữ
Ai ở Huế mà chưa một lần nghe đến cô gái mang họ Tôn Nữ? Ai yêu Huế mà chẳng một lần vấn vương với dòng họ trâm anh bao đời? Và ai đã xa quê, liệu có lần nào thoáng qua nỗi nhớ với một chút gì đấy mang tên “Tôn Nữ”, hoặc phút chốc nghe được hai tiếng ấy giữa chốn người, lại bất giác nhớ về Huế hay không?
Ai ở Huế mà chưa một lần nghe đến cô gái mang họ Tôn Nữ? Ai yêu Huế mà chẳng một lần vấn vương với dòng họ trâm anh bao đời? Và ai đã xa quê, liệu có lần nào thoáng qua nỗi nhớ với một chút gì đấy mang tên “Tôn Nữ”, hoặc phút chốc nghe được hai tiếng ấy giữa chốn người, lại bất giác nhớ về Huế hay không?
Gió chiều vương áo nàng Tôn Nữ
Quai lọng nghiêng vành chiếc nón thơ
(Trong đôi mắt Huế-Đông Hồ)
Gốc gác của những “O” Tôn Nữ
Không quá khó để bắt gặp một cô gái Tôn Nữ ngay giữa chốn thần kinh. Thế nhưng không phải ai cũng biết về nguồn gốc của dòng họ đầy danh giá. Người Huế chỉ biết rằng họ ấy là của con vua, cháu chúa mà thôi. Dòng họ “Tôn Nữ” bắt nguồn từ đời vua Minh Mạng, lúc con gái nhà hoàng tộc có cách gọi tên riêng. Con gái của vua là Hoàng nữ, khi được sắc phong thì trở thành Công chúa. Công chúa về sau có anh hay em được làm vua thì được gọi là Trưởng Công chúa (để phân biệt với Công chúa của vua đang trị vì). Nếu có cháu làm vua (vua tại vị gọi bằng cô) thì được gọi là Thái trưởng Công chúa. Con gái của Hoàng tử là Công nữ, con gái của Công tử là Công Tôn Nữ, con gái của Công Tôn Nữ là Công Tằng Tôn Nữ, xuống một bậc nữa gọi là Công Huyền Tôn Nữ, Huyền Tôn Nữ… Và cái họ Tôn Nữ- bắt đầu từ những đời kế tiếp đó về sau, để chỉ chung cho những cô gái mang dòng dõi vua chúa nhà Nguyễn, cho đến hôm nay.
Người Huế nhắc đến “Tôn Nữ” không chỉ đơn thuần nhắc đến một cái họ, một cái tên hay một cô gái. Ẩn sâu trong hai tiếng ấy là tâm niệm thấm sâu về hình ảnh của những cô gái Huế nói chung, những người mang đầy đủ chuẩn mực Công- Dung- Ngôn- Hạnh mà ông cha ta ngày xưa vẫn lấy đó làm quy tắc để đánh giá một người phụ nữ. Nghĩ đến “Tôn Nữ”, người ta hay nghĩ về e ấp, dịu dàng, nền nếp. Nhớ về “Tôn Nữ”, có những lúc người ta cụ thể hóa bằng hình ảnh những cô nữ sinh Đồng Khánh ngày xưa được dạy dỗ chi li- “thanh cũng đặng mà thô cũng tường”. Đó là những cô gái có tài nữ công gia chánh, có ý tứ, có lễ độ, có cả học thức, có tao nhã và thanh cao; là những người phụ nữ đảm việc nước, giỏi việc nhà, và được không ít người kính trọng.
Có không ít người phụ nữ mang họ Tôn Nữ đã góp công góp sức, góp tài của mình để gây dựng nên tên tuổi cho Huế. Đó là bà Tôn Nữ Hà đang lay gọi từng sự thức tỉnh của nghệ thuật ẩm thực cung đình Huế xưa, bà Tôn Nữ Thị Ninh có tài ngoại giao, dám thử thách và không ngại dấn thân đã mang lại mối quan hệ bền chặt của Việt Nam với nước Pháp, đóng góp rất lớn cho sự phát triển của đất nước. Cũng có một nữ sĩ Đạm Phương- bà Công Tôn Nữ Đồng Canh, một phụ nữ Huế xuất thân từ dòng dõi quý tộc, lớn lên trong cảnh nước nhà nguy nan, đã lên tiếng thức tỉnh nữ giới và đấu tranh cho quyền lợi phụ nữ, bằng vốn học thức sâu rộng của mình.
Con gái “Tôn Nữ” ngày nay
Thời gian qua, Huế đổi thay nhưng vẫn không mất đi bản sắc. Những người phụ nữ mang họ “Tôn Nữ” trong thế kỉ mới này hiện đại hơn, năng động hơn, để bắt kịp với nhịp độ sống nhanh hơn trước. Thế nhưng nét Huế, nét duyên, nét đẹp từ tâm hồn lẫn tính cách, từ cái đức lẫn cái tài thì thế hệ hôm nay vẫn chưa hề làm cho người đi trước hổ thẹn.
Tôn Nữ Mỹ Hạnh, hiện là sinh viên năm thứ hai Khoa Du lịch, Đại học Huế là một người Huế “chính gốc”. Hạnh là một người mang họ “Tôn Nữ” mà chỉ cần nhìn thoáng qua là nhận ra ngay, với vẻ ngoài đằm thắm dịu dàng và cách ăn nói có duyên, lịch sự và lễ độ. Mỹ Hạnh chia sẻ:“Mình nghĩ ai cũng có những niềm tự hào dành riêng cho cái họ, cái gốc gác của mình, và bản thân mình cũng vậy. Mình tự hào vì cha ông ngày trước trong gia tộc đã luôn nỗ lực đóng góp cho đất nước trong buổi giặc xâm chiếm, đầy nguy nan. Mình của hôm nay vẫn luôn nhận thức được vai trò và sứ mệnh trong việc gìn giữ những truyền thống, những tinh hoa mà bao đời, bao thế hệ đã xây đắp”.Xứng đáng với niềm tự hào ấy, những năm phổ thông, Hạnh luôn là một học sinh chăm ngoan, học giỏi, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa của lớp, của trường. Hạnh hiện nay là gương mặt quen thuộc trong nhiều hội thi văn nghệ các cấp; những công việc thiện nguyện tại trại trẻ mồ côi… Cô tâm niệm sống thì phải làm hết sức, hết mình, để viết tiếp những trang vàng vào lịch sử dòng họ, để mọi người có cái nhìn yêu mến và cảm phục hơn người phụ nữ của gia tộc trâm anh một thời.
Bà Tôn Nữ Thị Hà
Xã hội ngày càng phát triển, Huế sẽ lại đổi thay và khác trước. Thế nhưng những ấn tượng đẹp, đài các và kiêu sa của các nàng “Tôn Nữ” vẫn luôn là kí ức khó phai, những hiện thực rõ nét và là một tương lai không thể phai nhòa. Điều này làm nên nét Huế rất riêng, rất lạ, rất đặc trưng, muôn đời không lẫn lộn.
Vị Công Tôn Nữ cuối cùng triều Nguyễn qua đời ở tuổi 101
Chỉ sau 1 tuần bệnh do tuổi già, cụ bà Công Tôn Nữ Trí Huệ, vị Công Tôn Nữ cuối cùng triều Nguyễn đã qua đời, hưởng thọ 101 tuổi.
Chiều 25/3/2023, gia đình cụ bà Công Tôn Nữ Trí Huệ xác nhận, sau một thời gian đau ốm do tuổi già, cụ bà đã qua đời tối qua (24.3) tại nhà riêng.
Cụ thể, vị Công Tôn Nữ qua đời lúc 21 giờ 35 tối 24.3 tại nhà riêng (xã Hương Toàn, TX.Hương Trà, Thừa Thiên – Huế), hưởng thọ 101 tuổi. Linh cữu của bà Công Tôn Nữ Trí Huệ sẽ được an táng tại nghĩa trang phía Bắc TP.Huế.
Bà Công Tôn Nữ Trí Huệ là cháu nội của Hoài Đức Quận Công Nguyễn Phúc Miên Lâm (con trai thứ 57 của vua Minh Mạng). Từ nhỏ bà sống trong hoàng cung, hầu hạ Hoàng Thái hậu Từ Cung ở phủ Kiên Thái Vương.
Công Tôn Nữ cuối cùng của triều Nguyễn qua đời
Bà còn là người may vá làm gối trái dựa (loại gối có nhiều nếp có thể mở ra gấp vào tùy ý thường được vua quan ngày xưa hay sử dụng tựa tay). Thời điểm đó, những chiếc gối do chính tay bà Trí Huệ làm ra rất được lòng Đức Từ Cung và vua Bảo Đại.
Sau này, bà về sống cùng con trai tại quê nhà, vẫn duy trì nghề may vá để kiếm sống. Thời điểm này bà tận dụng những thước vải còn dư để làm ra những chiếc gối cung đình. Gối trái dựa cung đình do bà Trí Huệ may có nhiều sắc, của vua dùng thường đủ 5 lá, có màu vàng, trên gối có thêu hình rồng, tượng trưng cho uy quyền. Gối của Hoàng Thái hậu và các quan phải đủ 4 lá, tùy theo màu ghế mà có thể chọn những màu sắc và hoa văn khác nhau cho phù hợp.
Tiếng lành đồn xa, sản phẩm gối của bà Trí Huệ nổi tiếng, được nhiều người tìm đến mua về làm kỷ niệm. Trước lúc qua đời, cụ bà đã truyền nghề làm gối trái dựa cung đình lại cho con dâu và các cháu gái.
Nguồn: Trung tâm Ngoại ngữ ILC - Blog Giáo dục