Năm 2022, Tony Blevins – Phó Chủ tịch cấp cao của Apple, đã phải nghỉ việc sau một sự cố hy hữu.
Trong đoạn video đăng tải ngày 5/9/2022 trên TikTok và Instagram, người sáng tạo nội dung Daniel Mac đã hỏi Tony về chiếc xe đắt tiền của ông. Nó nằm trong loạt video ngắn mà Mac hỏi những người siêu giàu về công việc của họ.
Khi đang đậu chiếc Mercedes-Benz SLR McLaren có giá hàng trăm nghìn USD và hiện không còn được sản xuất nữa, Tony được Mac hỏi: “Ông làm gì để kiếm sống?”. Phó Chủ tịch cấp cao của Apple trả lời: “Tôi có siêu xe và giàu có. Tôi chơi golf và thích phụ nữ ngực khủng. Tôi thường đi nghỉ vào cuối tuần hoặc những ngày lễ lớn”.
Tony hiện là Phó Chủ tịch mảng mua sắm của Apple đồng thời phụ trách các thương vụ chiến lược với các nhà cung cấp và đối tác. Ông từng là đại diện đàm phán về modem di động cho iPhone với Qualcomm và Intel. Ngoài ra, Tony còn là người giúp giảm chi phí của nhiều bộ phận quan trọng trong mảng thiết bị di động của Apple.
Sau khi video trên trở nên viral trên các mạng xã hội, Apple đã mở một cuộc điều tra nội bộ. Theo một số nguồn tin thân cận, nhóm nhân viên do Tony quản lý đã được thông báo rằng ông không còn là cấp trên của họ nữa.
Trước khi bị sa thải, Tony đã có 22 năm kinh nghiệm tại Apple. Ông là 1 trong 30 nhân vật cốt cán báo cáo công việc trực tiếp với CEO Tim Cook hoặc COO Jeff Williams.
Ông Tony Blevins. Ảnh: WSJ
Từ câu chuyện của cựu Phó Chủ tịch của Apple, chúng ta có thể thấy việc sa thải không trừ bất cứ ai. Có năng lực và sự cống hiến thôi chưa đủ, các ông chủ còn cần nhiều hơn thế.
Giá trị của bạn mang lại cho công ty mới là thứ sếp cần
Khi đến một cửa hàng quần áo thời trang, thực tế bạn chỉ quan tâm đến quần áo trong cửa hàng đó đẹp hay không và bạn mặc đẹp không. Song bạn đâu có quan tâm đến việc may những bộ quần áo này khó đến mức nào. Bạn cũng chẳng quan tâm đến việc chủ cửa hàng khó khăn như thế nào để nhập được sản phẩm này.
Vì vậy trong mắt sếp không phải bạn chăm chỉ ra sao, điều quan trọng là giá trị của bạn mang lại cho công ty là bao nhiêu. Nếu giá trị đóng góp càng cao bạn càng khó có thể bị thay thế. Bởi vậy đừng cố gây ấn tượng với sếp bạn chăm chỉ như thế nào.
Chăm chỉ không phải lợi thế. Đó thực tế chỉ là quá trình để bạn nâng cao giá trị sử dụng của bản thân và gia tăng thêm lợi ích cho công ty.
Học cách suy nghĩ từ quan điểm của sếp
Nếu người lao động tự trả lương cho mình có thể bạn sẽ nhận được số tiền xứng đáng với công sức bỏ ra. Song thật đáng tiếc người trả lương lại là sếp của bạn.
Với tư cách là một nhân viên đã cống hiến nhiều năm cho công ty, chắc chắn bạn mong muốn nhận được một mức lương xứng đáng. Điều đó là dễ hiểu. Nhưng với tư cách là một ông chủ, họ có nhiều khó khăn riêng, những bài toán tài chính cần phải cân đối. Nên khi đưa ra những vấn đề liên quan đến lợi ích, họ sẽ phải cân nhắc rất nhiều.
Bởi mục tiêu của doanh nghiệp là sự tồn tại và phát triển với mức lợi nhuận cao nhất. Đặc biệt khi công ty sắp phá sản, sống sót là mục tiêu duy nhất. Nhu cầu muốn thăng chức và tăng lương của bạn phụ thuộc nhiều vào doanh thu của công ty. Mọi ông chủ đều mong thu được lợi nhuận cao nhất nhưng chi phí bỏ ra phải là thấp nhất. Nên nếu bạn chăm chỉ nhưng không đem lại cho công tư lợi ích gì thì bạn cũng sớm bị sa thải.
Hình minh họa. Ảnh: CV Library
Cư xử có chừng mực
Thực tế sếp chỉ đánh giá mỗi cá nhân dựa trên kết quả bạn đóng góp cho công ty nên chăm chỉ thôi là chưa đủ. Nếu giá trị bản thân và sự đóng góp của bạn cho công ty chưa cao, bạn cần biến nỗ lực của bản thân thành kết quả để cấp trên có thể nhìn nhận và công nhận thực lực của bạn.
Đối với sếp, họ chỉ ghi nhận công lao của bạn chứ không thực sự coi trọng sự chăm chỉ. Làm công việc giá trị thấp và lợi nhuận thấp, bạn sẽ thấy mình bận rộn. Song thực tế bạn chẳng ghi được điểm cộng với sếp. Chỉ khi bạn làm việc chăm chỉ để tạo ra những giá trị và lợi nhuận cao, ông chủ mới thực sự chú ý đến bạn.
Vì vậy thay vì làm sếp cảm động vì sự chăm chỉ của bản thân. Bạn cần nâng cao năng lực cạnh tranh cốt lõi của mình. So với các phương pháp nâng cao giá trị bản thân, học tập là con đường nhanh nhất. Ngoài các công việc hàng ngày phải làm, bạn cần học hỏi hoặc chấp nhận thử thách mới. Phương pháp học của bạn càng đa dạng, tốc độ phát triển của bạn càng nhanh.
Nếu muốn tiếp tục thăng tiến trong công việc, bạn phải không ngừng tăng trưởng về trí tuệ. Chỉ có tăng trưởng giá trị đóng góp bạn mới củng cố được năng lực cạnh tranh của mình.
Thực tế nếu không dành thời gian để phát triển bản thân mỗi ngày, công việc hàng ngày của bạn là đang tiêu tốn hàng tồn kho. Giá trị cổ phiếu của bạn có hạn và khả năng tiêu thụ ngày càng ít đi.
Nâng cao năng lực cạnh tranh cốt lõi để bản thân có những đóng góp to lớn cho công ty mới thực sự là những giá trị khiến sếp bạn cảm động. Chỉ bằng cách này bạn sẽ không bao giờ trở thành mục tiêu sa thải của công ty.
Thùy Anh / Theo: phunuso
Link tham khảo:
Click "Watch on YouTube" để vào xem trên Youtube
No comments:
Post a Comment