"Hạt ngọc trai của biển cả", "vàng đen", "vàng trắng" là những cái tên khá mĩ miều dùng để gọi cho loại đồ ăn có giá từ hàng trăm triệu đồng cho đến cả tỷ đồng/kg này.
Ngoài sống trong môi trường tự nhiên, cá tầm có thể sống trong điều kiện nuôi nhốt tại ao nước chảy hoặc trong lồng.
Trứng cá tầm được ví như "hạt ngọc trai của biển cả". Cá tầm có 2 loại, các tầm đen và cá tầm bạch tạng. Loại trứng cá đen muối Caviar được gọi là "vàng đen" trong khi cá bạch tạng muối được ví như "vàng trắng".
Cá tầm đen thường được nuôi ở Pháp, Italia, Thụy Sỹ, Nga... Những con cá tầm trắng bạch tạng thường sống ở vùng biển Caspian.
Giá của cả 2 loại trứng cá này được xếp vào loại "siêu đắt đỏ". Trứng cá tầm đen rẻ hơn trứng cá bạch tạng. Trứng cá tầm đen khoảng 200 triệu đồng/kg, trong khi đó, trứng cá bạch tạng giá rơi vào khoảng 1,7 tỷ đồng/kg. Với mức giá này, chỉ có những đại gia lắm tiền mới dám mạnh tay chi tiền thưởng thức chúng.
Trứng cá tầm có giá đắt đỏ như vậy là bởi cá tầm không thường xuyên sinh sản và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Bên cạnh đó, chúng thường xuyên được siêu âm để kiểm tra về chất lượng, mức độ kết dính và kích thước của trứng.
Chúng cũng phải trải qua các công đoạn để đánh bắt, chế biến chúng cũng vô cùng ngặt nghèo.
Những con cá tầm đủ điều kiện mới được lựa chọn để lấy trứng. Cá được mổ lấy trứng bằng phương pháp rạch bụng.
Sau khi đã thu hoạch, buồng trứng sẽ được sát nhẹ trên những tấm lưới sắt để tách trứng. Trứng sau khi lấy được chế biến theo 2 phương thức: Muối truyền thống và muối nhiệt.
Tại Việt Nam, Đà Lạt là nơi duy nhất sản xuất giống cá tầm. Hiện trại giống Đà Lạt hàng năm sản xuất từ 1-1,5 triệu con giống cung cấp cho các hồ nuôi thương phẩm trong cả nước. Hiện trứng cá tầm chủ yếu cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài với sản lượng trứng cá chỉ vài tấn/năm.
Pha Lê – Tri Thức Trẻ