Khi đề cập đến một người có tài năng cao siêu, đa tài đa nghệ, làm việc gì cũng tốt thì người ta thường nói: “Thập bát ban võ nghệ, cái nào cũng tinh thông”. Vậy “thập bát ban võ nghệ” là gồm những loại nào?
Thực sự là các nước Á Đông cổ đại có 18 loại binh khí, cũng gọi là “võ nghệ thập bát sự”, gọi tắt là “thập bát ban”, “thập bát nghệ”, “thập bát sự”. Thập bát ban võ nghệ có khởi nguồn khá sớm, tương truyền là chiến tướng Tôn Tẫn, Ngô Khởi thời đại Chiến Quốc truyền lại.
Trong tạp kịch “Kính đức bất phục lão” của Dương Tân đời Nguyên, công thần Lăng Yên Các triều Đường và đại tướng khai quốc Uất Trì Kính Đức đời Sơ Đường đã nói ông có thập bát ban võ nghệ. Uất Trì Kính Đức trong kịch hát rằng: “Dựa vào thập bát ban võ nghệ của ta, đã dẹp yên 64 xứ nổi bụi phong trần, đều do vó ngựa Thần ô mã đạp thành xã tắc nhà Đường này”.
Thập bát ban: 18 loại võ nghệ
Vậy “Thập bát ban võ nghệ” rốt cuộc là 18 loại võ nghệ nào? Từ thời Chiến Quốc truyền đến nay, cách nói đã không tương đồng nữa. Có một cách nói là chỉ 18 loại võ nghệ binh khí, bao gồm: thương, kích, côn, việt (đại phủ: búa lớn), soa (đinh ba), đường (đường ba: bồ cào), câu (móc câu), sóc (trường mâu: giáo dài), hoàn (vòng), đao, kiếm, quải (gậy), phủ (búa), tiên (roi), giản (roi 4 cạnh), chùy, bổng (gậy), chử (chày).
Ngày nay chúng ta có thể thấy những binh khí thông dụng của “Thập bát ban võ nghệ” trong những ngôi chùa cổ. (Ảnh minh họa: baodanang.vn)
Một cách nói khác là 18 loại võ nghệ, trừ binh khí ra còn có đánh tay không, tức là quyền kích. Trong “Dũng chàng tiểu phẩm – Binh khí” của Chu Quốc Trinh đời Minh có viết: “Võ nghệ thập bát sự: một cung, hai nỏ, ba thương, bốn nhậm (đao), năm kiếm, sáu mâu, bảy thuẫn, tám phủ (búa), chín việt (búa lớn), mười kích, mười một tiên (roi), mười hai giản (roi 4 cạnh), mười ba qua (giống trảo), mười bốn thù (côn bằng tre gỗ), mười lăm soa (đinh ba), mười sáu ba đầu (bồ cào), mười bảy thòng lọng, mười tám bạch đả (tay không)”.
Trong “Ngũ tạp trở” của Tạ Triệu Chiết đời Minh có chép rằng, một dũng sỹ Sơn Tây là Lý Thông công phu vô cùng ghê gớm, ông “thập bát ban đều giỏi”, không ai dám đối địch. Khi có biến loạn xây thành năm Kỷ Tỵ niên hiệu Chính Thống, Minh Anh Tông chiêu mộ các dũng sỹ trong thiên hạ, Lý Thông là người được lựa chọn đầu tiên.
Còn bạn, trong “thập bát ban võ nghệ” trên, bạn thích nhất “ban” nào?
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Nam Phương biên dịch
精通「十八般武藝」是哪十八種?
作者:容乃加當我們形容一個人才能高超、多才多藝,做什麼都行,就會說這個人「十八般武藝,樣樣精通」!
古人有「十八般武藝」嗎?
的確古代中國就有十八種武藝,也叫「武藝十八事 」,簡稱「十八般」、「十八藝」、「十八事」。十八般武藝起源相當早,相傳是戰國時代的戰將孫臏、吳起傳下來的。
元人楊梓的雜劇《敬德不伏老》,演出唐朝凌煙閣功臣、唐初開國大將尉遲敬德(名恭 ),就說他有十八般武藝。劇中人尉遲敬德唱道:「憑著俺十八般武藝,定下了六十四處征塵,
都是神烏馬踏成了這唐社稷。」
尉遲敬德像,取自清劉源繪、朱圭刻《凌煙閣功臣圖》。(公有領域)
十八般 十八種武藝
那麼,「十八般武藝」究竟是哪十八種呢?從戰國時代傳到現在,說法已經不盡相同,一種說法是指十八種兵器的武藝,包含:鎗、戟、棍、鉞(*大斧)、叉、钂 (*也作钂鈀)、鉤、槊(*長矛)、環、刀、劍、拐、斧、鞭、鐧(像鞭,有四稜無刃)、錘、棒、杵等。
「洪青體育會」所存的各式傳統兵器,每一件都不輕,沒有扎實的腰馬功夫,都舞不動。 (蔡溶/大紀元)
另一種說法,是十八種武藝,除了兵器之外還有徒手搏擊,就是拳擊,見於明代朱國禎 《涌幢小品·兵器》:「武藝十八事:一弓、二弩、三鎗、四刃(*刀)、五劍、六矛、七盾、八斧、九鉞、十戟、十一鞭、十二簡、十三撾(一說槁)、十四殳(音同書,用竹、木做成的兵器 )、十五叉、十六爬頭(*杷頭,屈竹作杷 )、十七綿繩套索、十八白打(*打拳 )。」
各式各樣的盔甲、兵器,當年軍人們根據戰爭需要選用不同的盔甲、兵器出征。(宇涵/大紀元)
明代謝肇淛《五雜俎》記載了一個山西勇士李通,功夫非常了得。李通在京師教人武藝,人們試了試他的功夫,發現他「十八般皆能」,無人可匹敵。明英宗正統己巳年土木堡之變時,招募天下勇士,李通就成了首選。
嶺南鑄劍大師陳天陽刀劍展。(謝平平/大紀元)
(-【中華文化300問】系列待續-)
No comments:
Post a Comment