Cái gọi là “miệng dao găm, tâm đậu hủ” nói trắng ra đó chỉ là cái cớ để tự biện minh cho mình. (Ảnh: Ratpack)
Chẳng lẽ nói chuyện nhanh mồm, nhanh miệng thì không cần phải suy nghĩ sao? Mọi người thì tất nhiên đã bị ép phải nghe. Trong hoàn cảnh này, bạn không để ý tới cách nghĩ của người khác, trái lại bạn lại muốn người khác thông cảm cho mình, đó không phải một hành động ích kỷ hay sao?
Câu nói “Miệng dao găm, tâm đậu hũ” thường được lấy ra để bao biện, kỳ thực đó là người không biết xem xét lại mình, nói một cách thẳng thắn, đây không phải là một loại trí tuệ cảm xúc thấp sao?
Có một người tên là Trương A Di, sống trong một khu dân cư, miệng lưỡi của cô ấy cực kỳ lợi hại, có thể nghe được giọng của cô ấy cãi nhau với người khác ở trên lầu. Giọng cô ấy bén nhọn, âm vang có lực, tựa như pháo, có thể lập tức nổ bùm bùm lên như tiếng sấm rền ngày xuân, ầm ầm không dứt.
Một lần, có một người bán hàng rong đến khu dân cư bày quầy bán hàng bán đồ ăn. Trương A Di đi qua nhìn thấy, mở miệng hỏi người bán hàng rong: “Những thức ăn này là anh bỏ thêm thuốc trừ sâu vào hả?”
Người bán hàng rong vẻ mặt cười khổ sở nói: “Chị hai, đồ ăn này chính tay tôi trồng đấy, không bỏ thuốc trừ sâu vào đâu!”.
Sau khi người bán hàng rong giải thích không có thuốc trừ sâu trong thức ăn, nhưng Trương A Di vẫn không từ bỏ ý định, nói tiếp: “Tôi xem không giống vậy, anh xem cây đậu này của anh, cả một vết côn trùng cắn đều không có, loại thức ăn này, rất dễ để côn trùng phát triển. Tôi trước kia cũng là con nhà làm nông đấy, anh đừng tưởng rằng tôi không biết”.
Người bán hàng rong có chút tức giận, chỉ muốn bán đồ ăn một cách êm đẹp, mới dọn quán ra bán đã bị người ta chồm tới nói một trận, ảnh hưởng đến việc buôn bán của mình, trong lòng tự nhiên không thoải mái, vì vậy đã mở miệng trả lời: “Tôi nói không có thuốc trừ sâu, sẽ không thuốc trừ sâu, cô nói như vậy, cô phải đưa ra bằng chứng!”
Chẳng lẽ nói chuyện nhanh mồm, nhanh miệng thì không cần phải suy nghĩ sao? (Ảnh: Yxuan)
Trương A Di bị người bán hàng rong làm cho nghẹn họng, ngọn lửa không tên trong tim cô bùng cháy lên, cô ta khịt mũi, nghẹn giọng trả lời: “Anh là người bán đồ ăn, tôi hỏi một chút thì sao? Anh nếu trong lòng không thẹn, anh cần gì lo lắng chứ?”
Hai người giương cung, bạt kiếm, cứ như vậy, người mắng một câu, người trả một câu hồi lâu. Người bên ngoài thấy tình thế như vậy, vội vàng tới khuyên can: “Cô ấy kiến thức nông cạn, anh đừng tranh luận làm gì. Cô ấy là người như vậy đấy, miệng dao găm, tâm đậu hũ, ngoài miệng cậy mạnh, anh đừng để ý”.
Đúng vậy, Trương A Di là người có cái “miệng dao găm, tâm đậu hũ”, cô ấy không chỉ đối xử như vậy với người ngoài, mà ngay cả với người nhà cô ấy cũng đối xử giống như vậy.
Một ngày nọ, Trương A Di đang đánh bài ở dưới lầu, vì bài vận không tốt nên trên khuôn mặt trở nên u ám, ví như trời đang trong xanh chuyển nhiều mây đen.
Người con trai của Trương A Di thì không được khéo, chạy đến bên Trương A Di đòi tiền đóng học phí. Vừa mở miệng ra, Trương A Di lập tức nổi cơn thịnh nộ, ví như chảo dầu đang chiên, chỉ vào sống mũi của con trai mà mắng lên: “Cút! Tiền tiền tiền, cả ngày chỉ biết đòi tiền. Lão nương kiếp trước thiếu nợ ngươi sao? Ngươi giống cha ngươi, không có lợi ích gì, ta không biết là xui mấy kiếp, mới theo hai người các ngươi đây này!”.
Người con trai nhìn thấy cảnh đó, đành phải im lặng mà đi học, không lấy được tiền để đóng học phí, chỉ biết che mặt mà lên lớp.
Cứ như vậy, vài năm sau, nghe nói Trương A Di đã ly hôn, nguyên nhân cụ thể tuy không rõ ràng lắm, nhưng xem tình hình nhà cô ấy suốt ngày cãi nhau, cũng không khó để lý giải.
Những lời nói độc ác, tuyệt đối không là lời nói xuất phát từ người có tâm địa lương thiện. (Ảnh: Pinterest)
Một người đàn ông vì gia đình mà bôn ba bận rộn suốt ngày ở bên ngoài, về đến nhà vẫn không được yên thân, phải đối mặt với người vợ “miệng dao găm, tâm đậu hũ”. Tin rằng trong hôn nhân chắc hẳn phải chứa đựng nhiều điều không như ý, càng về sau tự nhiên sẽ nghĩ tới chuyện muốn từ bỏ giao tiếp, thậm chí tiến thêm một bước là từ bỏ cuộc hôn nhân gắn bó khó khăn này.
Ngôn ngữ vận dụng không thích đáng, cũng sẽ trở thành một loại bạo lực. Miệng nói ra lời như thế nào, trong lòng chính là nghĩ như thế đó. Khi một người nói chuyện chanh chua với người khác, trong lòng đã có sự sắp xếp, làm sao có thể còn là một miếng đậu hũ mềm mại nữa?
Trong “Tăng quảng hiền văn” có câu: “Lương ngôn nhất cú tam đông noãn, ác ngữ thương nhân lục nguyệt hàn”. Tạm dịch là: Lời hay một câu ấm ba tháng mùa đông; tiếng ác làm tổn thương người, khiến tháng sáu mà lại cảm thấy lạnh.
Cái gọi là “miệng dao găm, tâm đậu hũ”, nói trắng ra đó chỉ là cái cớ để tự biện minh cho mình: “Tôi mặt ngoài xem ra là miệng dao găm, nhưng trong tâm địa tôi là người lương thiện”.
Thật đáng tiếc, những lời nói độc ác, tuyệt đối không là lời nói xuất phát từ người có tâm địa lương thiện. Người nói chuyện chanh chua, gay gắt, không thể là người có tâm đậu hũ, trái tim cùng cái miệng của họ giống nhau, đều tràn đầy lưỡi dao bén nhọn đả thương người.
Một người trong lòng tràn ngập thiện và lòng yêu thương, miệng sẽ không nói ra những lời độc ác. Lúc miệng ra lời độc ác, tuyệt đối trong lòng không thể có thiện ý. “Miệng dao găm, tâm đậu hũ” chỉ là cớ tự ngụy biện cho mình. Thay vì làm điều này, sao ngay từ đầu không cho người khác một cái bậc để xuống đài, không cần phải hùng hổ dọa người như thế?
Một người có trí tuệ cảm xúc cao, rất ý thức được lời nói cay đắng, lạnh nhạt sẽ làm tổn thương người khác. Cái gọi là “miệng dao găm, tâm đậu hũ”, chỉ là một trạng thái biểu hiện trí tuệ cảm xúc thấp của con người.
Tuệ Tâm (Theo Secretchina)
No comments:
Post a Comment