Quân lính của Tấn quốc chiến đấu dũng mãnh trên chiến trường. (Ảnh qua 上虞图书馆)
Bỏ chiến xa phá Nhung Địch
Vào năm 541 TCN, lúc đó thành phố Thái Nguyên tỉnh Sơn Tây còn chưa phải lãnh địa của Hoa Hạ, nhưng là láng giềng của Hoa Hạ, có bộ tộc Nhung Địch cư trú, ở cạnh Tấn quốc, là nước chư hầu lớn nhất thời bấy giờ, thường có xung đột lẫn nhau. Mùa hè năm ấy, quân đội của nước Tấn thừa lúc cả ngàn chiến xa đang khí thế cuồn cuộn mà tiến công Nhung Địch, chuẩn bị đánh một trận gọn gàng.
Quân lính nước Tấn vừa dàn trận xuống khu vực của Nhung Địch, thì bắt đầu chịu khổ, phải đi qua cả vùng núi non trùng điệp, con đường gập ghềnh, mà địa hình này lại thân thuộc với người Nhung Địch, họ bèn không tiếp chiến chính diện, mà tác chiến với quy mô nhỏ, thỉnh thoảng bất ngờ xông ra tập kích đội xe của nước Tấn, khiến cho quân xe của nước Tấn không chỉ khó có đất dụng võ, ngược lại gặp ngăn trở.
Vào lúc này có một tướng lĩnh của nước Tấn đề xuất phương pháp “hủy xe mà đi”, mệnh lệnh cho những binh sĩ xưa nay vẫn ngồi xe đánh trận phải xuống xe, điều chỉnh lại đội hình mới, thành một phương thức bộ binh mới.
Kiểu bộ binh mới này khiến tộc người Nhung Địch cười cợt, vì nước Tấn xưa nay chú trọng dùng chiến xa, lần này thay đổi phương thức khác, không có xe cũng không có ngựa, không phải là đến để chịu trận sao? Nhưng không ai ngờ, quân đội nước Tấn tuy rằng vừa mới tổ chức, nhưng lại có vị tướng lĩnh tốt, một tiếng trống vang, ba mặt vây quanh, đánh quân Nhung Địch tán loạn.
Chiến xa của Tấn quốc. (Ảnh minh họa)
Vị tướng quân này tên là Ngụy Thư, trận chiến này cũng gọi là cuộc chiến Đại Nguyên. Từ đó về sau, chiến tranh bộ binh được phát triển rộng khắp, năng lực của Ngụy Thư cũng từ đó được nhiều người biết đến. Vào 6 năm cuối cuộc đời, Ngụy Thư chủ trì chính sự của nước Tấn, làm một nhân vật chỉ ở dưới một người mà ở trên vạn người.
Nghe hiểu phép ẩn dụ “cơm canh”
Mùa đông năm 514 TCN, con trai của Ngụy Thư là Ngụy Mậu đảm nhiệm một chức quan địa phương ở Ngạnh Dương, có một vụ án đã lâu vẫn chưa thể giải quyết được. Ngụy Mậu liền đem vụ án tấu lên triều đình, và đã đến tay của Ngụy Thư.
Ngụy Thư còn chưa thụ lý vụ án, bên thưa kiện đã tìm đến nơi, còn dẫn theo đoàn nhạc có vũ nữ ca kỹ đến. Ngụy Thư ở nước Tấn và các nước liệt quốc khác đều có tiếng tăm và được trọng vọng, đã không có tiếng xấu nhận hối lộ. Thế nhưng lần này, Ngụy Thư vừa xem thấy các ca kỹ mỗi người dáng vẻ thướt tha yêu kiều, bộ dạng thùy mị nhẹ nhàng, thế là động tâm. Tuy đoàn nhạc nữ này đến đây còn phải tốn tiền ăn uống, nhưng Ngụy Thư cũng tiếp nhận.
Bên thưa kiện dẫn theo đoàn nhạc có vũ nữ ca kỹ đến. (Ảnh minh họa: Wikimedia)
Con trai Ngụy Mậu tính nóng nảy, nhưng thân làm con, cũng thấy không tiện trước mặt phụ thân nói ra chuyện này, liền ủy thác cho hai thuộc hạ, một người tên Diêm Một, một người tên Nữ Khoan. Ngụy Mậu nói: “Nếu như phụ thân đã tiếp nhận đám người này, thì không còn kiểu hối lộ nào lớn hơn như vậy nữa”. Sau đó dặn dò thuộc hạ nghĩ cách ngăn cản.
Một ngày nọ, Diêm Một và Nữ Khoan cùng nhau tới chỗ của Ngụy Thư, sau khi bàn xong việc công, hai người không vội rời đi, lề mề kéo dài tới giờ dùng cơm, Ngụy Thư mời họ ở lại dùng bữa. Khi rượu và thức ăn bưng lên rồi, chỉ thấy hai người kia thỉnh thoảng lại lắc đầu thở dài, khiến Ngụy Thư cảm thấy khó hiểu.
Thời kì Xuân thu, ở xã hội tầng cao, trong lúc dùng cơm không được nói chuyện. Đợi lúc ăn xong bữa cơm, Ngụy Thư mới đặt câu hỏi: “Ta nghe nói lúc ăn cơm có thể quên đi mọi ưu phiền, nhưng các ngươi lại một mực thở dài, rốt cuộc là chuyện gì?”
Diêm Một, Nữ Khoan đợi Ngụy Thư lên tiếng, liền nói: “Ngày hôm qua hai người chúng tôi uống rượu, không được ăn cơm chiều, hôm nay cảm thấy bụng rất đói, ngay từ đầu lo lắng thức ăn không đủ ăn, cho nên lắc đầu thở dài. Ăn vào một nửa thì đã bắt đầu tự trách, tướng quân sao có thể để chúng tôi ăn không no bụng được cơ chứ? Bởi vậy lại lắc đầu thở dài”.
Hai người bọn họ nói tiếp một câu quan trọng nhất: “Hiện tại bữa cơm đã xong, hạ thần hy vọng cái bụng của chúng thần cũng như cái tâm của tướng quân đã no là đủ rồi”. Ngụy Thư không hổ danh là Ngụy Thư, vừa nghe liền hiểu phép ẩn dụ của hai người, đối với “cơm canh” dâng tới miệng, ông bèn nhất quyết từ chối.
Câu chuyện này được ghi lại trong “Tả Truyện”, nguyên văn như sau: “Nguyện dùng dạ tiểu nhân thay cho lòng quân tử”, là nguồn gốc của câu nói “lấy dạ tiểu nhân đo lòng quân tử”.
Năm tháng trôi qua, ý nghĩa của hai chữ “tiểu nhân” và “quân tử” đã biến hóa rất nhiều. “Kinh Thi. Thái Vi” có câu: “Giá bỉ tứ mẫu, tứ mẫu quỳ quỳ, quân tử sở y, tiểu nhân sở phì”, ý là: Cưỡi lên chiến xa với bốn con ngựa, chiến xa mạnh mẽ lại cao lớn. Quân tử (tướng quân) dựa vào xe mà chiến đấu, tiểu nhân (binh sĩ) dựa vào xe mà được yểm hộ. Ở đây “tiểu nhân” và “quân tử” chỉ hai giai cấp khác nhau, như “tướng quân” và “binh sĩ”. Ngày nay người ta đã diễn biến nó thành: tiểu nhân chỉ những người đạo đức kém, quân tử chỉ những người đạo đức cao thượng.
Diêm Một, Nữ Khoan đưa cho Ngụy Thư phép ẩn dụ, ngày nay lại bị suy nghĩ theo ý nghĩa là từ thân lòng dạ tiểu nhân bỉ ổi, mà phỏng đoán người đạo đức cao thượng. Diêm Một, Nữ Khoan, hai người ở dưới đất nếu có biết được, không chừng họ đều lắc đầu tới mức đầu sắp rơi xuống đất rồi.
Natalie, theo NTDTV
No comments:
Post a Comment