Mía ghim – Món ăn vặt đường phố quen thuộc của người Sài Gòn thập niên 50-60
Mía ghim món ăn vặt đường phố quen thuộc của người dân Sài Gòn những năm trước 1975. Thời đó người ta hay ăn mía ghim chứ ít ai uống nước mía như bây giờ. Hồi đó cây mía có vỏ xanh nhỏ và mềm nhiều nước ăn rất ngọt chứ không như mía bây giờ rất cứng chỉ dùng để ép nước.Mía vỏ xanh ngày trước
Ngoài mía ghim ra người ta còn bán kèm mía chẻ, là mía được chẻ từ 4-6 phần kiểu như múi cam rồi được làm lạnh bằng cách ướp đá hoặc bỏ tủ lạnh. Mía chẻ ngoài vị ngọt mọng nước còn thêm phần mát lạnh ăn rất đã.
Còn một món được chế biến từ mía quen thuộc đó là mía hấp nóng.
Mía được tách vỏ tiện thành những đoạn ngắn rồi hấp lên cho vào từng bịch nylon nhỏ rồi ủ để giữ nóng. Mía hấp mềm có vị ngọt dịu nhiều nước, ăn nóng nên vào những tối lạnh được mua nhiều hơn.
Mời quý vị cùng xem lại những bức hình mía ghim qua các gánh hàng rong của những người mẹ hay trẻ em ngày đó.
Nghề bán mía ghim không cần quá nhiều vốn, ai cũng có thể làm từ những người mẹ cho đến các em bé nhỏ đội từng mâm mía ghim lên đầu. Khách hàng quen thuộc cũng là những em bé đi dạo trong công viên và các cặp tình nhân.
Xã hội phát triển, bánh kẹo, quà vặt được tung ra nhiều đầy đủ chủng loại và được ưa chuộng hơn nên bóng dáng của mía ghim dần dần lụi tàn thay vào đó là những xe nước mía như hiện nay. Khác ở chỗ ngày xưa làm gì có máy ép, có mỗi cái vòng xoay như vô lăиg ʟái tàu dùng sức người để hoạt động, nhiều cô bán hàng phải gồng hết mình mới xoay được cái vòng đó trong rất cực.
Dùng hết sức để xoay vòng ép mía
Khi ép mía người ta thường thêm vào quả tắc cho thơm và át bớt vị ngọt gắt cổ của nước mía nguyên chất. Bản thân những người uống nước mía sành điều đều có thói quen vắt nhiều tắc vào ly nước mía, khoảng 2-3 trái. Càng chua càng ngon, nhưng nước mía phải đảm bảo ngọt thì vắt nhiều tắc mới ngon.
Xe nước mía ngày xưa dùng sức người để ép mía
Nước mía ngon có màu vàng đậm và tung bọt gần như bia. Vài nơi họ còn cho thêm vài hạt muối cho đậm đà, có nơi còn cho thử chanh muối hoặc tắc muối. Nước mía rất ngọt nên thường phải uống với đá làm giảm đi độ ngọt gắt của mía cũng như đã khát hơn khi thời tiết Saigon quanh năm nắng nóng.
Nước mía trở thành thứ giải khát không hề đắt tiền và không kén chọn khách hàng. Hồi xưa khi nước mía còn 500 đồng một bịch (nước mía được đựng trong bọc ni lông chứ không phải bỏ vào ly như bây giờ).
Hình ảnh cô gái nước mía
Hẳn là những anh chị trước những năm 1990 đều nhìn thấy bức hình quen thuộc trên. Không biết bắt đầu từ đâu nhưng kể từ năm 1990 trở đi hình ảnh cô được in ấn khắp nơi trên tất cả các xe nước mía làm bằng thiếc như một biểu tượng vậy.
No comments:
Post a Comment