Câu chuyện thứ nhất: Washington chặt cây
Washington là vị tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ. Khi ông còn là một đứa trẻ, từng chặt đổ hai cây anh đào của cha. Khi cha ông trở về nhà đã vô cùng tức giận. Ông thầm nghĩ: “Nếu mình điều tra ra ai là người chặt cây, mình sẽ đánh cho nó một trận”.
Cha ông đi khắp nơi hỏi dò. Khi ông hỏi tới con trai mình, Washington bắt đầu khóc và nói: “Là con đã chặt đổ cây của cha”. Washington nói thẳng ra mà không hề đổ lỗi hay thoái thác cho người khác.
Cha ông đã ôm con trai vào lòng và nói: “Con trai thông minh của cha, cha thà mất đi một trăm cái cây chứ không muốn nghe con nói dối”.
Cha ông đi khắp nơi hỏi dò. Khi ông hỏi tới con trai mình, Washington bắt đầu khóc và nói: “Là con đã chặt đổ cây của cha”. Washington nói thẳng ra mà không hề đổ lỗi hay thoái thác cho người khác.
Cha ông đã ôm con trai vào lòng và nói: “Con trai thông minh của cha, cha thà mất đi một trăm cái cây chứ không muốn nghe con nói dối”.
George Washington (1732–99). (Ảnh: Wiki)
Suy ngẫm: Thành thật là một loại sức mạnh, nó thể hiện lòng tự trọng cao và cảm giác an toàn vững chãi bên trong phẩm giá của một người.
Câu chuyện thứ hai: Sự nhẫn nại của Tolstoy
Đại văn hào Nga Tolstoy có vô số người ngưỡng mộ, lời nói của ông thậm chí còn được tôn sùng là danh ngôn chí lý; ngoài danh vọng và địa vị, vợ chồng ông còn có tài sản kếch xù và những đứa con xinh xắn. Dường như không ai có một cuộc hôn nhân hạnh phúc hơn của họ.
Nhưng Tolstoy dần dần chán ghét cái gọi là văn chương cao thượng của mình, ông viết lại những bài báo nhỏ, tuyên truyền về hòa bình, kêu gọi xóa đói giảm nghèo và cho người khác gia sản để theo đuổi một cuộc sống giản dị và bần hàn. Tuy nhiên, vợ ông vẫn giống như trước đây suốt ngày tiêu tiền như nước, theo đuổi hư vinh xa xỉ, kết giao với những người nổi tiếng, và hết sức cáu giận trước sự khẳng khái hào phóng hành thiện của chồng. Tolstoy định từ bỏ tất cả tiền bản quyền của mình, vợ ông lại muốn tất cả các tác phẩm của chồng mình được chuyển thành tiền. Ngay khi Tolstoy phản đối, bà tức giận nổi điên gầm thét, lăn lộn trên mặt đất, thậm chí lấy thuốc phiện ra nuốt vào bụng rồi tuyên bố tự sát, hay chạy ra giếng và đe dọa uy hiếp chồng là mình sẽ nhảy xuống.
Đã có lúc vị danh hào quyết định không bao giờ gặp lại vợ mình nữa, nhưng cứ mỗi lần như vậy, vợ ông lại chạy đến và ôm đầu gối của chồng, cầu xin ông đọc lại những lời ông viết trong nhật ký cách đây 50 năm ca ngợi vẻ đẹp của bà và tình yêu của họ. Ông luôn mềm lòng khi đọc những dòng chữ đó.
Nhưng Tolstoy dần dần chán ghét cái gọi là văn chương cao thượng của mình, ông viết lại những bài báo nhỏ, tuyên truyền về hòa bình, kêu gọi xóa đói giảm nghèo và cho người khác gia sản để theo đuổi một cuộc sống giản dị và bần hàn. Tuy nhiên, vợ ông vẫn giống như trước đây suốt ngày tiêu tiền như nước, theo đuổi hư vinh xa xỉ, kết giao với những người nổi tiếng, và hết sức cáu giận trước sự khẳng khái hào phóng hành thiện của chồng. Tolstoy định từ bỏ tất cả tiền bản quyền của mình, vợ ông lại muốn tất cả các tác phẩm của chồng mình được chuyển thành tiền. Ngay khi Tolstoy phản đối, bà tức giận nổi điên gầm thét, lăn lộn trên mặt đất, thậm chí lấy thuốc phiện ra nuốt vào bụng rồi tuyên bố tự sát, hay chạy ra giếng và đe dọa uy hiếp chồng là mình sẽ nhảy xuống.
Đã có lúc vị danh hào quyết định không bao giờ gặp lại vợ mình nữa, nhưng cứ mỗi lần như vậy, vợ ông lại chạy đến và ôm đầu gối của chồng, cầu xin ông đọc lại những lời ông viết trong nhật ký cách đây 50 năm ca ngợi vẻ đẹp của bà và tình yêu của họ. Ông luôn mềm lòng khi đọc những dòng chữ đó.
Lev Tolstoy (1887) do Ilya Yefimovich Repin vẽ. (Ảnh: Wiki)
Tuy nhiên, vợ ông vẫn như cũ và rốt cuộc khiến Tolstoy không còn chịu đựng được nữa. Vào một đêm tuyết rơi vào tháng 10 năm 1910, Tolstoy 82 tuổi đã bỏ nhà một mình ra đi. Mười một ngày sau, ông bị mắc bệnh viêm gan và chết trong nhà ga.
Suy ngẫm: Những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống, những câu chuyện nhỏ ấm áp đôi khi có thể thay đổi vận mệnh của một người. Tương tự như vậy, mở cánh cửa cho người khác là để lại lối đi cho chính mình.
Theo Vision Times
Bình Nhi biên dịch
No comments:
Post a Comment