Thursday, November 14, 2019

"LỬA ÂM TY" CHÁY GẦN 6,000 NĂM TRONG NÚI Ở ÚC

Lớp than đá trong một ngọn núi ở Australia “nuôi dưỡng” một ngọn lửa trong suốt gần 6.000 năm qua và giới khoa học khẳng định nó là ngọn lửa tồn tại lâu nhất trên địa cầu.


Núi Cháy là tên một núi gần làng Wingen thuộc bang New South Wales, Australia. Người ta còn gọi nó là núi Wingen. Một ngọn lửa cháy nhờ than đá nằm ở độ sâu khoảng 30 m trong núi.


Khi tới núi Cháy, du khách sẽ thấy khói bốc lên từ núi, dấu hiệu cho thấy sự tồn tại của ngọn lửa ngầm.


Giới nghiên cứu địa chất khẳng định ngọn lửa ngầm trong núi Wingen đã tồn tại xấp xỉ 6.000 năm. Họ kết luận nó là ngọn lửa cháy liên tục lâu nhất trên thế giới.


Một lớp vỉa than đá khổng lồ tồn tại trong núi Cháy. Nó đã “nuôi dưỡng” ngọn lửa trong suốt mấy nghìn năm qua.


Dân du mục Australia phát hiện ngọn lửa từ thế kỷ 19, song hồi đó họ nghĩ nó là sản phẩm của núi lửa.


Ngọn lửa đang di chuyển về phía nam với vận tốc khoảng 100 cm mỗi năm. Hàng nghìn “lửa âm ty” đang tồn tại trên khắp trái đất, song rất ít ngọn lửa tồn tại tới hàng nghìn năm. Rất nhiều du khách tới núi Cháy để chiêm ngưỡng ngọn lửa bất tận. Mùi khét của lưu huỳnh cháy luôn tồn tại trong không khí xung quanh núi và con người có thể cảm nhận hơi nóng từ ngọn lửa dưới lòng đất. Song nhiều người lại lo ngại ngọn lửa trong núi Cháy gây nên tác động tiêu cực đối với môi trường xung quanh do nó thải ra lượng khí CO2 khổng lồ mỗi ngày.

Nguồn Zing News
Link tham khảo:



No comments: