Cuộc sống luôn có những giai đoạn thăng trầm. Khi còn trẻ, chúng ta khó nhận ra vấn đề này và thường cảm thấy chán nản vì những khó khăn không đáng kể. Trên thực tế, xét từ góc độ phát triển và thay đổi tâm lý cá nhân, khoảng thời gian khó khăn và kém hạnh phúc nhất của đời người phải là giai đoạn khoảng 10 năm, từ 45 đến 55 tuổi. Bởi những người trong độ tuổi này, họ không chỉ phải đối mặt với áp lực về thể chất mà còn phải đối mặt với áp lực tâm lý do xã hội đặt ra.
Trong giai đoạn này, một số người có thể tiếp cận công việc một cách nhẹ nhàng và coi một số lựa chọn là không quan trọng, trong khi những người khác có thể cân nhắc cẩn thận từng bước đi trong cuộc đời của họ. Khi con người bước vào tuổi 50, cuộc sống thường bước vào giai đoạn ổn định hơn.
Những khó khăn họ phải đối mặt không chỉ là những thách thức về thể chất, tâm lý mà còn bao gồm nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến đời sống xã hội như duy trì quan hệ xã hội, duy trì mối quan hệ với người thân, bạn bè, chăm sóc người già và trẻ em.
Người ta thường nói “trên có người già dưới có trẻ nhỏ”, nhất là đối với nam giới, những người vừa làm con, là đôi vai mà cha mẹ dựa vào, vừa làm cha, chịu trách nhiệm cho tương lai của con cái.
Trong cuốn sách “Đường cong hạnh phúc” của chuyên gia tâm lý học Jonathan Rauch, dựa trên nghiên cứu khoa học về mức độ hạnh phúc của mọi người trên thế giới, đường cong hạnh phúc trong cuộc đời mỗi người có hình chữ U. Thời kỳ đáy là những năm từ 45 đến 55 tuổi. Vào khoảng hơn 50 tuổi, sự hài lòng sẽ dần dần tăng lên.
Áp lực cuộc sống lớn
Khoảng thời gian từ 40 tuổi đến 50 tuổi thuộc về tuổi trung niên, đó cũng là khoảng thời gian căng thẳng nhất của một người. Khi bước sang tuổi 50, cuộc sống của họ gần như đã ổn định, khó có những thay đổi lớn.
Những người ở độ tuổi này dễ gặp một số vấn đề về tinh thần do sự phát triển nghề nghiệp và áp lực trong cuộc sống gia đình. Nhiều người bị lo lắng, mất ngủ, sụt cân và các vấn đề khác. Bởi trách nhiệm họ cần gánh vác nhiều và nặng nề.
Càng trưởng thành, chúng ta càng mang nhiều trách nhiệm. Lúc đầu, chúng ta chỉ là con của cha mẹ sau đó, trở thành bạn đời của ai đó, nhân viên trong một công ty và là cha, mẹ của những đứa trẻ.
Những người ở độ tuổi trung niên cần dành thời gian chăm sóc cha, mẹ già. Đồng thời, xã hội luôn nói với họ rằng sự hỗ trợ của cha mẹ rất quan trọng với sự phát triển cuộc sống, sự nghiệp của con cái.
Tuy nhiên, một cuộc sống thoải mái và tươi đẹp luôn cần một số tiền nhất định để duy trì. Dưới ảnh hưởng của áp lực việc làm rất lớn, họ phải dành nhiều thời gian hơn cho công việc. Họ cũng là nhóm người có nhiều khả năng bị công ty đào thải nhất. Họ lo lắng rằng kiến thức và kỹ năng của mình không còn theo kịp sự phát triển của thời đại.
Lúc này, ý nghĩa của hôn nhân sẽ là giúp 2 người tìm ra mục tiêu, hướng đi để cùng nhau làm việc, đồng thời giải tỏa áp lực cuộc sống trong quá trình chia sẻ, đồng hành cùng nhau.
Khi cả hai vợ chồng đều có thể quan tâm đến cuộc sống gia đình, cùng nhau chăm sóc cha mẹ già và lo lắng cho con cái, những vấn đề nêu trên sẽ không ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của họ.
Những thay đổi về thể chất
Khi nói đến việc truyền cảm hứng cho người khác, chúng ta thường nói: “Không bao giờ là quá muộn nếu bạn sẵn sàng bắt đầu”. Tuy nhiên, câu này không áp dụng trong mọi tình huống.
Cũng giống như chúng ta có thể cố gắng duy trì tình trạng thể chất của mình, nhưng chúng ta không thể mong đợi cơ thể của một người già sẽ ngày càng trẻ ra. Áp lực cuộc sống của con người hiện đại ngày càng gia tăng. Nhiều người mắc các bệnh thường gặp ở tuổi trung niên khi mới con trẻ. Những thay đổi về thể chất sẽ gây áp lực tinh thần lớn cho người trung niên.
Sau khi những người trung niên nhận ra những thay đổi này ở bản thân họ, kết quả là nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn sẽ xảy ra, khiến quá trình lão hóa của bản thân càng đẩy nhanh hơn. Có thể nói giai đoạn này là giai đoạn con người chuyển từ tuổi trung niên sang tuổi già. Họ phải tốn 10 năm để chấp nhận những thay đổi trong cơ thể và cuộc sống của mình.
Một số người có thể thoát khỏi trạng thái này thành công mà vẫn giữ được tâm lý tương đối trẻ.
Những ước mơ chưa thực hiện
Tôi tin rằng nhiều người đã lên kế hoạch cho cuộc đời mình và có ước mơ, mục tiêu muốn phấn đấu ẩn sâu trong trái tim mình. Đáng tiếc trước đây điều kiện sống không được tốt nên họ phải giấu ước mơ này trong lòng.
Tuy nhiên, khi trưởng thành, họ cần phải đối mặt với nhiều áp lực hơn từ thế giới bên ngoài. Nếu một người bước vào độ tuổi trung niên trước khi thể thực hiện được ước mơ của mình, vấn đề này sẽ trở thành nỗi tiếc nuối của họ.
Có thể nói, những người trung niên luôn bị vây quanh bởi nhiều cảm xúc tiêu cực khác nhau. Họ phải học cách chấp nhận sự già đi của bản thân, chấp nhận áp lực từ thế giới bên ngoài và học cách chung sống với những ước mơ chưa thực hiện được.
May mắn thay, sau khi thành công vượt qua giai đoạn này, họ có thể hiểu biết sâu sắc hơn về cuộc sống. Và hãy cố gắng sử dụng thời gian còn lại để nâng cao giá trị cuộc sống của mình.
Xung đột giữa các “mối quan hệ”
Cái gọi là xung đột giữa các vai trò có nghĩa là trong xã hội, mỗi người đều có vai trò riêng của mình, như người cha, người chồng, người lãnh đạo, con cái… Trong giai đoạn đầu đời, chúng ta có thời gian để thích nghi với những thay đổi vai trò này.
Nhưng khi bước vào giai đoạn 45 đến 55 tuổi, cha mẹ già đi, con cái phải đối mặt với những kỳ thi lớn như kỳ thi tuyển sinh đại học, sự nghiệp khó khăn, ranh giới giữa nhiều vai trò của con người bắt đầu mờ nhạt.
Tình trạng này có thể dẫn đến cảm giác kiệt sức, làm mất ổn định vai trò làm chồng hoặc vợ của một người, khiến vấn đề trở nên phức tạp hơn.
Khi còn trẻ, chúng ta dựa vào sức mạnh thể chất của mình và luôn nghĩ rằng tương lai sẽ tốt đẹp hơn. Dù là thức khuya, dường như mọi tổn thương về thể chất đều có thể chịu đựng được, mọi tổn hại về sức khỏe dường như sẽ có thể phục hồi sau này. Năm tháng trôi qua, một ngày nọ, chúng ta chợt nhận ra rằng mình không còn có thể chạy cật lực như trước nữa. Trải nghiệm này thật khó diễn tả bằng lời.
Khoảnh khắc “thức tỉnh”, nhận ra thực tế cuộc sống
Chúng ta luôn sống trong mộng mơ, đầy kỳ vọng vào tương lai, tìm kiếm những điều kỳ diệu trong cuộc sống. Nhưng khi lớn lên và tích lũy kinh nghiệm, chúng ta dần dần nhận ra rằng thế giới thực không toàn những điều kỳ diệu mà bao gồm 99% là bình thường.
Có phải cuộc sống chỉ là việc không ngừng tìm kiếm cảm giác tồn tại và theo đuổi ý nghĩa?
Ở tuổi 45, bạn chăm sóc cha mẹ già, tìm định hướng cho tương lai của con cái và hỗ trợ người bạn đời. Tất cả những điều này chứng tỏ sự tồn tại và giá trị của bạn. Đây chẳng phải là điều chúng ta tìm kiếm trong cuộc sống sao?
Khi già đi, chúng ta đã tích lũy được nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Mặc dù chúng ta có thể không còn nhiệt huyết, sôi nổi như ngày trẻ, nhưng sự “giàu có” này khiến bản thân trở nên độc nhất trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Những giấc mơ của tuổi trẻ có thể đã tan vỡ nhưng chúng ta có sự hiểu biết sâu sắc hơn về thế giới. Điều bạn theo đuổi là tạo ra điều kỳ diệu chứ không chỉ mong chờ điều kỳ diệu xảy ra. Chỉ bằng cách hiểu sâu sắc và nhận thức thế giới, chúng ta mới có thể thực sự tăng khả năng thành công.
Tựu chung lại, độ tuổi từ 45 đến 55 có thể là khoảng thời gian không hạnh phúc nhất nhưng cũng là giai đoạn tiến gần hơn đến thực tế và hiểu được ý nghĩa thực sự của cuộc sống.
Theo: Toutiao, 163
Minh Nguyệt / Theo: Đời sống và Pháp luật
No comments:
Post a Comment