Dưới đây là 5 hành vi mà một người thường vô ý hoặc hữu ý làm mà không biết rằng đang làm tổn hại phúc báo, may mắn của bản thân. Xin trích dẫn để quý độc giả tham khảo:
1. Tức giận, cáu kỉnh
Đại sư Ấn Quang, sống vào cuối đời nhà Thanh khuyên rằng: Người phụ nữ không hay tức giận thì con cháu sống thọ hơn. Phụ nữ thường xuyên tức giận cáu kỉnh, sinh con sẽ khó nuôi. Phát giận là điều cứu không được. Tức giận chính là “lửa thiêu rừng công đức.”
Ông cũng giảng rằng, chỉ một cơn lửa giận có thể thiêu cháy hết cả phúc đức. Người xưa thường khuyên rằng, oán giận một lần đối với một người bình thường sẽ làm tiêu tan phúc đức tích lũy trong 100 kiếp. Oán giận một lần đối với cha mẹ, người lớn tuổi, người đại đức, sẽ làm tiêu tan phúc đức tích lũy trong 1000 kiếp. Oán giận cha mẹ hậu quả rõ ràng nhất là “phúc mỏng mệnh nông”.
2. Xung đột với cha mẹ, người bề trên
Chống đối, mâu thuẫn với cha mẹ là việc đứng đầu trong những việc làm “tổn phúc bại lộc.” Vô luận là cầu cái gì cũng đều không đạt được, ngàn vạn lần cầu cũng uổng công bởi vì tích phúc không có mà tổn phúc lại nhanh. Sự việc, nhân duyên, làm việc đều không thuận…
Theo cổ nhân, nếu như công việc không thuận lợi, cảm tình thống khổ lập tức hiếu thuận với cha mẹ, cha mẹ vui mừng thì hết thảy quỷ thần đều sẽ đến bảo hộ. Người không chống đối, không có mâu thuẫn với cha mẹ thì công việc sẽ thuận lợi, có nhân duyên tốt đẹp. Nếu như từ nhỏ đã không có mâu thuẫn gì với cha mẹ thì cho dù xuất thân trong gia đình nghèo khó sau này lớn nên cũng có thể trờ thành người có sự nghiệp.
Người dùng tiền tài nuôi dưỡng cha mẹ, tương lai tất sẽ giàu có, khá giả. Hiếu thuận nhưng không dùng vật phẩm tiền tài nuôi dưỡng cha mẹ thì cho dù làm đại quan cũng sẽ thiếu hụt tài phú.
Nói xấu xuyên tạc bậc thánh hiền, người đại đức, một câu làm tổn hại 100 thiện, làm hỏng hết huyết mạch phúc báo của gia đình.
3. Nói điều xấu, điều không đúng về người khác
Cổ nhân cho rằng, nói những điều xấu về người khác là làm tổn thương đến hòa khí giữa trời và đất, con người mà chiêu mời tai họa giáng xuống. Hơn nữa, dùng một chút những lời nói đồn đại không đúng sự thật để khoa trương bản thân khiến cho người bị nói sẽ tức giận khó chịu thì sao có thể sống bình an?
Trời đất đã sinh ra dược thảo khiến vạn vật thoải mái, cũng sinh ra độc thảo đầu độc vạn vật. Trời đất dưỡng dục người lương thiện, người quân tử, cũng dưỡng dục tiểu nhân.
Mặt trăng mặt trời chưa bao giờ chỉ soi sáng cho người lương thiện mà không soi sáng cho người ác. Nước biển chưa bao giờ chỉ thu nạp dòng nước tinh khiết mà cự tuyệt dòng nước ô nhiễm. Cho dù chúng ta có bao nhiêu sai lầm khuyết điểm thì trời đất, mặt trăng mặt trời cũng chưa bao giờ yêu cầu chúng ta điều gì. Cho nên, chúng ta cũng không thể yêu cầu người khác, xa lánh người thương tổn đến mình mà cho đó là tiểu nhân, ác nhân. Hãy mở rộng lòng mình mà bao dung hết thảy, chúng ta sẽ được nhiều hơn!
Người xưa có câu: “Thái sơn bất từ thổ nhưỡng, hà hải bất trạch tế lưu” là có ý khuyên rằng, làm người phải tiếp nhận được hết thảy mọi người khác, kể cả người không cùng suy nghĩ, quan niệm và hành vi thì mới có thể thành tựu được chính bản thân mình.
4. Oán trời trách người, bàn lộng thị phi
Trong quan niệm của người xưa, oán trời trách người sẽ làm tổn hại đức khí và hòa khí của trời đất, tài vận sẽ bị hủy diệt. Nếu như không có của cải của tổ tiên che chở thì nhất định sẽ bần cùng, làm việc không thuận.
Oán trời trách người một lần sẽ làm tiêu tan ba thiện. Đại sư Ấn Quang nói: “Người gặp nghịch cảnh mà không oán trời trách người thì nhất định sẽ có hậu phúc và con cháu thịnh vượng.” Ghen ghét châm chọc, nói xấu người khác cái gì thì tương lai cũng sẽ phải chịu điều ngược lại.
Hơn nữa, mọi phiền não, buồn khổ trong cuộc đời của một người đều là do tâm người ấy sinh ra. Cổ nhân giảng: “Tướng do tâm sinh”, do đó, người luôn oán trách người khác thì hoàn cảnh của người ấy cũng sẽ theo đó mà không thuận lợi, may mắn.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường gặp phải không ít người luôn mang trong lòng tâm oán trách. Họ oán trách cha mẹ không công bằng, oán trách công việc quá nhiều, oán trách bạn bè không hiểu mình, thậm chí trời mưa hay trời nắng cũng oán trách…
Họ không biết được rằng, oán trách là một loại cảm xúc xấu nhất khiến mối quan hệ căng thẳng và mâu thuẫn trở nên kịch liệt hơn. Nó không chỉ khiến cho sức khỏe của chính bản thân người ấy xấu đi mà còn khiến người thân bạn bè dần dần xa lánh họ.
5. Khoa trương bản thân
Người luôn dùng lời nói khoe khoang, khoác lác, khuyếch đại những điều không có thật, dùng hoa ngôn xảo ngữ để làm mê hoặc lòng người, tạo ra những lời đồn để lừa gạt người khác. Theo Gia Cát Lượng, đây còn là đặc điểm của kẻ tiểu nhân.
Khoe khoang bản thân, ở đâu cũng đề cao mình, cũng tự mãn sẽ khiến người khác không muốn kết giao, hợp tác. Cổ nhân thường nói, người khoe khoang cái gì thì tương lai sẽ bị mất đi thứ đó.
Theo: trithucvn
No comments:
Post a Comment