Không biết xấu hổ
Mới sáng sớm đã thấy một nhóm các bà các mẹ đang nhảy múa trong khuôn viên quảng trường, nhìn kỹ thì thấy một ông chú vạm vỡ mặc quần soóc hòa vào nhóm các dì, ông nhảy hết mình, cũng không biết đến việc từ phía xa có người qua đường dừng lại chụp ảnh mình, không biết rằng khi chụp ảnh là người ta đang tán thưởng sự dũng cảm "không biết xấu hổ" của mình!
Một số cư dân mạng từng chia sẻ rằng, một cựu chủ tịch của một tập đoàn lớn đã nói thế này: "Thể diện là gì? Làm việc lớn chúng ta không bao giờ xấu hổ. Da mặt có thể bị xé ra ném xuống đất, đá mấy phát, và bỏ đi, không thèm quan tâm."
Khi tôi đọc đến bình luận này, tôi cảm thấy thực sự bị sốc! Câu nói này làm đảo lộn trí tưởng tượng của tôi, hóa ra "người không biết xấu hổ cũng có thể thành công?"
Một nhà tài phiệt Hồng Kông giàu có khác là Lý Gia Thành cũng đã nói một điều tương tự: "Khi bạn bỏ qua thể diện để kiếm tiền, nói thẳng ra bạn là người hiểu chuyện. Khi bạn vẫn ngồi đó để uống rượu và khoe khoang, cái gì cũng không biết và chỉ quan tâm đến cái gọi là sĩ diện, thì cả đời bạn chỉ có vậy mà thôi”.
Chứng kiến những điều này, cuối cùng tôi rút ra một kết luận: Hóa ra người giàu không biết xấu hổ. Loại người da mặt mỏng, ưa sĩ diện như tôi ngược lại tỏ ra bủn xỉn, số mệnh không thể giàu sang phú quý, có lẽ phải cố gắng lấy hết can đảm để không biết xấu hổ thì mới thay đổi được cuộc đời.
Rất nhiều bất hạnh, nguyên nhân bắt nguồn từ giữ thể diện
Nhưng, chuyện từ xưa đến nay, những vĩ nhân vì thể diện mà bỏ mạng cũng không ít, trong đó, nổi tiếng nhất chính là Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ, người đã tự vẫn bên sông Ô Giang. Lúc đó, quân của Hạng Vũ đang bị mười mấy vạn đại quân của Lưu Bang bao vây, sau khi đại bại, ông cảm thấy mình “không còn mặt mũi nào mà nhìn các trưởng lão Giang Đông”, cuối cùng dùng dao tự sát mà chết. Người ta cũng không thể lý giải được, Hạng Vũ rõ ràng có khả năng vượt qua sông Ô Giang Tây Sơn mà làm lại, nhưng tại sao ông lại chọn con đường chết?
“Giữ thể diện thì sống chịu trận”. Biết sĩ diện là điều tốt nhưng quá sĩ diện mới là điều ngu ngốc, ở đời thường có những người sống rất mệt mỏi vì quá sĩ diện! Họ sợ mắc sai lầm, sợ xấu hổ, sợ người khác bàn tán về mình, cố làm hài lòng tất cả mọi người, kết quả quá sĩ diện ngược lại càng dễ bị tổn thương.
Cái gọi là "không biết xấu hổ" không phải để cho bạn thành kẻ du côn, mà là để dạy bạn không nên quá coi trọng bản thân, hãy cởi bỏ lớp mặt nạ phù phiếm và tâm lo lắng, đồng thời để suy nghĩ của bản thân trở nên cởi mở và sáng suốt hơn trước những vấn đề trong đời sống.
Như vậy, làm một người không biết xấu hổ có quá khó không? Đối với nhiều người, câu trả lời là có, bởi vì “cái tình” của chúng ta quá nặng! Dù là tình cảm con người, tình cảm gia đình, tình bạn hay tình yêu thì đều giống nhau, đối với cái tình này, chỉ cần bạn đừng quan tâm đến nó thì nó sẽ không làm cho bạn phải đau lòng.
Cho nên có người nói không biết xấu hổ cũng cần dũng khí! Da mặt bạn không chỉ cần dầy hơn một chút, mà còn phải gạt bỏ cảm giác xấu hổ sang một bên, phải chịu được những ánh nhìn vô tình của người khác, người có lòng tự trọng cao chắc chắn sẽ không thể chịu đựng được.
Nếu một người rất sĩ diện, nhưng lại có thể coi thường sĩ diện của mình mà thỏa hiệp vì lợi ích của người khác và lợi ích chung, thì loại người “vô liêm sỉ” này sẽ là đối tượng được mọi người tôn sùng, và sẽ được kính trọng hơn. (Ảnh pexels)
Trên thực tế trong rất nhiều trường hợp, khi bạn bỏ qua liêm sỉ, khi bạn trở nên không biết xấu hổ, có lẽ ngược lại sẽ mở ra một cuộc sống mà bạn thấy hài lòng. Ví dụ, nếu một người rất sĩ diện, nhưng lại có thể coi thường sĩ diện của mình mà thỏa hiệp vì lợi ích của người khác và lợi ích chung, thì loại người “vô liêm sỉ” này sẽ là đối tượng được mọi người tôn sùng, và sẽ được kính trọng hơn.
Nhưng có một kiểu người vô liêm sỉ không thể chấp nhận được, đó là người chỉ biết mình, tham lam và ngu dốt, không có đạo đức căn bản, vậy thì cái thứ mà kiểu người này thiếu không phải là dũng khí, mà là lương tâm.
Bạn không cần phải quan tâm quá nhiều đến mọi thứ trong cuộc sống, cũng không cần quan tâm quá nhiều đến tình cảm giữa người với người, bạn tự tìm lấy hạnh phúc cho mình, đừng để cuộc đời mình bị người khác điều khiển, đừng quan tâm quá nhiều đến cách nhìn và đánh giá của người khác, bạn có thể sống một cuộc sống dễ dàng, thoải mái, cởi mở hơn.
Giống như ông chú nhảy cùng các bà các mẹ trong khuôn viên quảng trường kia, không sợ ánh mắt của người khác, không sợ bị mất mặt, một chấm xanh trong vạn điểm đỏ hưởng trọn niềm vui.
Đức Nhã
Theo: ETViet
No comments:
Post a Comment