Sunday, July 31, 2016

BÍ ẨN SAU MỖI MÙA HOA TRE

Chắc các bạn cũng như tôi là chưa bao giờ thấy "hoa tre" và nói đến tre trổ hoa thì chắc cũng không mấy gì tin lắm phải không ? Vậy mà có đó, chẳng phải chỉ ở Việt Nam mình đồn đãi mà thật sự trên thế giới cũng có những sự kiện tre trổ hoa và có cả trái nữa. 


Vì là một sự kiện hiếm hoi thấy được nên kèm theo đó là những tin đồn. Tin hay không tùy các bạn nhưng mình đọc để biết thì chắc cũng không chết ai:

BÍ ẨN SAU MỖI MÙA HOA TRE

Sự ra hoa của cây tre là một hiện tượng thú vị và rất hiếm gặp trong giới thực vật. Hầu hết tre hoa mỗi 60-130 năm/lần và vẫn là một bí ẩn đối với nhiều nhà thực vật học.

Hoa tre nở duy nhất một lần trong 120 năm.

Tre là cây phát triển nhanh nhất trên Trái Đất khi mỗi ngày có thể cao thêm tới 10cm. Hầu hết các loài tre trưởng thành chỉ trong vòng 5-8 năm, trong khi một cây sồi cần đến 120 năm. Tuy nhiên, khi nói đến hoa, tre có lẽ là một trong những cây cho hoa chậm nhất trên thế giới.


Tre ra hoa vào mùa xuân trong một khu vườn ở Roskilde, Đan Mạch.
Loài cây chậm nở hoa này có hành vi kỳ lạ đó là chúng nở đồng loạt ở tất cả các nơi trên thế giới, không phân biệt vị trí địa lý và khí hậu, nếu được nhân giống từ cùng một cây mẹ. Với cây tre, những bộ phận đã được tái phân chia từ cây mẹ theo thời gian và chia sẻ trên toàn thế giới. Mặc dù được trồng ở những nơi khác nhau thì chúng vẫn mang cấu trúc gene tương tự. Vì vậy, khi một cây tre ở Bắc Mỹ nở hoa thì những cây ở châu Á cũng đồng loạt nở hoa trong khoảng thời gian tương tự. Đây gọi là hiện tượng trổ hoa theo bầy.




Do có một chu kỳ ra hoa dài hơn tuổi thọ của động vật ăn thịt và động vật gặm nhấm, nên tre có thể điều chỉnh các quần thể động vật bằng cách gây ra nạn đói trong khoảng thời gian giữa các lần ra hoa. Tuy nhiên, các giả thuyết không giải thích lý do các chu kỳ ra hoa của tre dài hơn tuổi thọ của loài gặm nhấm tới 10 lần.



Khi một quần thể tre đã đạt đến tuổi thọ của nó, hoa của chúng nở rộ, cho hạt và sau đó cây chết. Một dải rừng tre sẽ tàn lụi trong khoảng thời gian vài năm. Một giả thuyết cho rằng, việc “dốc sức” cho quá trình sinh sản này đòi hỏi ở cây tre sự tổng hợp năng lượng khổng lồ, khiến cây không còn sức sống sau khi trổ hoa. Giả thuyết khác lại cho rằng, các cây mẹ chết để nhường chỗ cho các cây con.

Hoa và quả tre.

Các sự kiện hoa tre nở cũng thu hút những kẻ săn mồi, chủ yếu là động vật gặm nhấm. Việc xuất hiện lượng quả tre khổng lồ mang lại nguồn thức ăn dồi dào cho hàng chục triệu con chuột và nhờ nguồn thức ăn này, chúng sẽ nhân lên với mức đáng báo động. Sau khi ăn hết quả tre, chuột bắt đầu chuyển sang tấn công cây trồng. Vì thế, mỗi khi hoa tre nở thường kéo theo nạn đói và bệnh tật ở các khu vực lân cận. Ở Mizoram, phía đông bắc của Ấn Độ, chu kỳ đáng sợ này xảy ra chính xác khoảng 48-50 năm một lần.

Trẻ em bắt chuột sau một mùa hoa tre ở Myanmar.

Theo TGVN

No comments: