Sunday, June 17, 2018

LỄ HỘI KOINOBORI MATSURI

Lễ hội Koinobori Matsuri – Ngày hội cá chép tại Nhật Bản



Ngày hội cá chép hay còn gọi là ngày lễ Đoan Ngọ. Ngày lễ này không chỉ được tổ chức Trung Quốc mà còn tổ chức ở Nhật Bản cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên ở Nhật Bản ngày tết lễ Đoan Ngọ lại là ngày hội của cá chép. Lễ hội diễn ra trong suốt 2 tháng, từ cuối tháng 3 tới giữa tháng 5 hằng năm tại Thị trấn Kanna, tỉnh Gunma. Và ý nghĩa của lễ hội này là ngày lễ dành cho con trai trong toàn đất nước Nhật Bản.

Lúc mới sinh, các bé trai được ông bà mua tặng koi-nobori (hình cá chép bằng vải) và búp bê võ sĩ. Ở Trung Quốc, và nhất là ở Nhật Bản, cá chép tượng trưng cho lòng dũng cảm và tính ngoan cường, bởi vì nó dám bơi ngược dòng sông và, như người ta nói, vượt ngược cả thác ghềnh. Tượng trưng cho tính nam nhi, nó là biểu hiệu của những em bé trai.




Theo thông tục từ ngàn đời truyền đến ngày nay thì vào những dịp lễ tết này những gia đình có con trai sẽ được treo trước nhà mình những dải cờ hình cá chép. Những hình cá chép này có tên gọi là Koi-nobori. Nhà nào có nhiều con trai thì treo nhiều cờ. Số lượng cờ tương ứng với số con trai có trong gia đình. Những dải cờ được trang trí rất đẹp. Bay phấp phới trong bầu trời xanh. Theo truyền thuyết, người ta treo cờ cá chép để cầu mong cho các bé trai chóng lớn và thành đạt.Cờ cá chép xuất phát từ một thuyết của người Trung Quốc (cá chép vượt vũ môn hoá rồng) và khi sang Nhật Bản, những chiếc cờ hình cá chép trở thành hình ảnh tượng trưng cho những bé trai khoẻ mạnh. 




Ở Nhật Bản, những chiếc cờ cá chép được gọi là Koinobori, trong đó “nobori” là tượng trưng cho hình ảnh những con cá bơi ngược từ dưới sông lên thác, “koi” là cá chép. Vào ngày Tết Đoan ngọ, những chiếc cờ này được treo lên mang theo lời cầu nguyện của các bậc cha mẹ về sức khoẻ và tương lai tốt đẹp cho những con trai của họ.



Những chiếc cờ cá chép tại Nhật Bản thường có 3 màu cơ bản là đỏ, xanh và đen, được làm bằng vải hoặc giấy với chiều dài từ 1,5m đến 10m. Khi tới ngày lễ hội, đồng loạt những chiếc cờ cá chép được treo lên tạo ra hình ảnh rất đẹp.

Trong ngày Tết Đoan Ngọ, nguời Nhật tắm nước nóng đun bằng lá cây thạc xương bồ được coi là một phương thuốc tốt cho sức khoẻ.




Ngày lễ cũng còn là dịp để mọi người quây quần đoàn tụ bên nhau.Mọi người vui vẻ bên nhau cùng thưởng thức những món ăn không thể thiếu của ngày lễ là bánh đậu xanh và bánh mật.



HONG NHUNG C&T sưu tầm