“Tôi chưa bao giờ là người thích xem những show truyền hình thực tế. Nếu dành thời gian quý báu của mình để xem tivi, tôi chỉ thích xem các diễn viên nổi tiếng đóng phim hay xem những bộ phim có chất lượng cả về nội dung hay, tính giải trí cao như Game of Thrones (trò chơi vương quyền) hoặc True Detective (thám từ đích thực) hơn là xem “dựng vài chiếc máy quay và xem chuyện gì hay ho sẽ xảy ra”.
Tôi biết hầu hết các chương trình truyền hình đều được biên tập sẵn nghĩa là mọi thứ diễn ra tưởng chừng là tự nhiên nhưng thực tế là đã được biên tập và có kịch bản dựng sẵn rồi theo các sự kiện có thật tình huống có thật”
Nhưng, tôi đã có ngoại lệ với một chương trình về kinh doanh mà được xây dựng theo cách hoàn toàn tươi mới. Có lẽ là bởi, về lí thuyết, những chương trình như thế này thiên về kinh doanh với những bài học thực hành hơn là kiểu tâm lý tình cảm sướt mướt giống như các bộ phim truyền hình.
Vì thế khi biết rằng Gordon Ramsay tham gia làm chủ xị chương trình Kitchen Nightmares (nhà bếp kinh hoàng), tôi đã có chút thất vọng. Bởi tôi sẽ chỉ nhớ đến Gordon qua hình ảnh một ông chủ nhà hàng nóng nảy hay quát mắng nhân viên của mình bằng những lời lẽ rất khó nghe nếu không làm được đúng theo yêu cầu hoặc chỉ cần chậm chạp một chút là sẽ bị Gordon nạt nộ ngay tắp lự hơn là hình ảnh một đầu bếp nấu những món ăn trên cả tuyệt vời để phục vụ cho các thực khách.
Chương trình thực tế về kinh doanh nấu ăn nhà hàng Kitchen Nightmares đã đem đến cho ngành kinh doanh nói chung ở bất kì một lĩnh vực nào những bài học hữu ích. Và dưới đây là những bài học ngắn gọn được rút ra từ chương trình :
1. Chất lượng là trên hết
Điều đầu tiên Gordon làm khi đến xem xét 1 nhà hàng đó là bản menu mẫu của nhà hàng đó. Trong chương trình, nếu không bị loại, thì Gordon sẽ thông báo với nhà hàng đó món ăn hoặc đồ ăn nào không thể tiếp tục cho vào thực đơn được nữa. Điều này ít nhiều sẽ làm cho những người chủ nhà hàng cảm thấy hơi sốc, bởi vì họ luôn nghĩ rằng món ăn của nhà hàng mình ngon và gây được ấn tượng với thực khách, dù cho công việc kinh doanh đang trên đà đi xuống.
Thông thường, khi kiểm tra kĩ càng hơn thì Gordon sẽ phát hiện ra nhà bếp không sạch sẽ, mất vệ sinh, chất lượng thấp hoặc thậm chí là các thành phần chế biến món ăn bị hư hỏng, không sử dụng được, và có khi đầu bếp còn không có đủ tay nghề nấu ăn. Bài học rút ra được ở đây, mà lại thường bị bỏ qua đó chính là: Chất lượng là nền tảng của sự thành công, nếu thiếu nó thì không thể đạt được thành công bền vững được.
2. Bám vào những điều căn bản
Bếp trưởng Ramsay thường hay tiếp xúc với nhiều nhà hàng mà thực đơn thì rất là phong phú, cố gắng đem hết mọi thứ đến cho khách hàng nhưng điều này lại chống lại họ. Vì sao lại như vậy? Bởi nhiều đầu bếp tự ý sáng tạo ra những món ăn mà kết hợp hàng đống những thực phẩm yêu thích của riêng họ vào trong món ăn, những tưởng sẽ tạo ra món ăn độc đáo, lạ mắt và ngon miệng, nhưng vô tình khi kết hợp các thành phần như thế với nhau lại khiến cho món ăn có vị rất tồi tệ.
Đó là vấn đề khá phổ biến với nhiều doanh nghiệp mở rộng ra nhiều lĩnh vực mà những lĩnh vực ấy lại không phải là sở trường, thậm chí không có chút kiến thức tìm hiểu đầu tư gì ở chúng. Việc đó rất không có lợi cho công cuộc đầu tư phát triển mở rộng phạm vi vào ngành kinh doanh. Vì vậy, hãy giữ nó đơn giản và tập trung vào những gì mình làm tốt nhất.
3. Hiểu biết về thị trường thị hiếu mà bạn muốn theo đuổi
Tại sao lại bạn sử dụng đến Google+ làm gì trong khi Facebook vẫn còn tồn tại. Đó cũng là một bài học và kinh nghiệm khi tiến hành đầu tư kinh doanh bất kì cái gì. Đôi khi con đường dẫn ta đến thành công không phải là con đường nhiều người đã bước vào mà lại là con đường ít người đi nhất.
4. Dè chừng với thói tự mãn.
Hầu hết các nhà hàng trong chương trinh Kitchen Nightmares đều là những nhà hàng đã từng rất đắt khách. Nhưng chính bởi làm ăn phát đạt, thành công mà dần dần họ đã làm tuột mất nhiều khách hàng của mình bởi sự chủ quan và lơ là về chất lượng và cách thức phục vụ. Không còn chú ý và khắt khe trong cách phục vụ và chất lượng món ăn nữa nên khiến cho công việc kinh doanh ngày càng tụt dốc.
Ngay cả khi bếp trưởng Ramsay và nhiều khách hàng góp ý rằng họ nên thay đổi, cải tổ nhà hàng để giúp khôi phục lại, thì họ vẫn khăng khăng cố chấp cho rằng sự điều hành của mình là đúng hướng và nó tốt hơn ông bếp trưởng từng đạt giải quốc tế.
Không chịu thay đổi, bảo thủ, hay tệ hơn là thái độ thờ ơ, không có trách nhiệm với nhà hàng của mình chỉ làm gia tăng thêm sự thất bại trong kinh doanh. Bài học ở đây là: Thay đổi có thể khó khăn, nhưng nó cũng có thể làm khơi dậy lại niềm đam mê nhiệt huyết của một doanh nghiệp khi đang đi sai hướng.
(Sưu tầm trên mạng)
No comments:
Post a Comment