Rõ ràng là chúng ta ghi lại những khoảnh khắc trong cuộc đời để giữ cho những ký ức này không mất đi.
Nhưng với sự sử dụng rộng rãi camera trên điện thoại và các thiết bị mới như Narrative Clip – một loại camera mini có thể tự động chụp ảnh mỗi 30 giây – thì câu hỏi đặt ra là bao nhiêu ảnh là quá nhiều? Có phải chúng ta đang chụp ảnh quá nhiều hay không?
Bộ nhớ ngoại vi
Trong công trình nghiên cứu của bà vào năm 2014, các sinh viên được đưa đi tham quan bảo tàng và được yêu cầu chụp hình một số tác phẩm nghệ thuật nào đó trong khi chỉ quan sát một số tác phẩm khác. Khi họ được kiểm tra vào ngày hôm sau, họ nhớ ít hơn về những chi tiết của những tác phẩm mà họ đã chụp lại. Đây là điều mà Henkel gọi là ‘tác động tổn hại của việc chụp ảnh’.
“Điều mà tôi cho rằng đã xảy ra là chúng ta đã xem những chiếc máy ảnh như bộ nhớ ngoại vi của mình,” Henkel nói. “Chúng ta nghĩ rằng máy ảnh sẽ ghi nhớ lại giùm chúng ta do đó chúng ta không cần phải tập trung vào sự vật và không có những hành động giúp chúng ta ghi nhớ.”
Tuy nhiên, bà nói rằng ngay cả khi việc chụp ảnh làm ảnh hưởng đến trí nhớ của chúng ta trước mắt thì việc có những bức ảnh này sau này sẽ giúp chúng ta nhớ lại những gì đã xảy ra.
Điều thú vị là tác động tổn hại trí nhớ này sẽ giảm đi nếu các sinh viên được yêu cầu zoom vào một khía cạnh nào đó của tác phẩm. Điều này cho thấy hành động và việc tập trung làm như thế sẽ giúp cho xử dụng trí nhớ hay cho thấy rằng chúng ta nhiều khả năng dựa vào bộ nhớ ngoài khi máy ảnh chụp ở góc rộng.
“Điều này cũng hợp lý bởi vì các nghiên cứu luôn chỉ ra rằng sự không tập trung hoàn toàn chính là kẻ thù của trí nhớ,” Henkel nói.
Việc chụp ảnh đã dần thay đổi thế nào?
Dĩ nhiên, chúng ta đã thấy nhu cầu cần phải chụp ảnh trong hàng chục năm qua, khi mà hầu hết mỗi hộ gia đình ở Tây Âu và Bắc Mỹ đều có một chiếc máy ảnh.
Nhưng sự chuyển dịch từ sử dụng phim sang thẻ nhớ cũng đã làm thay đổi việc tại sao chúng ta chụp ảnh và chúng ta sẽ sử dụng những ảnh chụp như thế nào.
Các nghiên cứu đã xác nhận điều mà nhiều người trong chúng ta nghi ngờ – đó là vai trò căn bản của nhiếp ảnh đã thay đổi từ việc ghi nhớ những sự kiện đặc biệt và ghi lại cuộc sống gia đình sang giao tiếp với bạn bè, hình thành bản sắc riêng và củng cố các liên hệ xã hội.
Trong khi những người lớn tuổi thường sử dụng máy ảnh kỹ thuật số như là một công cụ ghi nhhớ thì thế hệ trẻ hơn sử dụng những hình ảnh mà họ chụp được như là phương tiện giao tiếp.
“Nhiều khi người ta chụp ảnh không phải để sau này giúp chúng ta nhớ lại mà là cách để nói rằng đây là cảm giác của tôi vào lúc này, ngay ở đây,” Henkel nói. “Với Snapchat chẳng hạn, người dùng chụp ảnh để giao tiếp thay vì để ghi nhớ.”
Khả năng ghi lại sự việc của chúng ta đã đạt đến đỉnh cao mới với sự ra đời của công nghệ SenseCam của Microsoft – chiếc máy ảnh tự động đeo tay với ống kính góc rộng – và với việc nhiều người tham gia vào việc ‘ghi lại cuộc sống’.
Được xem là một dạng ‘hộp đen’ ghi lại cuộc sống con người, ra đời vào năm 2003, SenseCam có thể tự động chụp ảnh khi nó cảm thấy có ai đó đứng trước máy ảnh hay khi ánh sáng thay đổi đáng kể. Nó cũng có thể được tùy chỉnh để có thể chụp ảnh tự động mỗi 30 giây một lần.
Rào cản lớn
Evangelos Niforatos, một nhà nghiên cứu tại Đại học Svizzera Italiana, đã tìm hiểu xem công nghệ mới ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của chúng ta như thế nào.
Tuy các nghiên cứu cho thấy việc ghi lại cuộc sống bằng cách sử dụng camera thụ động là hết sức có lợi đối với những người bị tổn hại trí nhớ nghiêm trọng, nhưng Niforatos nói rằng rào cản lớn nhất trong việc ghi lại cuộc sống đối với những người bình thường là làm thế nào để sử dụng tất cả kho ảnh đó.
“Đối với một sự kiện quan trọng cần ghi lại thì các thiết bị ghi nhật ký cuộc sống là hết sức hữu dụng. Nhưng trong cuộc sống hàng ngày thì không phải như vậy,” ông nói. “Tuy nhiên chúng tôi rất lạc quan rằng chúng tôi sẽ có thể làm cho nó giống như trí nhớ của con người vậy – một trí nhớ nhân tạo để đưa ra những gợi ý đúng lúc, giúp chúng ta nhớ lại những gì cần nhớ.”
Niforatos và các đồng sự đang tìm cách thiết kế nhằm kết nối thiết bị theo dõi nhịp tim với các camera tự động để tìm hiểu xem liệu việc thay đổi nhịp tim có cho thấy đâu là thời điểm tốt nhất để chụp ảnh hay không.
"Chúng ta biết rằng ký ức là thứ có thể tái tạo. Và rõ ràng là ta có thể tái tạo ký ức cho gần với những gì được ghi lại trong những bức ảnh mà mình chụp, hoặc người khác chụp mình nhất," Kimberley Wade, phó giáo sư nghiên cứu thần kinh học từ Đại học Warwick, Anh quốc, nói.
"Nếu có ai đó chìa cho bạn xem một bức ảnh mà bạn không chụp, thì nó có thể gợi nhớ một sự kiện mà bạn đã từng có mặt nhưng lại không nhớ ra. Và rất có thể điều đó sẽ trở thành ký ức của bạn."
Các nghiên cứu cũng cho thấy là khi bạn nhớ về một điều gì đó thông qua cái nhìn của người khác, thì mức độ cảm xúc của bạn đối với ký ức đó cũng thấp hơn.
Tuy nhiên, Niforitos và một số người khác thì lập luận rằng thay vì làm méo mó đi các ký ức, việc nhìn vào những bức ảnh do người khác chụp tại một sự kiện mà bạn cũng có mặt rốt cuộc sẽ giúp củng cố ký ức của bạn về sự kiện đó.
Vậy thì chúng ta nên chụp ảnh ở mức độ thường xuyên như thế nào?
Trừ phi bạn là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, Henkel cho rằng nên hạn chế số lượng ảnh mà bạn cho phép mình chụp và chụp có chọn lọc hơn để tận hưởng lợi ích mà nó đem lại nhiều hơn với cái giá phải trả ít hơn.
“Nếu bạn đang đi nghỉ mát và đang thưởng ngoạn phong cảnh đẹp chỉ nên chụp một vài bức ảnh rồi cất máy ảnh đi để tận hưởng phong cảnh,” bà nói. “Sau đó, hãy xem lại các bức ảnh đã chụp, sắp xếp lại, rửa chúng ra và dành thời gian hồi tưởng lại với những người khác. Tất cả những điều này sẽ giúp duy trì ký ức của chúng ta.”
http://www.bbc.com/future/story/20150901-are-you-taking-too-many-pictures
“Điều này cũng hợp lý bởi vì các nghiên cứu luôn chỉ ra rằng sự không tập trung hoàn toàn chính là kẻ thù của trí nhớ,” Henkel nói.
Việc chụp ảnh đã dần thay đổi thế nào?
Nhưng sự chuyển dịch từ sử dụng phim sang thẻ nhớ cũng đã làm thay đổi việc tại sao chúng ta chụp ảnh và chúng ta sẽ sử dụng những ảnh chụp như thế nào.
Các nghiên cứu đã xác nhận điều mà nhiều người trong chúng ta nghi ngờ – đó là vai trò căn bản của nhiếp ảnh đã thay đổi từ việc ghi nhớ những sự kiện đặc biệt và ghi lại cuộc sống gia đình sang giao tiếp với bạn bè, hình thành bản sắc riêng và củng cố các liên hệ xã hội.
“Nhiều khi người ta chụp ảnh không phải để sau này giúp chúng ta nhớ lại mà là cách để nói rằng đây là cảm giác của tôi vào lúc này, ngay ở đây,” Henkel nói. “Với Snapchat chẳng hạn, người dùng chụp ảnh để giao tiếp thay vì để ghi nhớ.”
Khả năng ghi lại sự việc của chúng ta đã đạt đến đỉnh cao mới với sự ra đời của công nghệ SenseCam của Microsoft – chiếc máy ảnh tự động đeo tay với ống kính góc rộng – và với việc nhiều người tham gia vào việc ‘ghi lại cuộc sống’.
Rào cản lớn
Evangelos Niforatos, một nhà nghiên cứu tại Đại học Svizzera Italiana, đã tìm hiểu xem công nghệ mới ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của chúng ta như thế nào.
Tuy các nghiên cứu cho thấy việc ghi lại cuộc sống bằng cách sử dụng camera thụ động là hết sức có lợi đối với những người bị tổn hại trí nhớ nghiêm trọng, nhưng Niforatos nói rằng rào cản lớn nhất trong việc ghi lại cuộc sống đối với những người bình thường là làm thế nào để sử dụng tất cả kho ảnh đó.
“Đối với một sự kiện quan trọng cần ghi lại thì các thiết bị ghi nhật ký cuộc sống là hết sức hữu dụng. Nhưng trong cuộc sống hàng ngày thì không phải như vậy,” ông nói. “Tuy nhiên chúng tôi rất lạc quan rằng chúng tôi sẽ có thể làm cho nó giống như trí nhớ của con người vậy – một trí nhớ nhân tạo để đưa ra những gợi ý đúng lúc, giúp chúng ta nhớ lại những gì cần nhớ.”
Niforatos và các đồng sự đang tìm cách thiết kế nhằm kết nối thiết bị theo dõi nhịp tim với các camera tự động để tìm hiểu xem liệu việc thay đổi nhịp tim có cho thấy đâu là thời điểm tốt nhất để chụp ảnh hay không.
"Chúng ta biết rằng ký ức là thứ có thể tái tạo. Và rõ ràng là ta có thể tái tạo ký ức cho gần với những gì được ghi lại trong những bức ảnh mà mình chụp, hoặc người khác chụp mình nhất," Kimberley Wade, phó giáo sư nghiên cứu thần kinh học từ Đại học Warwick, Anh quốc, nói.
Các nghiên cứu cũng cho thấy là khi bạn nhớ về một điều gì đó thông qua cái nhìn của người khác, thì mức độ cảm xúc của bạn đối với ký ức đó cũng thấp hơn.
Tuy nhiên, Niforitos và một số người khác thì lập luận rằng thay vì làm méo mó đi các ký ức, việc nhìn vào những bức ảnh do người khác chụp tại một sự kiện mà bạn cũng có mặt rốt cuộc sẽ giúp củng cố ký ức của bạn về sự kiện đó.
Vậy thì chúng ta nên chụp ảnh ở mức độ thường xuyên như thế nào?
Trừ phi bạn là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, Henkel cho rằng nên hạn chế số lượng ảnh mà bạn cho phép mình chụp và chụp có chọn lọc hơn để tận hưởng lợi ích mà nó đem lại nhiều hơn với cái giá phải trả ít hơn.
Tiffanie Wen
Theo: BBC Future
Link tiếng Anh:http://www.bbc.com/future/story/20150901-are-you-taking-too-many-pictures
No comments:
Post a Comment