Hong Kong là nơi đông đúc nhiều nhà hàng với đủ các loại món ăn, trong đó một số món không dành cho người yếu bóng vía. Nhưng liệu những thức ăn mạo hiểm này có thực sự tốt cho chúng ta không?
Khi ngồi xuống tại nhà hàng Hong Kong nhỏ này, tôi nghĩ rằng cái tủ ngăn kéo màu trắng sau tôi chứa đầy lá trà, thảo mộc và nấm. Vì vậy, tôi cảm thấy bối rối khi hướng dẫn viên của tôi, Cecilia Leung, nói với tôi rằng trong đó không phải là thảo mộc khô mà là rắn sống.
Nếu chủ nhân ở đây, Cecilia nói, ông ta sẽ vui lòng đưa cho tôi xem một con. Thật vậy, tài năng của "vua rắn" này nổi tiếng đến nỗi đôi khi ông được gọi vào giữa đêm để bắt giữ và chuyển đi nơi khác loài vật có nọc độc này để nó khỏi chặn đường đi lại công cộng.
May mắn cho tôi, con rắn duy nhất tôi nhìn thấy đã bị lột da, thái ra, thành thức ăn trong nước sốt đặc cùng với thịt lợn, gà, nấm và sả. Thịt rắn có màu xám phớt hồng, và dấu vết của nơi trước là vẩy vẫn còn thấy trên mặt da.
Hơi nước đậm đà của nước dùng chắc chắn gây ngon miệng, nhưng tôi lướt thìa trên miệng bát, không hoàn toàn chắc chắn liệu mình có dám ăn hay không. Về mặt trí tuệ, tôi biết rằng thịt rắn thực sự không khác gì với việc ăn cá, mực, hoặc gà. Ấy vậy mà não tôi dường như không thể truyền đạt thông điệp đó đến miệng hoặc dạ dày tôi.
Kết cấu thịt rắn có thể làm cho những người quen ăn món ăn phương Tây phải do dự chưa dám ăn ngay.
Tôi đang ở Hồng Kông trong chuyến phân công báo cáo, và một phần nhiệm vụ là tìm hiểu lịch sử ẩm thực phong phú của vùng này. Nhưng với tư cách một nhà báo khoa học, tôi cũng quan tâm đến những trải nghiệm có thể cho tôi biết về tâm lý ăn uống, kể cả những rào cản tâm thần theo tùy hứng cá nhân mà nó quyết định ta sẽ ăn và sẽ không ăn cái gì, và những lợi ích đáng ngạc nhiên khi ta vượt qua những ranh giới đó.
Vì tôi lưỡng lự nên Cecilia nói với tôi rằng khoảng một nửa số người mà cô ấy dẫn trong chuyến đi này sẵn sàng vượt qua sự ác cảm của họ và ăn thịt rắn. Liệu tôi có là một trong số họ không?
Lần đầu tiên tôi gặp Cecilia và em gái Silvana của cô tại một tiệm bánh và quán cà phê ở quận người lao động của Sham Shui Po. Họ cùng nhau điều hành Hong Kong Foodie Tours và tại bữa ăn sáng, họ giảng cho tôi một bài học tăng cường về lịch sử và văn hóa ẩm thực Hồng Kông. "Tôi hy vọng ông là người thích ăn uống" Silvana nói, trước khi gọi cho tôi một chiếc bánh dứa to tướng, được làm bằng bột xốp mỏng, ngọt, và có lớp phủ màu bên trên nứt nẻ màu vàng. Nó được ăn kèm với một cốc trà sữa kiểu Hong Kong nóng, được làm bằng cách kéo nước nhiều lần qua một "túi" rất lớn chứa đầy lá chè, giúp giải phóng tannin và chất caffein để hương vị được "mượt mà hơn", và sữa bốc hơi hỗn hợp .
Chính quyền Hong Kong gần đây đã đưa món ăn thành một phần của "di sản văn hoá phi vật thể" của lãnh thổ này, và nó rõ ràng phản bội ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân Anh và vị thế của nó như là một trong những cảng quan trọng nhất thế giới. Vì vậy, thực đơn của quán giải khát cũng bao gồm cả "súp mì ống" và "cánh Thụy Sĩ", nghĩa là gà được phủ một lớp chất lỏng màu nâu trông ngờ ngợ như sôcôla, nhưng thực chất là một loại nước tương ngọt. "Vì trước đây nó là một thành phố thuộc địa nên chúng tôi mượn và thích nghi rất nhiều món ăn từ các nền văn hoá," Cecilia nói với tôi. Cũng vì lý do như vậy mà người dân địa phương sẽ vui lòng rưới nước sốt Worcester lên món đim săm truyền thống .
Bánh dứa là hoàn hảo đi lèm với một cốc trà chảy ra qua một túi và hoàn tất với sữa bốc hơi.
Sau đó chúng tôi dừng lại ăn một bát mì hoành thánh có trứng tôm ở bên trên. Nhiều nhà hàng xuất hiện cùng với việc di dân lớn từ Hoa lục tới đây từ nhiều năm trước, Cecilia và Silvana nói với tôi, nhưng cũng như các món ăn phương Tây, người dân địa phương đã biến chúng thành của riêng mình. "Những người này, khi họ đến đây, họ không có kỹ năng, họ không được giáo dục, nhưng họ có thể làm thức ăn để kiếm sống," Silvana giải thích.
Đối với bữa trưa, chúng tôi nếm các món thịt quay nổi tiếng của thành phố, nhỏ giọt với một lớp men làm cơm trong bát tôi có màu vàng, với một vài đường vòng tạt qua chợ và các cửa hàng hải sản khô bán vây cá mập và bong bóng cá được dùng ở các bữa tiệc quan trọng.
Nhiều loại thực phẩm địa phương được cho là có giá trị chữa bệnh, và dọc đường tôi dừng lại tại một gian hàng để mua một tách trà kuding, hoặc "trà que đắng". Theo các nhà truyền thống, nó làm hạ hỏa cơ thể, làm dịu sự tiêu hóa, và làm trí óc sắc sảo hơn. Tôi thấy vị đắng của nó tạo sinh lực một cách đáng ngạc nhiên, giống như một miếng sô cô la đen, mặc dù nó không gây thích thú với các nhóm du lịch của Cecilia. "Ông là người nước ngoài đầu tiên nói rằng nó làm cho ta tỉnh táo!" cô nói với tôi.
Thử nghiệm thực tế đầu tiên với tôi tới muộn một chút, đó là bát thạch màu đen gọi là guilinggao, được chế tạo từ mai rùa mài, nó được cho là làm giảm mụn trứng cá và cải thiện khí huyết. Tôi đã quá lo lắng khi thử nó trong chuyến đi đầu tiên tới Hong Kong, nhưng giống như tách trà kuding, nó đắng một cách dễ chịu, và trượt nhẹ nhàng qua lưỡi và trôi xuống cổ họng. Khi tôi ra về, tôi để ý đến tấm biển Uber Eats ở cửa ra vào, giao hàng tại nhà, một dấu hiệu cho thấy ngay cả thức ăn truyền thống nhất cũng đang được kết hợp với lối sống hiện đại.
Vào đầu buổi chiều, tôi đã bắt đầu cảm thấy ít nhất tôi cũng đã có được cái nhìn đại cương về sự hòa trộn tuyệt vời của những ảnh hưởng ẩm thực mà nó đã định hình chế độ ăn uống của Hong Kong ngày nay. Và dường như nó phục vụ tốt cho họ, nó đề cao sự cân bằng và điều độ, lãnh thổ này là một trong những nơi có tuổi thọ cao nhất thế giới.
Nhưng tôi tò mò muốn nghe những người nước ngoài mới tới, không quen sống trong một nền văn hóa hòa trộn phong phú như thế, thì thích ứng thế nào với sự lựa chọn này. Tất cả họ có tận dụng các thực phẩm được chào mời không? Cecilia nói rằng hầu hết mọi người có xu hướng rơi vào hai cực đoan, cô thậm chí còn biết một cặp vợ chồng mà vợ thì ăn mọi thứ, và người chồng không thử thứ gì mới.
Xem các tài liệu khoa học, tôi thấy rằng các nhà tâm lý học mô tả hai "tính cách thực phẩm" là người ưa cái mới và người sợ cái mới. Các nghiên cứu cho thấy những người sợ cái mới biểu lộ những dấu hiệu căng thẳng đáng kể khi đối mặt với các thực phẩm không quen thuộc, kể cả tăng mạch đập tim, thở gấp, toát mồ hôi.
Bằng cách ảnh hưởng đến sự đa dạng của chế độ ăn của chúng ta, sự sợ hãi với thực phẩm mới này có thể gây hại cho sức khoẻ và hạnh phúc nói chung. Thí dụ, người sợ thức ăn mới lạ dễ bị thừa cân, có lẽ bởi vì họ có xu hướng chọn thức ăn nhạt và nhiều calo. Họ cũng có khuynh hướng thiếu hụt các chất dinh dưỡng chính, kể cả protein, chất béo đơn không bão hòa và khoáng chất như magiê.
Những sở thích như vậy có thể phần nào là do gien. Người sợ cái mới thường dễ nhạy cảm với một hóa chất nhất định, penylthiocarbamide, nó làm cho nhiều loại thức ăn có vị cay đắng (và, trong tự nhiên, có thể là cách đánh giá độc tính của một loài cây). Sự biến đổi như vậy có thể giải thích tại sao tôi thấy trà đắng kuding, thạch guilinggao và mướp đắng sào có vị thích thú, trong khi những du khách khác lại cho rằng vị đó quá mạnh đến mức trở nên ghê sợ.
Những người hay chống lại với vị giác mới lạ có thể dễ bị béo phì hơn
Nhưng tính cách thực phẩm của chúng ta cũng có thể được xác định bởi một loạt các yếu tố tâm lý. Một nghiên cứu của Laith Al Shawaf, tại Đại học Texas ở Austin, nhận thấy rằng những người sợ cái mới dường như dễ sợ bệnh tật và sâu bệnh hơn, cho thấy đây có thể đó là một phần của phản ứng kinh tởm được gia tăng. Một mối lo bị lây lan có thể là lý do khiến chúng ta đặc biệt nghi ngờ về các loại thịt mới lạ, vì chúng có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao nhất, ông nói.
Một điều lạ, Al Shawaf nhận thấy rằng tình trạng sợ ăn thực phẩm lạ hình như cũng liên quan đến sự ghê sợ (do tự khai) trong các lĩnh vực khác, kể cả về tình dục, và thậm chí nó có vẻ liên quan đến các loại mối quan hệ mà họ ưa thích. "Những người dễ có giao phối ngắn hạn và tình dục ngẫu nhiên có khuynh hướng ăn uống bạo dạn hơn những người có khuynh hướng hướng về chế độ một vợ một chồng và giao phối cam kết," Al Shawaf, người hiện đang làm việc tại Đại học Bilkent, Thổ Nhĩ Kỳ, nói. Vì vậy, Al Shawaf tự hỏi người dám thử ăn thực phẩm mới lạ có thể là một cách chứng minh thực tế là mình có một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ, có khả năng đối phó với các mầm bệnh tiềm ẩn do ăn đồ lạ.
Bất kể tính cách ăn uống hiện tại của ta như thế nào, ông nghĩ chúng ta có thể học cách khắc phục phản ứng ghê tởm của ta tới một mức độ nào đó, thông qua việc trải nghiệm nhiều hơn với vị giác mới và kết cấu thức ăn mới. "Không có lý do gì để nghĩ rằng việc sợ thức ăn lạ là đã cố định," ông nói. "Nó có thể thay đổi nó trong cả quãng đời, đi từ bối cảnh này sang bối cảnh khác, và theo tâm trạng và trạng thái sinh lý." Một nghiên cứu của Phan Hồng tại Đại học Wisconsin, nhận thấy rằng áp dụng cách tiếp cận thận trọng và chu đáo (giống như thiền định) là tốt nhất, rõ ràng là hành động bình tĩnh quan sát và thưởng thức những trải nghiệm không quen thuộc sẽ giúp ta xóa bỏ được cái ác cảm ban đầu.
Tự tôi đã trải nghiệm điều này khi chúng tôi đến nhà hàng súp rắn ở chợ Tai Po, New Territories. Ở Anh, chúng tôi sống trong bối cảnh sợ rắn, và cảnh thịt rắn có vẩy đang bơi lội trong một bát nước dùng sanh sánh có thể đã từng làm tôi thấy khó nuốt nổi vào bụng. Nhưng sau chuyến du lịch trong ngày, qua những nơi ẩm thực nổi tiếng của Hồng Kông, tôi quyết định nếm thìa đầu tiên. Hoàn toàn không phải thử ăn nữa, món súp này như một món ăn êm ái hoàn hảo, thịt rắn phảng phất hương vị tinh tế của cá, được bù đắp thêm bởi vị chua của sả. Người dân địa phương tin rằng nó có thể cải thiện lưu thông khí huyết và chống lại bệnh tật.
Đó là điểm dừng cuối cùng của chúng tôi trước khi đến đích kết thúc là một nhà hàng trên tầng thượng của chợ Tai Po. Cecilia nói với tôi rằng hải sản tươi, có thêm chút ít gia vị là niềm tự hào của vùng đất này, và do vậy chúng tôi đặt hàng một con cá hấp sơ qua trong nước sốt đậu đen, mực viên rán nóng, và gạo nếp với cua tươi.
Nghệ thuật là ở độ chính xác của việc hấp, Cecilia nói với tôi. "Chỉ hấp quá một phút, là hơi dai ngay." Do từ "cá" theo tiếng Quảng Đông có âm thanh tương tự như từ "còn thừa", nên món ăn này thường được ăn vào dịp lễ Tết đầu năm để biểu thị sự phong phú và thịnh vượng, cô nói với tôi.
Vào lúc chúng tôi kết thúc, tôi khao khát muốn khám phá thêm các điểm thú vị của Hong Kong một mình.
Cecilia, bản thân cũng là người say mê du lịch, có so sánh quá trình này với việc học một ngôn ngữ thứ hai; có thể mất phải một thời gian để điều chỉnh trí óc của mình theo cách nghĩ mới, nhưng một khi bạn đã bắt đầu hấp thụ vốn từ vựng của nó, thì thực sự không có cách nào tốt hơn để tìm hiểu một nền văn hoá. "Đó là thực là tâm hồn của điều chúng ta là ai."
David Robson
Nguồn: BBC Tiếng Việt
Link tiếng Anh:http://www.bbc.com/future/story/20170612-should-the-world-eat-more-like-the-cantonese
No comments:
Post a Comment