Đó là chưa kể đến tiếng địa phương và cách nói riêng của từng vùng miền. Bấy nhiêu đó cũng đủ để khiến một người nước ngoài học tiếng Việt trầy trật.
Trong đó, cách nói chuyện và sử dụng từ ngữ của người dân Nam Bộ, mà nổi bật nhất là người Sài Gòn, mang những nét đặc trưng khác biệt thôi thúc người ta muốn tìm tòi, khám phá nhất.
Với những ai lần đầu đặt chân đến Sài Gòn, họ không chỉ bị choáng ngợp với lối sống của thành phố nhộn nhịp, nhiều màu sắc này, mà cách nói chuyện của người Sài Gòn cũng khiến không ít người đi từ ngờ ngợ sang thích thú.
Đặc biệt nhất, chính là ngôn ngữ của Sài Gòn xưa, một trong những thứ văn hóa còn được lưu giữ trong “hơi thở” của Sài Gòn nay.
Đó là những từ ngữ sẽ khiến người nghe lần đầu phải ngơ ngác vì không hiểu nghĩa. Người nghe nhiều tự khắc “nhiễm” từ bao giờ vào cách nói chuyện của mình. Đơn giản là vì sự mộc mạc, đời sống nhưng không kém phần hoa mĩ của chúng khiến người ta dễ yêu dễ thương.
Giờ thì, chúng ta hãy cùng lên chuyến tàu ngược về thời gian cũ, để tìm hiểu về những từ ngữ từng thông dụng một thời của Sài Gòn xưa ấy nhé!
1. Âm binh: nghịch ngợm, phá phách
Lũ âm binh = Lũ nghịch ngợm
Mấy đứa trẻ con nghịch ngợm.
2. Bo bo xì: nghỉ chơi, không chơi cùng nữa
Bo bo xì nó đi = Nghỉ chơi với nó đi
3. Bặc co tay đôi: đánh nhau tay đôi
Tụi mày dám bặc co tay đôi không? = Tụi mày dám đánh nhau tay đôi không?
4. Cà tàng: bình thường, quê mùa
Chiếc xe cà tàng = Chiếc xe xấu xí, quê mùa
5. Cà rá: chiếc nhẫn
Cà rá đẹp = Chiếc nhẫn đẹp
6. Chàng hảng chê hê: banh chân ra ngồi
Con gái con đứa gì mà ngồi chàng hảng chê hê hà! = Con gái con đứa gì mà banh chân ra ngồi à!
Họ ngồi chồm hổm mua bán trên vỉa hè.
7. Chì: giỏi
Anh ấy học chì lắm đó = Anh ấy học giỏi lắm đó
8. Chồm hổm: ngồi bó gối hoặc ngồi lâu một chỗ không nhúc nhích
9. Càm ràm: nói nhiều, nói dai
Lại tới giờ bà ấy càm ràm = Lại tới giờ bà ấy nói nhiều
10. Cà nhổng: rảnh rỗi, không có việc gì làm
Nó suốt ngày cà nhổng = Nó suốt ngày rảnh rỗi
11. Đá cá lăn dưa: lưu manh
Cái tụi đá cá lăn dưa = Đá cá lăn dưa có nghĩa là cách ăn ở đối xử với mọi người giống như dân lưu manh chứ chưa hẳn là lưu manh.
12. Đi bang bang: đi ngênh ngang
Qua đường mà nó đi bang bang = Qua đường mà nó đi nghênh ngang
Những chiếc xe cứ bang bang trên đường phố.
13. Đặng: được; Qua: anh/chị
Qua tính vậy em coi có đặng hông? = Anh/chị tính vậy em coi có được không?
14. Ghẹo: chọc quê
Anh ghẹo em quài = Anh chọc quê em hoài
15. Hổm rày: từ mấy ngày nay
Hổm rày trời mưa miết = Mấy ngày nay trời mưa miết
16. Làm nư: lì lợm, khó bảo, cứng đầu
Nó làm nư lắm! = Nó cứng đầu lắm!
17. Lên hơi, lấy hơi lên: bực tức
Nghe ông nói mà tui muốn lên hơi = Nghe ông nói mà tui thấy bực
18. Liệu hồn: coi chừng
Mày cứ liệu hồn đấy! = Mày cứ coi chừng đấy!
19. Lô: đồ giả, đồ xấu, đồ kém chất lượng
Cái quạt này là đồ lô phải hông? = Cái quạt này là đồ giả phải không?
20. Mát trời ông địa: thoải mái
Cứ xài mát trời ông địa đi = Cứ dùng thoải mái đi
21. Mình ên: một mình
Đi ăn mình ên hả? = Đi ăn một mình?
22. Quê xệ: xấu hổ
Tự nhiên quê xệ hà! = Tự nhiên xấu hổ à!
23. Ba xàm bá láp: vớ vẩn
Chuyện ba xàm bá láp = Chuyện vớ vẩn
Đừng quan tâm chuyện tầm xàm ba láp.
24. Tùm lum tà la: Nghiêm trọng hơn bừa bãi, lộn xộn, không ngăn nắp
Con gái gì mà ăn ở tùm lum tà la quá! = Con gái gì mà ăn ở lộn xộn quá!
25. Thèo lẻo: mách lẻo
Người gì mà cứ ưa thèo lẻo = Người gì mà cứ thích mách lẻo
26. Thưa rĩnh thưa rang: lưa thưa, lác đác
Giờ này rồi mà người còn thưa rĩnh thưa rang = Giờ này rồi mà người còn lác đác
27. Thí: cho không, miễn phí, bỏ
Thôi thí cho nó đi = Thôi cho không nó đi/Thôi bỏ đi
28. Xảnh xẹ: xí xọn, làm điệu
Cô ấy suốt ngày xảnh xẹ thôi! = Cô ấy suốt ngày xí xọn, làm điệu thôi!
Những người phụ nữ xảnh xẹ trên phố.
29. Xẹt ra – xẹt vô: đi ra đi vào rất nhanh
Ông ấy xẹt vô xẹt ra rồi chẳng thấy đâu nữa = Ông ấy đi vào đi ra rất nhanh rồi chẳng thấy đâu nữa
30. Xì xà xì xầm: nói to nhỏ
Có chuyện gì mà họ cứ xì xà xì xầm suốt = Có chuyện gì mà họ cứ nói to nhỏ suốt
31. Tầy quầy: bừa bãi ở phạm vi lớn
Con chó nó quậy cái sân tầy quầy = Nghĩa là con chó đào bới, cắn xé các vật dụng trong sân vườn ở phạm vi rộng
Những từ ngữ vừa được giải nghĩa trên đây chỉ là số ít trong kho tàng từ ngữ phong phú của người dân Nam Bộ nói chung và người Sài Gòn nói riêng.
Có những từ vẫn còn dùng thông dụng cho đến ngày nay qua cách nói chuyện giữa các thế hệ trong gia đình với nhau.
Với nhiều người, đó thực sự là cách nói dân dã nhưng không kém phần thú vị, còn bạn, bạn cảm nhận thế nào về những ngôn từ từng ăn sâu vào nếp sống của một thời này?
(Sưu tầm trên mạng)
No comments:
Post a Comment