Sau khi sóng yên gió lặng, giữa dải cầu vồng có đôi bướm xinh đẹp quấn quýt bên nhau như hình với bóng. Đôi bướm cùng nhau bay lượn và biến mất giữa bầu trời thăm thẳm. Tương truyền, đó là hồn thiêng của Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài.
Trời đất cảm động trước tình nghĩa sâu nặng của đôi nam nữ nên đã cho phép họ được đoàn tụ trên thiên thượng, kết làm phu thê, đời đời chồng vợ, mãi mãi bên nhau, không phải chịu cảnh chia lìa. Từ đó, nhân gian có thêm một câu chuyện tình thê lương lưu truyền thiên cổ.
Câu chuyện trên nhà nhà đều biết, nghe nhiều nên đã thuộc nằm lòng. Nhưng mấy ai trong chúng ta thật sự hiểu được thông điệp gửi gắm trong đó?
Vừa gặp như đã quen thân, kết nghĩa kim lan
Vào thời nhà Tấn có một cô gái tên là Chúc Anh Đài. Nàng là thiên kim tiểu thư trong một gia đình quyền quý, tài mạo song toàn, không những giỏi nữ công mà còn thích đọc thi thư. Từ nhỏ nàng đã đem lòng ngưỡng mộ tài học của Ban Chiêu, Thái Văn Cơ. Đến năm 15, 16 tuổi, nhìn thấy nam sinh ra ngoài đi học, trong lòng nàng vô cùng ngưỡng mộ, một lòng muốn được đến trường theo đuổi việc học hành.
Cha nàng nói: “Từ xưa đến nay nào có nữ nhi ra ngoài đi học bao giờ?”. Chúc Anh Đài đã nảy ra một diệu kế: nữ cải trang nam! Nàng nghĩ đủ mọi cách, cuối cùng cũng thuyết phục được cha mẹ. Cứ như vậy, nàng đã cải trang thành một vị công tử nho nhã thư sinh, còn a hoàn theo hầu thì cải trang thành thư đồng. Chúc Anh Đài bái biệt cha mẹ rồi lên đường.
Một hôm, Anh Đài gặp một chàng thư sinh áo vải tên là Lương Sơn Bá cũng đang trên đường đến trường. Chàng hơn nàng 2 tuổi, xuất thân bình dân, tính tình thật thà, trung hậu. Hai người vừa gặp mà như đã quen thân, tâm đầu ý hợp, rất mau đã xem nhau như tri kỷ. Họ kết bái làm huynh đệ, rồi cùng nhau lên đường.
Tình sâu nghĩa nặng, tinh thần hòa hợp
Đến trường, hai người được thu xếp ở trong một gian nhà cũ kỹ. Sơn Bá kéo Anh Đài đến bên cửa sổ, nói rằng anh sẽ che gió che mưa cho công tử nhà ta, sau đó liền ngồi vào bàn vùi đầu đọc sách.
Sống trong môi trường toàn nam sinh này, Chúc Anh Đài dáng người tuy nhỏ bé nhưng lại tài hoa xuất chúng. Sơn Bá đối xử với Anh Đài như với em ruột của mình vậy, chăm lo cho nàng vô cùng chu đáo. Tại trường, mỗi khi có kẻ hiếu sự dùng vũ lực thách thức hoặc có ai đó đùn đẩy công việc nặng nhọc cho nàng, Sơn Bá đều sẽ đứng ra giải vây, giúp nàng làm mọi công việc nặng nhọc. Chàng đã trở thành cây cao bóng cả cho nàng núp bóng.
Ban ngày, hai người cùng đến lớp nghe giảng, buổi tối về phòng cùng đọc thi thư, những lúc nhàn rỗi thì cùng nhau tản bộ ngắm cảnh. Từ sáng đến tối họ đều có biết bao nhiêu chuyện nói hoài không hết, trở thành bạn bè thân thiết của nhau.
Chúc Anh Đài không thích những bạn học ngang ngược và kiêu ngạo trong trường. Nàng cũng không ưa những công tử cậy thế cậy quyền, hành sự không nghĩ đến người khác. Nàng chỉ thân thiết với Sơn Bá tài cao học rộng, thật thà trung hậu.
Xuân hoa thu nguyệt, hai người gọi nhau bằng huynh đệ, coi nhau như ruột thịt, quan tâm chăm sóc và đùm bọc lẫn nhau. Cứ như vậy thấm thoắt đã 3 năm.
Ảnh minh họa: Youtube.
Tháng ngày sớm tối ở cùng nhau, Anh Đài dần dần sinh lòng ái mộ, tình cảm với Sơn Bá cũng ngày càng sâu nặng. Nhưng nàng lại không cách nào thổ lộ ra thành lời, mà chỉ cầu nguyện trong tâm rằng: “Ngoài Sơn Bá ra, Chúc Anh Đài đời này kiếp này sẽ không gả cho ai khác”.
Trong 3 năm sống chung dưới một mái nhà, nàng không vì tình yêu mà xáo trộn tâm tính, trước sau vẫn giữ gìn đức hạnh. Bất luận ngày đêm hay tiết trời nóng lạnh thế nào, ngoài những lúc ở phòng ngủ ra, Anh Đài trước sau áo không cởi đai. Ngày hè, mọi người đều chuyển sang mặc áo đơn, nhưng nàng vẫn trong mặc đồ nữ, ngoài mặc đồ nam, quả thật là nóng đến không chịu được. Những lúc phải tắm rửa thay quần áo, nàng dắt theo “thư đồng” đến một nơi thật xa. Sơn Bá tuy có lúc nghi hoặc, nhưng đều bị Anh Đài khéo léo gạt phăng đi.
Sơn Bá bản tính chất phác, đối đãi với Anh Đài trước sau giống như anh em bạn bè, chưa từng có hành động vượt ngoài khuôn phép. Hơn nữa tâm tư của chàng đều dốc vào đèn sách, thanh tâm quả dục. Bởi vậy, mãi cho đến khi hoàn thành việc học, chàng vẫn không biết được bí mật của Anh Đài.
18 dặm tiễn biệt, 18 dặm nhớ thương
Mãi cho đến một ngày, Anh Đài nhận được thư nhà. Thì ra, cha nàng nhớ nàng đã đến tuổi thành hôn, liền viết thư giục nàng về nhà.
Hôm ấy, Sơn Bá đã tiễn nàng suốt 18 dặm đường. Đi qua mỗi một con đường, mỗi một cây cầu, hai người lòng nặng trĩu, lưu luyến mãi không thôi. Suốt dọc đường, Anh Đài đã mấy lần muốn bày tỏ tình cảm với Sơn Bá, định mở miệng nói rồi lại thôi. Rốt cuộc đó cũng là thời đại coi trọng lễ giáo, hôn nhân không thể tự mình định đoạt. Nàng chỉ còn biết mượn vật gửi tình gợi ý cho chàng. Nhưng Sơn Bá vẫn không hề hay biết, cũng không có suy nghĩ gì khác.
Cuối cùng, Anh Đài đành phải mượn cớ nói: “Nhà đệ có một cô em gái sinh đôi tên là Cửu Muội, để đệ đứng ra mai mối, huynh thấy thế nào?”. Sơn Bá vừa nghe xong liền vui vẻ nhận lời. Hai người hẹn ngày 7 tháng 7, Lương Sơn Bá sẽ đến Chúc gia cầu hôn.
Ảnh minh họa: Youtube.
Thời ấy, gia thế địa vị là một vấn đề được người đời xem trọng. Lương Sơn Bá tự thấy mình xuất thân bần hàn, không xứng với Chúc gia, vậy nên cứ lần lữa không đi. Mãi cho đến khi áo gấm về làng, được bổ nhiệm làm huyện lệnh, chàng mới đi viếng thăm Chúc gia. Nhưng đã lỡ mất kỳ hẹn, cha mẹ Anh Đài đã hứa gả nàng cho công tử của tri phủ Triệu Châu tên là Mã Văn Tài.
Chúc Anh Đài thân mặc áo đỏ, quạt lụa che mặt ra tiếp kiến, khom người hành lễ với Sơn Bá. Lúc này Sơn Bá mới giật mình hiểu ra: Thì ra nàng chính là Cửu Muội thông minh xinh đẹp, từ sớm đã nguyện cùng chàng kết nghĩa phu thê!
Khi biết nàng bị ép gả cho Mã Văn Tài, Sơn Bá hối hận vô cùng, Anh Đài cũng vạn phần đau đớn. Nhưng họ hiểu rằng hôn nhân là kết quả của nhân duyên đời trước, nếu đã như vậy thì nhất định là mệnh Trời sắp đặt. Cả hai không dám trái mệnh Trời, cũng không muốn khiến cha mẹ buồn lòng, nên chỉ có thể buông bỏ tình riêng, từ biệt trong nước mắt. Đồng thời, hai người không hẹn mà cùng thầm hứa với lòng rằng: “Nếu đời này không thể nên duyên vợ chồng, thế thì nguyện kiếp sau sẽ có thể bên nhau mãi mãi”.
Sau khi hai người gạt lệ chia tay, Sơn Bá trở về làm huyện lệnh. Chàng thanh chính liêm khiết, bởi trị thủy lao lực quá độ mà thành ra bệnh tật, thêm việc chàng luôn nhớ tới khoảng thời gian tươi đẹp cùng học với Anh Đài, cả tình bạn, tình yêu và tiếc nuối đan xen. Bởi ưu tư quá độ, không lâu sau chàng đã ra đi khi tuổi đời còn trẻ. Trước lúc lâm chung, chàng đã căn dặn mọi người hãy chôn cất chàng ở nơi kết bái cùng Anh Đài.
Ngày Chúc Anh Đài xuất giá là ngày trời trong nắng ấm. Khi thuyền chạy đến gần con đường xưa ở Chủng Tây, đột nhiên gió lớn nổi lên, mặt nước nổi sóng ầm ầm, khiến con thuyền không thể tiến về phía trước. Chúc Anh Đài hỏi thăm mới biết đây chính là nơi chôn cất mộ phần của Lương Sơn Bá. Nàng một lòng muốn lên bờ bái tế, đến trước mộ của Sơn Bá, nàng tay vịn bia mộ, khóc lóc thảm thiết… Chính ngay lúc này, trời tối sầm lại, đất cát tung bay. Đột nhiên ngôi mộ nứt ra, Chúc Anh Đài tung mình nhảy vào trong đó, rồi ngôi mộ dần dần khép lại.
Một lúc sau trời quang mây tạnh, từ trong mộ phần một đôi bướm xinh đẹp bay lên, sánh bên nhau như hình với bóng. Đôi bướm chắp cánh cùng bay giữa không trung, bay mãi bay mãi cho đến khi biến mất giữa vòm trời thăm thẳm. Mọi người nói đây là hồn phách của Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài.
Câu chuyện sau khi được truyền ra, người đời đều không khỏi cảm động trước lòng trung hiếu, nhân nghĩa và tình cảm sống chết bên nhau của hai người. Thừa tướng Tạ An của triều Tấn sau khi nghe được câu chuyện này đã tâu lên triều đình, đặt tên cho mộ phần của hai người là “Nghĩa Phụ Trủng”, nghĩa là mộ người vợ hiếu nghĩa.
Ảnh minh họa: Avmagazine.
Giữ vững thần tính, trời đất tác thành duyên
Trong tiết mục vũ đạo “Lương – Chúc” của dạ hội Thần Vận 2019, câu chuyện đã kết thúc bằng một cái kết có hậu:
Đến Chúc gia, Lương Sơn Bá nhận ra Chúc Anh Đài là nhi nữ, liền bày tỏ tình cảm ái mộ với nàng. Anh Đài cũng thưa với cha mẹ về lòng ngưỡng mộ và kiên trinh của nàng dành cho Sơn Bá trong suốt mấy năm qua. Lúc này, Mã Văn Tài cùng các công tử con nhà phú quý khác đến cầu hôn, hết thảy đều bị Chúc Anh Đài khéo léo cự tuyệt. Cuối cùng, dưới sự làm chứng của trời đất và chúc phúc của cha mẹ hai bên, Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài đã nên duyên vợ chồng.
Chúc Anh Đài cùng người bạn khác giới sớm tối bên nhau suốt ba năm, nhưng nàng vẫn khắc chế được dục vọng, giữ thân như ngọc, không đánh mất tiết hạnh, đây chính là “trinh”. Nàng không chê Sơn Bá nghèo khó, ân nghĩa Sơn Bá dành cho nàng giống như người anh trai, hai bên trung trinh không đổi, không bỏ không rời, vượt qua lằn ranh giữa sinh tử, đây là “trung” và “nghĩa”. Tình yêu của họ không bị ô nhiễm bởi tiền bạc vật chất và ham muốn dục vọng, mà hoàn toàn bắt nguồn từ kính trọng đối với phẩm đức và tài hoa của đôi bên, đạt đến sự thuần túy cao độ về tinh thần.
Lương – Chúc không vì tư tình nam nữ mà làm trái ý Trời, không cãi lệnh cha mẹ, thà rằng tự mình chịu đựng, kìm nén cảm xúc nhớ mong và đau khổ của ly biệt. Đây là kính Trời, cũng là tận hiếu.
Tình yêu của họ chân thành, vô tư, và thuần khiết. Lương – Chúc đã giữ vững những phẩm tính tốt đẹp mà thiên thượng ban cho này, bởi vậy mới có thể cảm động trời đất. Thiên thượng vốn xem trọng những sinh mệnh như vậy, nên đã thành toàn hai người, cho họ một kết cục tốt đẹp: Được ở bên nhau mãi mãi, không phải chịu cảnh chia lìa.
Câu chuyện Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài không nên là bi kịch, mà nên là một bộ chính kịch. Mối tình này đã bao hàm các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp, vậy nên sẽ lưu truyền mãi mãi.
Trong tiết mục vũ đạo “Lương – Chúc” của dạ hội Thần Vận 2019, câu chuyện đã kết thúc bằng một cái kết có hậu:
Đến Chúc gia, Lương Sơn Bá nhận ra Chúc Anh Đài là nhi nữ, liền bày tỏ tình cảm ái mộ với nàng. Anh Đài cũng thưa với cha mẹ về lòng ngưỡng mộ và kiên trinh của nàng dành cho Sơn Bá trong suốt mấy năm qua. Lúc này, Mã Văn Tài cùng các công tử con nhà phú quý khác đến cầu hôn, hết thảy đều bị Chúc Anh Đài khéo léo cự tuyệt. Cuối cùng, dưới sự làm chứng của trời đất và chúc phúc của cha mẹ hai bên, Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài đã nên duyên vợ chồng.
Chúc Anh Đài cùng người bạn khác giới sớm tối bên nhau suốt ba năm, nhưng nàng vẫn khắc chế được dục vọng, giữ thân như ngọc, không đánh mất tiết hạnh, đây chính là “trinh”. Nàng không chê Sơn Bá nghèo khó, ân nghĩa Sơn Bá dành cho nàng giống như người anh trai, hai bên trung trinh không đổi, không bỏ không rời, vượt qua lằn ranh giữa sinh tử, đây là “trung” và “nghĩa”. Tình yêu của họ không bị ô nhiễm bởi tiền bạc vật chất và ham muốn dục vọng, mà hoàn toàn bắt nguồn từ kính trọng đối với phẩm đức và tài hoa của đôi bên, đạt đến sự thuần túy cao độ về tinh thần.
Lương – Chúc không vì tư tình nam nữ mà làm trái ý Trời, không cãi lệnh cha mẹ, thà rằng tự mình chịu đựng, kìm nén cảm xúc nhớ mong và đau khổ của ly biệt. Đây là kính Trời, cũng là tận hiếu.
Tình yêu của họ chân thành, vô tư, và thuần khiết. Lương – Chúc đã giữ vững những phẩm tính tốt đẹp mà thiên thượng ban cho này, bởi vậy mới có thể cảm động trời đất. Thiên thượng vốn xem trọng những sinh mệnh như vậy, nên đã thành toàn hai người, cho họ một kết cục tốt đẹp: Được ở bên nhau mãi mãi, không phải chịu cảnh chia lìa.
Câu chuyện Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài không nên là bi kịch, mà nên là một bộ chính kịch. Mối tình này đã bao hàm các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp, vậy nên sẽ lưu truyền mãi mãi.
Vũ Dương
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
No comments:
Post a Comment