Nhà vật lý lỗi lạc thế giới Albert Einstein là người Do Thái. Ngay cả ông trùm tài chính nổi tiếng George Soros, tỷ phú Warren Buffet và người sáng lập Facebook giàu có Mark Zuckerberg cũng đều là người Do Thái.
Tỷ phú Warren Buffet. (Ảnh: Bloomberg)
Còn có câu nói rằng: “Tiền của thế giới ở trong túi của người Mỹ, còn tiền của người Mỹ thì lại ở trong túi của người Do Thái”. Vậy thì những người Do Thái phải lưu lạc hơn 2.000 năm làm thế nào để trở thành dân tộc giàu có nhất thế giới? Họ có bí quyết đầu tư quản lý tiền bạc gì chăng?
Hơn 4.000 năm trước, tổ tiên đầu tiên của người Do Thái sinh sống ở một ‘vùng đất màu mỡ hình lưỡi liềm’ trong sa mạc Ả Rập rộng lớn, đây cũng chính là Israel và Palestine ngày nay.
Sau khi trải qua rất nhiều khó khăn và gian nan, dưới sự dẫn dắt của một số nhà lãnh đạo xuất sắc, cuối cùng người Do Thái đã thành công trong việc thành lập được quốc gia của riêng mình tại khu vực đồng cỏ tươi tốt ở Palestine có tên là Vương quốc Do Thái, đặt thủ đô ở Jerusalem.
Tuy nhiên, cho tới ngày nay, người Do Thái đã “vùng dậy” và trở thành một dân tộc thông minh, giàu có nhất thế giới và bí quyết thành công của họ chính là nhờ hệ thống giáo dục đặc biệt, ngay từ khi còn nhỏ họ đã bắt đầu thực hiện ‘mô hình giáo dục thành công’.
Mô hình giáo dục này có thể khái quát thành 3 điều quý giá sau:
1. Đọc thuộc Kinh Thánh
Ngay từ nhỏ người Do Thái đã xây dựng cho con trẻ thói quen đọc và học thuộc Kinh thánh, đây đã trở thành quy tắc giáo dục không thay đổi theo thời gian. Họ cho rằng khi trẻ còn rất nhỏ phải truyền cho con những quyển Kinh thánh đại diện cho trí tuệ cao nhất của dân tộc, nhằm đặt cơ sở nhân văn vững chắc cho sự phát triển cả đời của trẻ. Rất nhiều những đứa trẻ Do Thái đã bắt đầu học thuộc Kinh thánh từ 2-3 tuổi.
Tỉ phú hàng đầu thế giới Bill Gates cũng là hậu duệ của người Do Thái, vào năm 7 tuổi ông đã có thể đọc thuộc Phúc âm Matthew hơn 30.000 chữ trong “Kinh Thánh”, và ông đã được dẫn dắt từ những điều đã đọc trong cuộc sống sau này.
(Ảnh: Getty Images)
2. Bảo vệ sức sáng tạo của trẻ
Người Do Thái cho rằng sức sáng tạo là khả năng quan trọng nhất trong cuộc đời, nên họ được bảo vệ hết lòng ngay từ khi còn nhỏ, người lớn cần phải không ngừng tán dương và cổ vũ con trẻ.
(Ảnh: shutterstock.com)
3. Xây dựng thói quen tốt
Người Do Thái cho rằng thói quen tốt cần bắt đầu được bồi dưỡng, rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ.
Khi con của họ được 3 tuổi, các bé sẽ được đưa đến trường tư thục địa phương để học tiếng Hebrew. Sau khi trẻ biết đọc thì họ bắt đầu dùng sách tiếng Hebrew để dạy trẻ cách viết chữ. Tiếp đó, họ sẽ cho các bé bắt đầu học thuộc lòng.
(Ảnh: shutterstock.com)
Người Do Thái cho rằng nếu còn nhỏ không xây dựng “cơ sở trí nhớ” của trẻ thì sau này trẻ sẽ không thể nào học được những kiến thức khác. Đến 5 tuổi, các bé bắt đầu học thuộc Kinh thánh, Luật Moses. Trước năm 7 tuổi, trẻ phải thuộc được “Sách Sáng Thế, Xuất Ê-díp-tô, Sách Lê-vi, Sách Dân số, Sách Đệ Nhị Luật” trong 5 quyển Moses, các bé sẽ đọc đi đọc lại hàng trăm lần theo nhịp điệu. Đến năm 7 tuổi thì sẽ học phần còn lại của Kinh Cựu Ước cũng như Giáo pháp điển Do Thái. Trước khi được học “Thành nhân điển” vào năm tròn 13 tuổi, các bé đã học thuộc toàn bộ những kiến thức cơ bản rồi.
Thanh Vân