Tôi thấy ông cứ ngó đồng hồ đeo tay và tỏ vẻ bồn chồn nên tôi quyết định sẽ khám vết thương của ông vì lúc đó tôi không bận khám bệnh nhân nào khác. Khi khám vết thương, tôi thấy nó đã lành nên bảo một bác sĩ khác lấy dụng cụ y khoa cần thiết để tháo chỉ khâu ra rồi băng bó vết thương lại cho ông.
Trong khi ăn sóc vết thương cho ông, chúng tôi bắt đầu chuyện vãn với nhau. Tôi hỏi ông có muốn lấy hẹn với một bác sĩ khác sáng nay trong khi ông quá vội như vậy không. Ông trả lời là không vì ông cần phải đi tới viện dưỡng lão để ăn sáng với bà vợ ông.
Tôi hỏi thăm về tình trạng sức khỏe của vợ ông. Ông bảo tôi rằng bà vợ ông đã phải vào viện dưỡng lão vì bà bị bệnh mất trí nhớ Alzheimer. Tôi hỏi ông rằng bà vợ ông có bực mình khi ông đến trễ không. Ông trả lời rằng bà không còn biết ông là ai. Bà không còn nhận ra ông từ năm năm nay rồi.
Tôi ngạc nhiên và hỏi ông: “Vậy ông cứ đến thăm bà mỗi sáng dù bà không biết ông là ai à?”.
Ông phát mạnh vào tay tôi và mỉm cười nói: “Bà nhà tôi không biết tôi, nhưng tôi vẫn biết bà là ai chứ”.
Tôi đã phải nén nhỏ lệ khi tiễn ông ra về, vừa sờ vào vết bầm trên cánh tay vừa nghĩ thầm: “Đó mới là thứ tình yêu mà tôi mong ước trong đời”. (Phỏng dịch "True Love")
Tình yêu chân thật không phải là yêu vẻ đẹp hào nhóang bên ngoài, cũng không phải là yêu vẻ lãng mạn tình tứ của người mình yêu, mà là chấp nhận thương đau và chấp nhận hy sinh cho người mình yêu.
Yêu thật là chấp nhận tất cả những gì người yêu đang có, đã có, sẽ có, và sẽ không còn có nữa.
Trong tất cả những chuyện khôi hài và chuyện tiếu lâm gửi đến bằng điện thư, thỉnh thoảng cũng có vài chuyện mang một thông điệp quan trọng. Chuyện này là một trong số đó. Tôi muốn chia sẻ với tất cả các bạn thế thôi.
À, nhân tiện, an bình là biết nhìn ngắm hoàng hôn xuống và biết ai để cám ơn.
Người hạnh phúc nhất không nhất thiết phải có mọi thứ tốt nhất mà chính là người làm cho mọi thứ họ có trở nên tốt nhất.
Lời Bàn của người viết:
Đọc câu chuyện về tình yêu chân thật trên đây, tôi cảm thấy xúc động về mối chân tình mà ông cụ 80 tuổi dành cho vợ bị bệnh lú lẫn. Trong đọan cuối của câu chuyện, tác giả đã định nghĩa về tình yêu chân thật và câu định nghĩa này đã đánh động tâm hồn tôi:
“Tình yêu chân thật không phải là yêu vẻ đẹp hào nhoáng bên ngoài, cũng không phải là yêu vẻ lãng mạn tình tứ của người mình yêu, mà là chấp nhận thương đau và chấp nhận hy sinh cho người mình yêu. Yêu thật là chấp nhận tất cả những gì người yêu đang có, đã có, sẽ có, và sẽ không còn có nữa”.
Qủa vậy, lúc còn trẻ còn đẹp thì người ta dễ yêu nhau và thề non hẹn biển sẽ chung thủy với nhau cho đến đầu bạc răng long. Nhưng rồi khi về gìa, nay đau mai yếu, tính tình lẩm cẩm, nói trước quên sau, ông nói gà thì bà nói vịt. Lúc đó có khi chỉ nhìn thấy mặt nhau cũng thấy bực mình thì khó mà chịu đựng được nhau chứ nói chi đến thủy chung như ông gìa 80 tuổi hàng ngày vào ăn sáng với vợ lú lẫn trong viện dưỡng lão trong suốt 5 năm trường.
Lộc Vũ