Có lẽ ai cũng biết đến quả táo – một trong những loài cây ăn quả lâu đời nhất trong nền nông nghiệp trồng trọt khắp thế giới hàng ngàn năm nay, được hình tượng hóa trong nhiều câu chuyện thần thoại, cổ tích xuyên suốt lịch sử các nền văn hóa phương Tây. Điển hình nổi tiếng nhất có thể nhắc đến chính là quả táo vàng dành cho người đẹp nhất gắn với hình tượng nữ thần tình yêu và sắc đẹp trong thần thoại Hy lạp. Nhưng ít có ai biết rằng hình tượng quả táo của phương Tây ấy lại bắt nguồn từ châu Á.
Aphrodite cùng với quả táo vàng khắc dòng chữ “Dành cho người đẹp nhất” bằng tiếng Hy Lạp
Vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên, Alexander Đại đế tình cờ phát hiện ra quả táo khi đi ngang qua vùng đất của những kẻ lang bạt – Kazakhstan theo đúng như tên gọi của nó, trên đường chinh phạt Ba Tư và đưa tận tay trái táo đến Hy Lạp – một trong những cái nôi sản sinh ra nền văn hóa châu Âu. Nhờ đó mà hình tượng trái táo được đưa vào nền văn hóa châu Âu và biết đến rộng rãi.
Nơi mà Alexander Đại đế phát hiện ra trái táo, thành phố Almaty – từng được biết đến dưới cái tên Alma-ata nghĩa là Người cha của những trái táo theo tiếng Kazakh, được mệnh danh là nơi khởi nguồn của loài táo từ hàng trăm năm trước.
Quả táo – biểu tượng của thành phố khởi nguồn của loài cây ăn quả này
Carl Friedrich von Ledebour – 1 nhà sinh vật học người Estonia, là nhà khoa học đầu tiên vô tình bước vào khu rừng táo dại khổng lồ phong phú ngự trên dãy núi Thiên Sơn và tình cờ rằng nhờ những quả táo dại ấy mà Thiên Sơn được đưa vào danh sách di sản thế giới của UNESCO năm 2013 với sự hỗ trợ từ chính phủ Trung Quốc.
Dãy núi Thiên Sơn trùng điệp hùng vỹ
Victor Vitkovich – tác giả cuốn sách Một chuyến du lịch vòng quanh Uzbekistan thời Xô Viết được xuất bản năm 1954, đã từng khen ngợi tinh tế rằng nơi này là một khu vườn kì diệu đến mức những trái táo và lê treo lơ lửng trên nhánh cây dường như đang mời gọi để được nếm thử.
Những trái táo đầy sự cuốn hút và mời gọi
Hồ lớn Almaty-báu vật thiên nhiên ban tặngKhông giống như tên gọi của nó, Hồ lớn Almaty thực ra lại khá khiêm tốn với chiều dài 1,6 km, chiều rộng chưa đến 1km và chiều sâu chỉ có 38m. Vẻ đẹp của hồ không nằm ở chính nó mà lại đến từ cảnh vật bao bọc xung quanh hồ. Hồ lớn Almaty phản chiếu những ngọn núi và hệ thực vật bao quanh nó, từ đó tạo nên sự đổi màu kì diệu của hồ tùy theo mùa. Bạn sẽ được trầm mình trong bầu không khí tĩnh lặng đến lạ thường của thiên nhiên nơi đây và cảm nhận được vẻ đẹp đến từ sự yên bình ấy.
Sự phản chiếu đẹp đẽ đầy huyền bí của mặt Hồ lớn Almaty
(Sưu tầm trên mạng)
No comments:
Post a Comment