Mỗi người đều hy vọng trở thành người được mọi người chào đón, các mối quan hệ tốt đẹp khiến cuộc sống của bạn vui vẻ hơn, thân và tâm đều khỏe mạnh hơn. (Ảnh: Fotolia)
Có một số nhóm người luôn thích đóng vai người tốt, khuyên họ đừng làm thế thì họ cũng không dừng lại được. Họ có một điểm chung, đó là không hiểu được làm thế nào để duy trì “cảm giác cự ly” thích hợp. Lấy ví dụ, bạn sẽ có thái độ thế nào nếu đối mặt với kiểu người được nêu ở dưới đây: Họ luôn luôn giữ vẻ mặt tươi cười, làm ra vẻ thân thiết, thường xuyên nhận được quà tặng của người này; thế nhưng, khi ở chung cùng người này, quý vị luôn cảm thấy không tránh khỏi mỏi mệt.
Chữ mấu chốt ở đây là “vẻ mặt tươi cười” và “làm người thân thiết”. Chúng ta hãy cùng tiếp tục xem tiếp.
Khoảng cách như vậy, có thích hợp hay không?
Người trường kỳ đóng vai người tốt sẽ cảm thấy mỏi mệt không thôi, là do họ không hiểu được làm thế nào để duy trì “khoảng cách” thích hợp.
Khi người khác giẫm chân vào lĩnh vực cá nhân, những người trong cuộc này quá phân nửa sẽ không lập tức nhận ra; chỉ cần nghĩ kỹ một chút, chúng ta sẽ phát hiện ra khoảng cách giữa mình và người khác đã gần đến mức làm cho người ta cảm thấy rất khó chịu.
Khoảng cách giao tiếp giữa người với người là sản phẩm bẩm sinh, nhưng cảm thụ lại khác nhau tùy theo từng người.
Do đó, những người có cảm giác cự ly quá gần có thể đột nhiên xông vào giới tuyến của chúng ta, thậm chí bản thân họ cũng không một chút để tâm. Hành động như vậy phần lớn xuất phát từ tự nhiên, không mang theo ác ý. Nhưng khi chúng ta thuộc về bên mà lĩnh vực cá nhân bị xâm phạm, chúng ta nên nhanh chóng kéo giãn khoảng cách.
Bước đầu tiên kéo giãn khoảng cách, là phải dùng ngôn ngữ một cách lịch sự trang trọng hơn so với lúc bình thường, từ ngữ lịch sự trang trọng sẽ kéo giãn khoảng cách giữa ta và người đó.
Khi gặp người giả bộ thân thiết nói với quý vị rằng: “Ôi dào, không ảnh hưởng gì đâu, đi thôi!”, quý vị có thể lật nhật ký công việc của mình ra, vừa nói “Đi thế nào ạ? Nếu như cần thiết, thì cứ làm sao tiện cho thời gian của bạn đi”, cuối cùng lại thêm một câu “Bạn muốn tôi thu xếp thời gian cho bạn vào lúc nào?”
Phần lớn người ta sau khi nghe hồi đáp như vậy, liền sẽ nói “cám ơn, tôi sẽ liên lạc sau”, đồng thời cũng thức thời mà rời đi; Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi có một số người quấn chặt lấy, sẽ nắm chặt không buông nói “thế ngày mai thì thế nào”.
Lúc này, nếu quý vị không ngại thì có thể trả lời như thế này: “Ái chà, rất xin lỗi, ngày mai lịch trình của tôi đã kín rồi, ngày mốt tôi có thể sắp xếp được mười lăm phút trống, bạn thấy sao?” Kể từ đó, hẳn là người ta sẽ không tiếp tục dây dưa.
Nhưng mà, trên thế giới vẫn không tránh khỏi có một số “nhân vật đặc biệt”, lúc này bạn có thể trực tiếp nói ngay: “Rất xin lỗi, mình không thể đi cùng được”. Quý vị chớ ngại nhắc nhở mình, kiểu “nhân vật đặc biệt” này căn bản nghe không hiểu những ngôn từ uyển chuyển.
Những người mà khi giao tiếp chúng ta cảm thấy mệt mỏi, đa số bởi vì chúng ta đụng phải người có cảm giác khoảng cách khá gần, đồng thời cũng dẫn đến việc chúng ta phải chịu hại không ít. Trước khi giải thích rõ nguyên nhân đối phó, quý vị tốt nhất vẫn nên tìm hiểu trước những người có cự ly tình cảm quá gần này, rốt cuộc có chỗ nào đặc biệt.
Người có cự ly tình cảm quá gần, sẽ có bốn loại hình thái sau:
1. Mối quan hệ hai người tự cho là thân thiết mà tỏ ra như đã rất thân thuộc
Kiểu người này cho dù là đối tượng mới gặp gỡ lần đầu, cũng sẽ rất thân thiết cười nói vui vẻ, như bạn bè lâu năm, để chúng ta không tự chủ được cũng đáp lại bằng sự vui vẻ. Nhưng ngược lại, thái độ kiểu người này chính là “giả thân”. Chúng ta cũng không thể vì đối phương giả thân mà tức giận, dù sao phản ứng “tức giận” là thể hiện sự phòng bị quá mức, còn dẫn tới bị chỉ trích.
2. Đặt biệt hiệu riêng
Để tiến thêm một bước rút ngắn khoảng cách, người có cự ly tình cảm quá gần, kiểu gì cũng sẽ ngay lập tức đặt biệt hiệu cho người ta. Ví dụ nếu bạn là người hay nằm mơ giữa ban ngày, họ sẽ gọi bạn là A Mộng; gặp người có con mắt to, sẽ nói người ta là nhóc mắt to, thậm chí còn có rất nhiều nhũ danh (tên hiệu) rất lạ lùng.
3. Tặng quà để rút ngắn khoảng cách
Những người này rất thích đem những món quà nhỏ đến tặng. Tỷ như bọn họ sẽ nói “Tặng bạn, đây là quà lưu niệm” hoặc “Người khác tặng cho mình, ngon lắm đấy,” họ mang một chút đồ ăn vặt đến tặng bạn.
Quà tặng cố nhiên xuất phát từ thiện ý, nhưng khi đối diện với mục đích phía sau quà tặng là muốn cùng bạn rút ngắn khoảng cách, thì bạn cũng không thể không thận trọng.
Họ dùng một chiến thuật tâm lý, khiến người nhận quà cảm thấy mình không đưa chút quà gì tặng lại thì không được.
Có qua có lại là một hành động gần như là bản năng của con người. Ngoài loài người ra, các nhà khoa học cũng quan sát được hành vi tương tự như thế trên nhiều động vật. Dưới đây xin được giới thiệu với quý vị việc con dơi hút máu, chính là một ví dụ như thế. “Chủ nghĩa lợi người lợi ta” (reciprocal altruism) có thể nói là không thể thiếu được trong cuộc sống quần cư của động vật.
Tặng quà để rút ngắn khoảng cách (Ảnh: Pixabay)
Nói tóm lại, sách lược “Tặng quà” này là định rút ngắn khoảng cách giữa hai bên, khiến người ta khó mà phòng bị. Nếu như tiếp tục nhận được những món quà nhỏ, xin các vị đừng quên thắp sáng đèn vàng, đặc biệt đề phòng.
4. Xen vào việc của người khác lại tự cho là quan tâm
Hành vi này và tặng quà thuộc về cùng một loại.
Trước hết hãy xem ví dụ con dơi hút máu. Có một loại dơi nhỏ ở Costa Rica thuộc Nam Mỹ, chiều dài của nó không đến 10 cm, nó biết nhân lúc những động vật như ngựa, trâu, v.v, đang ngủ, nó lặng lẽ tới gần, thừa cơ cắn mông của chúng. Răng cửa của loài dơi này cũng không nhọn, nên con động vật bị cắn không cảm thấy đau, tuy bị cắn nhưng bọn chúng đa số sẽ tiếp tục ngủ. Con dơi nhanh chóng đưa đầu lưỡi dài nhỏ của chúng vào hút máu, lượng máu hút được có thể đạt đến 40% thể trọng. Sau khi hút no bụng máu, thân thể con dơi quá nặng, căn bản không bay lên được, đành phải đi bộ trốn khỏi hiện trường.
Loại dơi hút máu này cũng có lúc bị ngựa hoặc trâu dẫm đạp không thương tiếc, cho nên không thể cắn chặt con mồi mãi. Một khi không cách nào hút máu, loại dơi này chẳng mấy chốc sẽ tiêu hao thể lực, hầu như cạn kiệt, sống không quá ba ngày rồi sẽ chết.
Kỳ thật loại dơi này là động vật quần cư, mỗi tổ ít nhất có khoảng mấy trăm con chung sống. Dơi hút no máu, sẽ đem máu mình hút được phun ra, chia cho đám đồng loại đang đói bụng. Khi đã hút được máu vào trong bụng rồi lại phun ra, cố nhiên nó sẽ tiêu hao thể lực của mình, nhưng bọn chúng vẫn nguyện ý đem lương thực chia sẻ cho đám đồng loại đã lâu không được hút máu kia.
Nhìn thấy hành động của chúng như vậy, các vị hẳn sẽ cảm thấy “Loài dơi hút máu này thật đáng sợ, nhưng tâm địa vậy mà lại thiện lương như thế,” có thể bội phục. Có điều, nếu như các vị biết đằng sau hành động này, ẩn giấu động cơ cá nhân “Khi ta có khó khăn, mọi người cũng sẽ tới giúp ta”, e rằng cũng sẽ cảm thấy mất hứng. Mà trên thực tế đúng là như vậy.
Có ân không nhất định phải hồi báo
Đây là cách giải quyết cho “chủ nghĩa lợi người lợi ta”. Cá nhân tôi cho rằng, cho dù động cơ của đối phương là gì, ôm cứng cái lý của chủ nghĩa lợi người lợi ta cũng không sao. Nhưng mà, có một số người sẽ cố ý lợi dụng “chủ nghĩa lợi người lợi ta”, động chạm đến cảm xúc “có ân tất báo” của chúng ta. Nói cách khác, những người này sẽ tận lực lập ra một cái bẫy, khiến chúng ta vô điều kiện và theo bản năng mà cảm thấy không đền đáp là không được. Từ đó có thể thấy, khi chúng ta nhận của người khác quá nhiều ân huệ, sẽ luôn thấy khó chịu. Đây cũng là cảm thụ rất đương nhiên.
Đây là cách giải quyết cho “chủ nghĩa lợi người lợi ta”. Cá nhân tôi cho rằng, cho dù động cơ của đối phương là gì, ôm cứng cái lý của chủ nghĩa lợi người lợi ta cũng không sao. Nhưng mà, có một số người sẽ cố ý lợi dụng “chủ nghĩa lợi người lợi ta”, động chạm đến cảm xúc “có ân tất báo” của chúng ta. Nói cách khác, những người này sẽ tận lực lập ra một cái bẫy, khiến chúng ta vô điều kiện và theo bản năng mà cảm thấy không đền đáp là không được. Từ đó có thể thấy, khi chúng ta nhận của người khác quá nhiều ân huệ, sẽ luôn thấy khó chịu. Đây cũng là cảm thụ rất đương nhiên.
Nếu chỉ vì người khác ép buộc tiếp nhận thiện ý thân thiết mà bạn cảm thấy buồn rầu, thì đó không phải là bạn có chuyện, mà việc này chứng minh bản năng của bạn đang bình thường.
Cuối cùng xin để tôi nói lại lần nữa: Khi đối mặt với sự thân thiết quá độ, bạn hoàn toàn không cần phải hoàn trả nhiều hơn những gì được nhận.
Người giữ khoảng cách giao tiếp xa, không thể tránh phải chịu chút khổ
Phần trên giới thiệu một số đặc điểm cụ thể của người có “cự ly cảm” quá gần. Có điều, không phải tất cả người thuộc kiểu này đều là người xấu. Người có cự ly cảm quá gần, thường thường không khó chịu khi có sự giao lưu thân mật giữa quan hệ hai bên. Nhưng vấn đề là người thuộc nhóm này đối với ai họ cũng đều áp sát quá gần, khiến cho người có cự ly cảm hơi xa cách cảm thấy rất mệt mỏi.
Do đó, nếu cự ly cảm của bạn tương đối xa, bạn thực sự sẽ phải chịu thiệt một chút, bởi vì bạn sẽ khó tránh khỏi việc một người nào đó có cự ly cảm gần hơn tiếp cận một cách thân thiện với bạn.
Ví dụ, khi ai đó muốn bắt tay, bạn có bất giác đưa tay ra bắt tay lại không? Ai đó chào đón chúng ta bằng một nụ cười, tại sao chúng ta không đáp lại bằng một nụ cười? Quy tắc này áp dụng cho cả bạn và tôi.
Khi ai đó đến gần với một nụ cười, chẳng phải rất khó để chúng ta cảnh giác và nhắm mắt làm ngơ phải không? Nhiều người chọn cách làm ngơ, bỏ đi nhanh chóng vì lo bị những nam thanh nữ tú bán hàng rong ép giá. Nhưng bạn đã bao giờ tình cờ nhìn một người khác, người kia nở nụ cười với bạn, rồi bất giác bạn lại mỉm cười với họ? Người ta nói rằng bản năng của con người được sắp đặt như thế.
Luôn có khoảng cách phù hợp
Nói một cách thẳng thắn, những người có cự ly cảm hơi xa một chút, vốn có thể tin rằng việc tương tác với người khác là việc mệt mỏi. Nếu đối tượng giao tiếp của chúng ta là một người có cự ly tình cảm hơi xa, thì liệu có đỡ mệt mỏi hơn không? Có điều, những người có cự ly tình cảm hơi xa, chợt nhìn dễ khiến người ta cảm thấy lạnh nhạt, không có ấn tượng thân thiết, và họ thường khiến chúng ta cảm thấy “Chà … Tôi không thể hòa hợp với kiểu người này”.
Nhưng sau khi làm quen với nhau, người thuộc nhóm này sẽ giúp chúng ta có một khoảng cách thích hợp, giao tiếp với họ sẽ không cảm thấy mệt mỏi. Khi gặp khó khăn, họ sẽ chìa tay giúp đỡ một cách xứng đáng, rồi sau đó lặng lẽ rời đi. Bạn cảm thấy thế nào? Bên cạnh bạn nhất định có một người như vậy, phải không? Vâng, họ là bạn cũ của bạn. Những người được gọi là bạn cũ là những người đã gắn bó với chúng ta trong nhiều năm.
Nói cách khác, bọn họ có khoảng cách tình cảm gần giống với bạn nhất.
Nhưng, những người này có khiến bạn cảm thấy kém thú vị hơn không? Con người chính là tham lam như vậy, về cự ly cảm cũng vậy. Quá xa lạ khiến người ta cảm thấy nhàm chán, và quá gần gũi khiến người ta cảm thấy mệt mỏi.
Vì vậy, những người có cự ly tình cảm xa hơn một chút so với bạn và tôi là những người bạn tốt nhất của bạn.
Bài viết này được trích từ cuốn sách “Đừng làm người tốt, hãy để lòng tốt cho người xứng đáng: chuyên gia tâm lý dạy bạn loại bỏ “lo lắng được dự báo”, tận hưởng cảm giác cô đơn, và không còn sợ bị ghét và tổn thương về mặt tình cảm, văn hóa vùng miền”.
– Địa vị càng cao, khoảng cách giao tiếp càng lớn. Làm thế nào để nói chuyện mà không thất lễ?
– Khoảng cách không gian trong giao tiếp cá nhân
– Lễ nghi trong các cuộc trò chuyện và tương tác của doanh nhân
Tác giả: Trung Xuyên Tinh (中川晶)
Biên dịch: Sương Sương
No comments:
Post a Comment