Bánh Trung thu
Bánh trung thu là món ăn được yêu thích vào ngày rằm tháng 8 âm lịch của người Trung Hoa. Bánh thường có hình tròn, tượng trưng cho ngày đoàn viên vào dịp Trung thu. Những vị bánh được yêu thích gồm ngũ cốc, đậu đỏ, sen trắng, trứng muối và một số loại trái cây.
Quế hoa cao
Bánh quế hoa có màu trắng, vàng hoặc đỏ, nở rộ vào dịp Trung thu. Đã từng là đặc sản tiến vua, bánh quế hoa cao có hoa trắng gọi là "ngân quế", hoa vàng là "kim quế", hoa đỏ là "đan quế", khác với cây quế trồng lấy vỏ. Quế hoa cao là món bánh ăn chơi, có hương thơm ngọt ngào từ hoa quế, vị ngọt của mật ong hay đường mạch nha. Người Trung Quốc thường xắt củ sen ướp mật hoa quế để ăn trong bữa cơm đoàn viên.
Quế hoa tửu
Ngâm rượu với quế hoa là một phong tục truyền thống có từ thời Chiến Quốc (475 – 221 TCN) của người Trung Hoa. Quế hoa tửu gồm rượu trắng ngâm với các loại hoa quế ướp đường phèn, mật ong, táo đỏ, long nhãn, nhân sâm... Rượu có vị ngọt, thể hiện mong muốn về cuộc sống hạnh phúc, sum vầy.
Khoai môn
Người Trung Quốc tin rằng khoai môn có thể giúp xua đuổi điểm gỡ, xui xẻo và linh hồn ma quỷ. Trong tiếng địa phương của Giang Tô và Chiết Giang, khoai môn có cách phát âm tương tự từ 'phúc đáo'. Bên cạnh đó, người dân Triều Sơn (Quảng Đông) thường bóc vỏ khoai môn trong ngày Trung thu với ý nghĩa tượng trưng để xua đuổi tà ma, điềm xấu.
Cua lông
Tết Trung thu cũng là mùa cua lông, do đó món đặc sản này thường xuất hiện trên bàn cơm ngày rằm của các gia đình phía nam Trung Quốc. Cua lông nổi tiếng nhất là loại được nuôi trong tại Thái Hồ (Chiết Giang), hồ Dương Trừng (Giang Tô), hồ Gucheng (Thượng Hải)... cua ăn ngon nhất khi hấp.
Ốc sông
Vào mùa thu, ốc sông béo ngậy và cho thịt ngon. Người Trung Quốc còn truyền tai nhau: 'ăn ốc sông vào dịp Trung thu có thể giúp sáng mắt'. Đặc sản này là món truyền thống ngày rằm tháng 8 Âm lịch tại Quảng Đông từ thời nhà Thanh đến nay.
Thịt vịt
Vịt cho thịt ngon hơn vào mùa thu, khii hoa quế nở, thịt vịt hấp thụ hương thơm của hoa cho ra đời đặc sản "vịt quế hoa" lừng danh khắp thế giới.
Dân tộc Mulam ở tỉnh Vân Nam có truyền thống ăn vịt vào Tết Trung thu. Theo truyền thuyết kể lại, những kẻ ngoại bang đã cướp bóc và giết hại dân làng Mulam vào cuối triều Nguyên (1271 – 1368). Một gia đình bán đường quyết tâm chống giặc, họ giả vờ đến từng nhà bán đường, nhưng thực chất để báo cho dân làng đồng tâm nổi dậy vào đêm rằm tháng 8 Âm lịch.
Đêm đó, hầu hết quân xâm lược bỏ mạng, những kẻ còn sống nhảy xuống sông và đã biến thành vịt. Người Mulam ăn mừng chiến thắng bằng cách bắt vịt và mở tiệc. Kể từ đó, phong tục từ đó được kế thừa để tưởng nhớ gia đình bán đường và vịt trở thành món ăn trong dịp Trung thu với nhiều cách chế biến.
Vịt muối luộc được xem là đặc sản ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc.
Lựu
Mùa lựu chín trùng vào dịp Trung thu, cho trái ngon ngọt và hợp với tiết trời mùa khô. Người Trung Quốc liên tưởng những hạt lựu trong suốt như hình ảnh con đàn cháu đống, sung túc và vui vẻ. Mọi người thường ăn lựu, đặc biệt là những phụ nữ đã kết hônmuốn có em bé. Ngoài ra, nó cũng là một trong những loại trái cây trên ban thờ Trung Quốc để cầu nguyện cho cuộc sống dài lâu, gia đình đoàn tụ và gặp nhiều điều tốt lành, may mắn.
Bưởi
Bưởi là một trong những món ăn lễ hội quan trọng nhất vào dịp Trung thu, bởi tên gọi có cách phát âm trong tiếng Trung gần giống từ 'phước lành'. Người Trung Quốc ăn bưởi vào ngày rằm tháng 8 Âm lịch để hưởng những điều tốt đẹp từ năng lượng mặt trăng.
Bí ngô
Bí ngô là món ăn phổ biến ở miền nam Trung Quốc vào dịp Tết Trung thu. Bí ngô giàu chất xơ và caroten, giúp giảm lượng đường và mỡ trong máu, rất tốt cho tiêu hóa và giữ ẩm cho làn da trong tiết trời khô lạnh của mùa thu. Loại quả này cân bằng bữa ăn vốn nhiều dầu mỡ và thịt của người Trung Quốc hiện đại.
Bánh trung thu là món ăn được yêu thích vào ngày rằm tháng 8 âm lịch của người Trung Hoa. Bánh thường có hình tròn, tượng trưng cho ngày đoàn viên vào dịp Trung thu. Những vị bánh được yêu thích gồm ngũ cốc, đậu đỏ, sen trắng, trứng muối và một số loại trái cây.
Quế hoa cao
Bánh quế hoa có màu trắng, vàng hoặc đỏ, nở rộ vào dịp Trung thu. Đã từng là đặc sản tiến vua, bánh quế hoa cao có hoa trắng gọi là "ngân quế", hoa vàng là "kim quế", hoa đỏ là "đan quế", khác với cây quế trồng lấy vỏ. Quế hoa cao là món bánh ăn chơi, có hương thơm ngọt ngào từ hoa quế, vị ngọt của mật ong hay đường mạch nha. Người Trung Quốc thường xắt củ sen ướp mật hoa quế để ăn trong bữa cơm đoàn viên.
Quế hoa tửu
Ngâm rượu với quế hoa là một phong tục truyền thống có từ thời Chiến Quốc (475 – 221 TCN) của người Trung Hoa. Quế hoa tửu gồm rượu trắng ngâm với các loại hoa quế ướp đường phèn, mật ong, táo đỏ, long nhãn, nhân sâm... Rượu có vị ngọt, thể hiện mong muốn về cuộc sống hạnh phúc, sum vầy.
Khoai môn
Người Trung Quốc tin rằng khoai môn có thể giúp xua đuổi điểm gỡ, xui xẻo và linh hồn ma quỷ. Trong tiếng địa phương của Giang Tô và Chiết Giang, khoai môn có cách phát âm tương tự từ 'phúc đáo'. Bên cạnh đó, người dân Triều Sơn (Quảng Đông) thường bóc vỏ khoai môn trong ngày Trung thu với ý nghĩa tượng trưng để xua đuổi tà ma, điềm xấu.
Cua lông
Tết Trung thu cũng là mùa cua lông, do đó món đặc sản này thường xuất hiện trên bàn cơm ngày rằm của các gia đình phía nam Trung Quốc. Cua lông nổi tiếng nhất là loại được nuôi trong tại Thái Hồ (Chiết Giang), hồ Dương Trừng (Giang Tô), hồ Gucheng (Thượng Hải)... cua ăn ngon nhất khi hấp.
Ốc sông
Vào mùa thu, ốc sông béo ngậy và cho thịt ngon. Người Trung Quốc còn truyền tai nhau: 'ăn ốc sông vào dịp Trung thu có thể giúp sáng mắt'. Đặc sản này là món truyền thống ngày rằm tháng 8 Âm lịch tại Quảng Đông từ thời nhà Thanh đến nay.
Thịt vịt
Vịt cho thịt ngon hơn vào mùa thu, khii hoa quế nở, thịt vịt hấp thụ hương thơm của hoa cho ra đời đặc sản "vịt quế hoa" lừng danh khắp thế giới.
Dân tộc Mulam ở tỉnh Vân Nam có truyền thống ăn vịt vào Tết Trung thu. Theo truyền thuyết kể lại, những kẻ ngoại bang đã cướp bóc và giết hại dân làng Mulam vào cuối triều Nguyên (1271 – 1368). Một gia đình bán đường quyết tâm chống giặc, họ giả vờ đến từng nhà bán đường, nhưng thực chất để báo cho dân làng đồng tâm nổi dậy vào đêm rằm tháng 8 Âm lịch.
Đêm đó, hầu hết quân xâm lược bỏ mạng, những kẻ còn sống nhảy xuống sông và đã biến thành vịt. Người Mulam ăn mừng chiến thắng bằng cách bắt vịt và mở tiệc. Kể từ đó, phong tục từ đó được kế thừa để tưởng nhớ gia đình bán đường và vịt trở thành món ăn trong dịp Trung thu với nhiều cách chế biến.
Vịt muối luộc được xem là đặc sản ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc.
Lựu
Mùa lựu chín trùng vào dịp Trung thu, cho trái ngon ngọt và hợp với tiết trời mùa khô. Người Trung Quốc liên tưởng những hạt lựu trong suốt như hình ảnh con đàn cháu đống, sung túc và vui vẻ. Mọi người thường ăn lựu, đặc biệt là những phụ nữ đã kết hônmuốn có em bé. Ngoài ra, nó cũng là một trong những loại trái cây trên ban thờ Trung Quốc để cầu nguyện cho cuộc sống dài lâu, gia đình đoàn tụ và gặp nhiều điều tốt lành, may mắn.
Bưởi
Bưởi là một trong những món ăn lễ hội quan trọng nhất vào dịp Trung thu, bởi tên gọi có cách phát âm trong tiếng Trung gần giống từ 'phước lành'. Người Trung Quốc ăn bưởi vào ngày rằm tháng 8 Âm lịch để hưởng những điều tốt đẹp từ năng lượng mặt trăng.
Bí ngô
Bí ngô là món ăn phổ biến ở miền nam Trung Quốc vào dịp Tết Trung thu. Bí ngô giàu chất xơ và caroten, giúp giảm lượng đường và mỡ trong máu, rất tốt cho tiêu hóa và giữ ẩm cho làn da trong tiết trời khô lạnh của mùa thu. Loại quả này cân bằng bữa ăn vốn nhiều dầu mỡ và thịt của người Trung Quốc hiện đại.
Theo: Vnexpress