KHANG HI QUYẾT KHÔNG QUỲ BÁI TRƯỚC MỘ KHỔNG TỬ
Khang Hi là 1 trong những hoàng đế nhận được nhiều sự ngưỡng mộ của người dân nhất trong những tài liệu lịch sử của các triều đại phong kiến Trung Quốc. Trong hơn 60 năm trị vì, vua Khang Hi đã từng đi Nam tuần rất nhiều lần. Do thời đó đường xá còn chưa phát triển, những chuyến Nam tuần đó đều sẽ đi qua Sơn Đông – quê nhà của Khổng Tử.
Và thân là hoàng đế 1 rất ngưỡng mộ văn hóa Trung Nguyên, Khang Hi dù bận đến mấy cũng sẽ ghé thăm miếu và lăng mộ Khổng Tử. Bởi vì ông biết rằng trong mắt của con dân người Hán, Khổng Tử là 1 bậc hiền triết có địa vị vô cùng cao. Thế nhưng, khi đến miếu Khổng Tử, vua Khang Hi đã gặp phải 1 tình huống khó xử.
Việc các đại thần và người dân quỳ bái tượng và bài vị Khổng Tử là điều hiển nhiên. Thế nhưng, Khang Hi lại hoàn toàn không thể làm giống họ bởi dù sao ông cũng là 1 hoàng đế. Trong thiên hạ, chỉ có hoàng đế được người người quỳ lạy, chứ rất ít trường hợp hoàng đế phải quỳ bái trước ai khác.
Ảnh vẽ hình tượng thật của vua Khang Hi trong lịch sử. (Ảnh: Baidu)
Và cũng chỉ có 2 đối tượng đặc biệt mà hoàng đế phải quỳ bái trong thời phong kiến đó là tổ tiên được thờ tại từ đường và thân mẫu hoàng đế. Ngoại trừ 2 đối tượng này, nào có thêm những người khác có thân phận tôn quý đến mức khiến hoàng đế phải hành lễ?
Quy tắc này đã làm cho vua Khang Hi chần chừ trong việc quỳ bái trước Khổng Tử. Đến khi thấy 7 chữ được khắc trên tấm bia mộ, vua càng không muốn quỳ gối bái lạy. Điều này đã làm cho nhà vua và mọi người xung quanh cảm thấy vô cùng lúng túng.
Để ngăn việc chuyện này truyền ra bên ngoài sẽ khiến lòng dân phẫn nộ, 1 đại thần đứng cạnh Khang Hi dường như đã ngầm hiểu tâm tư của vua. Liền đi lên phía trước cầm 1 tấm vải bố che đi 1 chữ cuối cùng trên hàng chữ khắc trên tấm bia mộ. Quả nhiên, sau khi che chữ đó đi, vua Khang Hi đã lập tức hành lễ quỳ bái trước bài vị Khổng Tử. Đó là chữ gì?
GIẢI MÃ HÀNH ĐỘNG CỦA VUA KHANG HI
Sự thay đổi trạng thái đột ngột này của vua Khang Hi đã khơi gợi dậy sự tò mò của những người chứng kiến nhưng không ai dám hỏi trực tiếp hoàng đế. Để giải tỏa, những người này đã hỏi vị đại thần đã dùng tấm vải bố che đi 1 chữ trên bia mộ Khổng Tử.
Thì ra, trên tấm bia mộ của Khổng Tử có khắc 7 chữ "Đại Thành Chí Thánh Văn Tuyên Vương". Trong đó, chữ "Vương" (王) cuối cùng trong tiếng Hán ám chỉ những kẻ thống trị, những bậc đế vương.
Chữ 王 (vương) trên bia mộ Khổng Tử là nguyên nhân chính khiến vua Khang Hi không muốn bái lạy. (Ảnh: Baidu)
Hoàng đế 1 nước đâu có thể cử hành đại lễ quỳ bái trước 1 bia mộ có chứa chữ "Vương"? Chữ này vốn tôn quý, chỉ giành cho những bậc đế vương, nếu làm vậy sẽ làm giảm đi sự uy nghiêm của hoàng đế.
Vậy nên, việc lấy tấm vải bố che đi chữ ‘mấu chốt’ đó của vị đại thần nọ đã lập tức khiến cảm giác khó xử trong tâm trí vua Khang Hi tan biến tức khắc. Bởi lúc này, khi bỏ chữ "Vương" đi, địa vị giữa người quỳ lạy – vua Khang Hi và người được nhận lễ bái – Khổng Tử sẽ chỉ đơn giản là quan hệ thầy - trò, tiền bối – hậu bối. Hành động giải vây giúp vua của đại thần nọ thật sự cao tay! Chỉ 1 hành động mà có thể khiến Khang Hi quỳ lạy trong tâm thái thoải mái mà lại không mất lòng dân.
Thực ra, thái độ kiên quyết không quỳ không lạy ban đầu của vua Khang Hi là có thể hiểu. Bởi trong xã hội phong kiến, quyền lực hoàng đế là tuyệt đối và duy nhất. Do đó, những bậc đế vương thiên tử luôn luôn có những điều kiêng kỵ với những thứ có ảnh hưởng tới tính quyền lực và sự uy nghiêm của họ.
Bài viết tham khảo từ trang tin Sohu của Trung Quốc.
Quỳnh Mai / Theo: Soha
No comments:
Post a Comment