Tuesday, March 15, 2022

VÌ SAO CÓ NGƯỜI LAO LỰC CẢ ĐỜI VẪN KHÔNG THỂ GIÀU CÓ?

Làm giàu ra sao, kiếm tiền thế nào, bí quyết thành công là gì? Người ta thường ôm giữ những câu hỏi ấy, có khi quay cuồng cả đời vẫn không thể trả lời cho rành mạch. Có những người dù lao tâm khổ lực một đời một kiếp nhưng cũng không thể làm giàu thành công. Vậy lý do là gì?


Cổ nhân nói: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên” (mưu việc là ở người, thành công lại là ý Trời). Nói như vậy không có nghĩa là phó mặc sự thành bại cho mệnh trời, buông xuôi, không nỗ lực. “Thành sự tại thiên” chính là hiểu được quy luật của đất trời, vũ trụ và thuận theo sự vận hành đó. Muốn thành công thì không thể bất chấp thủ đoạn. Thuận theo tự nhiên mới là cái gốc của mọi việc trên đời.

Xét trong lĩnh vực kinh doanh thì chính là ý tứ: Muốn làm giàu phải hiểu được “thương đạo”, đạo làm giàu. Kinh doanh cần phải coi trọng đức chứ không phải chạy theo cái lợi thực tiễn trước mắt. Một doanh nhân muốn thành đạt thì buộc phải trung thực, chân thành, thẳng thắn, phải có đạo đức kinh doanh.

Đạo của người làm kinh doanh

Lấy đạo nghĩa làm gốc thì sự kinh doanh mới được lâu bền. (Ảnh: Shutterstock)

Nho giáo giảng: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Ngoài việc quy phạm ra tiêu chuẩn của một người quân tử, hiền nhân, nho sỹ, người nhân đức thì các nhà Nho xưa nay vẫn còn theo đuổi những cảnh giới cao hơn.

Nhưng “Nội thánh ngoại vương” (trong lòng như bậc Thánh, bên ngoài biểu hiện như bậc Vua) vẫn không phải là mục đích theo đuổi cuối cùng của các nhà Nho. Khổng Tử tới lúc 70 tuổi về già khi đã có quyền cao, đức trọng, muốn gì được nấy mà vẫn không làm gì vượt khỏi quy tắc của mình. Đây chính là trạng thái của bậc Thánh nhân.

Đưa cảnh giới của con người ngày một thăng hoa mới chính là mục đích theo đuổi của Nho gia. Con đường lập công danh “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” lại chỉ giống như phương thức, phương tiện để các nhà Nho thăng hoa cảnh giới tư tưởng chứ không phải mục đích cuối cùng.

Đem đạo lý ấy mà ứng dụng trong kinh doanh thì chính là ý tứ: Làm lợi, kiếm tiền cũng chỉ là phương tiện, đưa cảnh giới con người thăng hoa, sáng lập nên một đạo lý về sự phồn vinh cả về vật chất lẫn tinh thần mới là mục đích cao nhất.

Đào Chu Công là một thương nhân nổi tiếng giàu có bậc nhất thời Xuân Thu – Chiến Quốc. Đào Chu Công chỉ là tên sau này. Nguyên ông chính là Phạm Lãi, người nước Sở, từng phò tá giúp Việt Vương Câu Tiễn đánh bại quân Ngô, làm bá chủ thời hậu Xuân Thu. Sau khi công thành danh toại, Đào Chu Công rút lui khỏi chính trường, về kinh doanh, làm một đại thương nhân.

Trong vòng 19 năm, ông 3 lần trở thành người giàu có nhất và cũng 3 lần đem cho toàn bộ gia sản của mình cứu tế dân nghèo đói khổ. Nếu như quy đổi giá trị tài sản của Đào Chu Công theo tỷ giá hiện tại thì ông đã 3 lần sở hữu tài sản bằng 500 tập đoàn lớn nhất toàn cầu hiện nay gộp lại. Sự hiền lương, đức độ của Đào Chu Công chính là biểu hiện của cái gọi là “thương đạo”, đạo làm giàu.

Đức là cái gốc làm giàu

Có tiền bạc mà không có đức thì phú quý không thể lâu bền. (Ảnh: Shutterstock)

Như vậy, có đức thì mới có khả năng trở nên giàu có, đây chính là yếu tố căn bản. Câu chuyện của Đào Chu Công cho ta thấy rõ ràng rằng đức thực sự có thể hoán đổi được tiền tài địa vị. Nhưng đối với nhiều ngành nghề kinh doanh hiện nay thì lợi nhuận lại được xem là mục tiêu hàng đầu. Đạo đức kinh doanh đã xuống cấp và bị đánh đổi.

Phú quý không phải là việc xấu. Nếu có thể “Phú hào hành thiện đức” (người phú quý hành thiện tích đức) là hành vi được biểu dương trong văn hoá truyền thống. Đào Chu Công 3 lần đem toàn bộ gia sản của mình cứu tế cho dân nghèo nhưng cũng lại 3 lần trở thành đại phú gia bậc nhất.

Có lẽ chúng ta cũng đã minh bạch được phần nào lý do của việc làm mà nhiều người cho là kỳ lạ này. Khi cho đi tiền tài thì chính là Đào Chu Công đang tích đại đức, dù mất hết gia sản nhưng ông lại tích được rất nhiều đức. Chính cái đức ấy lại một lần nữa giúp ông có được đại phú, đại quý, ngoài ra còn nâng cao cảnh giới tư tưởng cũng như danh tiếng bản thân, lưu danh sử sách nghìn năm.

Người Do Thái là dân tộc làm kinh doanh giỏi nhất thế giới. Có câu nói: “Toàn bộ phú quý trên đời này đều nằm trong túi người Do Thái”. Nhiều người đã đúc kết ra được những quy luật làm giàu và thành công của người Do Thái nhưng lại bỏ sót một điểm.

Người Do Thái có một vận mệnh độc đáo trong lịch sử. Đó cũng là dân tộc sản sinh ra rất nhiều nhân tài. Nhưng hơn 2.000 năm trước đây khi đức Chúa Jesus bị họ đóng đinh trên cây thập tự giá, đất nước của người Do Thái cũng bị đánh chiếm. Họ đã phải lưu lạc chân trời góc biển suốt hơn 2.000 năm. Cho đến năm 1948 họ mới có cơ hội được phục quốc khi thành lập nhà nước Israel.

Sự phục quốc của người Do Thái chính là bắt nguồn từ một câu trong Thánh Kinh: “Thần sẽ quay trở lại, có có một cuộc đại thẩm phán cho con người“. Người Do Thái đánh mất đi sự chính tín của mình với Thần chính là điểm khởi đầu dẫn đến một chuỗi bi ai sau này của dân tộc mình.

Chính tín với Thần là cái gốc của sự phú quý, bình an. (Ảnh: Shutterstock)

Tuy nhiên, cũng lại chính nhờ một lần nữa khôi phục lại niềm tin với Thần, người Do Thái mới có thể phục quốc, có được giàu sang, phồn vinh. Vì có chính tín với Thần nên người ta mới chiểu theo tôn chỉ của Thần mà làm người, theo quy tắc của Thần mà đối đãi mọi việc. Trong hoạt động kinh doanh buôn bán tuần hoàn, người Do Thái rất coi trọng đạo đức và lương tâm. Nếu dùng một lời để tổng kết thì chính là họ dùng sự giáo dục của Thần để ước chế hành vi của bản thân khi làm chuyện kinh doanh. Chính là vì đạo đức được thăng hoa, Thần mới coi trọng con người, bảo hộ cho con người và không ngừng mang phú quý phồn vinh cho họ.

Chính tín đối với Thần cũng giúp người ta biết phân biệt phải trái, đúng sai, biết kiên định duy hộ điều gì, biết cự tuyệt phản đối điều gì. Đây cũng chính là căn nguyên giúp nâng cao giá trị đạo đức và duy trì sự phồn vinh của xã hội con người. Kỳ thực đạo đức không phải là thứ gì quá cao thâm. Nó là giá trị nội hàm có sẵn trong văn hoá truyền thống của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Đó chính là nhận thức về thật giả, thiện ác, chính tà, đẹp xấu, đúng sai…

Đạo đức giúp hình thành nên cái mà nhân loại chúng ta ngày nay gọi là Giá Trị Phổ Quát. Trong việc kinh doanh, thực thi và duy hộ Giá Trị Phổ Quát này mới chính là nguyên nhân mang lại thành công cho một doanh nghiệp, một cá nhân. Vậy duy trì đạo đức chính là bảo đảm cho thành công, hưng thịnh của doanh nghiệp. Đây chính là đạo trong đạo kinh doanh, là “Thương đạo”.

Mục đích làm giàu đích thực là gì?

Kinh doanh là đem lại lợi ích, tiền bạc, là tích luỹ của cải và làm sinh sôi lợi nhuận. Nhưng mấy ai hiểu mục đích của kinh doanh đích thực là gì? Kỳ thực, giá trị chân chính của kinh doanh chính là mang lại sự phồn vinh cho xã hội, biểu dương cái thiện, sự trung thực chứ không chỉ là làm lợi cho cá nhân.

Ông vua dầu mỏ John Davison Rockefeller có số tài sản chiếm 1/65 GDP của cả nước Mỹ, cũng là tín đồ của đạo Thanh Giáo từng phát biểu: “Tôi chỉ là người quản lý tài sản”. Ông cho rằng tiền tài mà mình đang có thực ra không phải là của chính mình. Người xưa quan niệm sinh tử có số, phú quý tại trời, tài lộc của đời người dẫu nhiều đến mấy, chết đi rồi cũng chẳng thể mang theo.

Do đó, rất nhiều người giàu có đều có chung một cách hành xử là đem tiền bạc đi làm từ thiện. Thực ra họ không chỉ là làm chút việc tốt, lưu danh tiếng. Họ thực sự là những người có chí hướng, có tầm nhìn xa trông rộng. Khi bố thí và làm từ thiện, họ cũng đồng thời tích đức. Cái đức ấy còn quý hơn vàng bạc muôn vạn lượng. Phật gia giảng, đức ấy theo người ta đến tận kiếp sau. Ở góc độ kinh doanh mà nói, đó là một số vốn không gì quý hơn. Có được vốn ấy, người ta có thể làm giàu không chỉ một kiếp, một đời.

Tích đức hành thiện mới có thể mong được phú quý, giàu sang. (Ảnh: Shutterstock)

Chúa Jesus từng than thở rằng người giàu bước lên thiên đường còn khó hơn cả lạc đà chui qua lỗ cây kim. Ý tứ của câu nói đó là người càng có nhiều tiền bạc thì tâm vị tư càng lớn, càng dễ làm tổn hại người khác, tạo nhiều nghiệp, do đó không đủ tiêu chuẩn để lên thiên quốc. Người xưa cũng nói: “Phú bất quá tam” (giàu không quá ba đời). Con cháu không coi trọng tu dưỡng đạo đức thì dù tổ tiên có gia sản lớn cỡ nào cũng chẳng thể bảo toàn mãi được.

Từ một khía cạnh khác, gia sản lớn cũng đồng nghĩa với hoạ lớn. Bởi người có nhiều tiền bạc nếu không coi trọng đức thì dễ gây ra những việc xấu kinh thiên động địa. Người bình thường mà làm việc xấu đã gây ra rất nhiều tổn thất. Nhưng người giàu có, quyền thế mà làm việc xấu thì quả thực là đại hoạ cho thiên hạ.

Nói đến đây chúng ta đã có thể nhận thấy đạo trong kinh doanh chính là cần coi trọng đạo đức, là giữ vững chính tín với Thần, thực thi Giá Trị Phổ Quát, dùng đạo đức làm kim chỉ nam cho hoạt động buôn bán của mình. Chỉ có cách kiếm tiền chân chính, giao dịch công bằng, coi trọng uy tín, trung thực mới có thể đảm bảo được sự phồn vinh lâu bền, qua đó mà nâng cao được cảnh giới đạo đức của xã hội con người.

Minh Vũ biên dịch
Theo: zhengjian / ĐKN