Thành ngữ:
名落孫山
Tôn Sơn là tên người. Ý của câu thành ngữ là chỉ tên xếp hạng trên bảng vàng còn đứng sau Tôn Sơn.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Quá đình lục" của Phạm Công Xưng triều nhà Tống.
Thời nhà Tống, các văn nhân muốn ra làm quan thì trước tiên phải tham gia cuộc thi khoa cử. Sau khi đỗ thi hương mới có thể tham gia thi hội. Mùa thu năm đó, chàng thư sinh Tôn Sơn, còn gọi là " Tài tử hề " cùng con trai của ông lão trong làng lên tỉnh lỵ dự thi .
Sau khi vào thành, hai người thi xong đang đợi ngày phát bảng. Mấy ngày sau, bảng văn được công bố. Tôn Sơn lén đến gần bảng xem đi xem lại mấy lượt, mới thấy tên mình đứng ở hàng cuối cùng, như vậy là chàng đã thi đỗ cử nhân. Còn con trai của ông lão cùng làng thì không có tên trên bảng. Khi Tôn Sơn quay về báo tin, anh này tỏ ra vô cùng chán nản và nói sẽ nán lại trong thành chơi mấy ngày.
Tôn Sơn sốt ruột bèn thu xếp lên đường về nhà. Bấy giờ cả làng đều đến chúc mừng anh, ông lão trong làng không thấy con về mới hỏi Tôn Sơn con mình có trúng cử không? Tôn Sơn buột miệng đọc luôn hai câu thơ: "Giải danh tận ngoại thị Tôn Sơn, hiền lang canh tại Tôn Sơn ngoại" (解名尽处是孙山,贤郎更在孙山外). Hai chữ "Giải danh" ở đây là chỉ tên cử nhân trên bảng.
Ý của hai câu thơ này là nói: Tôn Sơn xếp ở hàng cuối bảng cử nhân, còn đại danh cậu ấm nhà ông thì xếp ở sau Tôn Sơn. Ông lão nghe xong nghĩ bụng: "Ngay đến Tôn Sơn mà còn xếp ở hàng cuối, con mình học hành không bằng Tôn Sơn thì xếp vào hàng sau Tôn Sơn là đúng rồi". Ông nghĩ vậy rồi lặng lẽ ra về
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ "Danh lạc Tôn Sơn" để ví về việc thi trượt.
(Sưu tầm trên mạng)
成语出处:
在我国宋朝的时候,有一个名叫孙山的才子,他为人不但幽默,而且很善于说笑话,所以附近的人就给他取了一个“滑稽才子”的绰号。
有一次,他和一个同乡的儿子一同到京城,去参加举人的考试。
放榜的时候,孙山的名字虽然被列在榜文的倒数第一名,但能然是榜上有名,而那位和他一起去的那位同乡的儿子,却没有考上。
不久,孙山先回到家里,同乡便来问他儿子有没有考取。孙山既不好意思直说,又不便隐瞒,于是,就随口念出两句不成诗的诗句来:
“解名尽处是孙山,贤郎更在孙山外。”
解元,就是我国科举制度所规定的举人第一名。而孙山在诗里所谓的“解元”,乃是泛指一般考取的举人。
他这首诗全部的意思是说:
“举人榜上的最后一名是我孙山,而令郎的名字却还在我孙山的后面。”
从此,人们便根据这个故事,把投考学校或参加各种考试,没有被录取,叫做“名落孙山”。
(百度百科)
No comments:
Post a Comment