Một đêm nọ, kẻ trộm lẻn vào nhà ông, nhìn thấy trong nhà chỉ có bốn vách chung quanh, không có vật gì đáng giá để lấy, kẻ trộm cho rằng bản thảo Quốc các được để trong chiếc rương tre khoá lại là tài sản đáng tiền, nên đã lấy cắp chiếc rương. Từ đó bản thảo trân quý này không biết lưu lạc phương nào.
Tâm huyết hơn 20 năm trong phút chốc hoá thành trắng tay, sự kiện này đối với bất kì ai mà nói cũng đều là một đòn trí mạng, đối với Đàm Thiên đã hơn lục tuần, tóc bắt đầu điểm bạc, càng là một thiệt hại to lớn. Nhưng Đàm Thiên nhanh chóng từ trong đau khổ đã quật khởi, hạ quyết tâm biên soạn lại từ đầu bộ sử thư này.
Sau 10 năm Đàm Thiên tiếp tục phấn đấu tiếp, một bộ Quốc các khác ra đời. Bộ mới này tổng cộng 104 quyển, 500 vạn chữ, so với bộ trước, nội dung càng tỉ mỉ tinh xác hơn. Cũng nhân đó mà Đàm Thiên được lưu danh trong sử sách, muôn đời bất hủ.
Sử học gia nước Anh Carlyle (Ca Lai Nhĩ 卡莱尔) (2) cũng gặp phải ách vận tương tự.
Carlyle trải qua nhiều năm gian khổ biên soạn, cuối cùng hoàn thành toàn bộ Pháp quốc đại cách mạng sử 法国大革命史. Ông đem toàn bộ bản gốc này giao cho J . S. Mill (Mễ Nhĩ 米尔), một người bạn mà ông tin cậy nhất, nhờ J . S. Mill cho ý kiến để bộ sử được hoàn thiện hơn.
Cách mấy ngày sau, J . S . Mill mặt trắng bệch hớt hải chạy đến, cực kì lúng túng nói cho Carlyli biết một tin xấu: bản gốc bộ Pháp quốc đại cách mạng sử bị cô giúp việc nhà cho là giấy bỏ đã đem đốt hết, chỉ còn sót lại mấy trang tàn khuyết.
Trước một đòn giáng bất ngờ, Carlyli mặt mày ủ rũ. Lúc ban đầu, mỗi khi viết xong một chương, ông tiện tay đem bản thảo xé đi. Carlyli dồn hết tâm huyết viết bộ Pháp quốc đại cách mạng sử này mà không lưu lại bất kì những ghi chép nào để có thể xem xét lại.
Nhưng, Carlyli phấn chấn lại, bình tĩnh nói rằng:
Chuyện đó giống như khi tôi đem sổ ghi chép đưa cho người thầy dạy tiểu học sửa lại, thầy nói với tôi rằng: ‘Con à, không được, con nhất định phải viết lại cho tốt hơn’.
Carlyli lại mua một xấp giấy bắt đầu để hết tâm trí biên soạn lại. Bộ Pháp quốc đại cách mạng sử mà chúng ta hiện nay đọc được, đó là thành quả biên soạn lần thứ hai của Carlyli.
Triết lí nhân sinh:
Những nỗ lực mà có được trôi theo dòng nước chảy về đông là sự việc khiến cho con người tuyệt vọng nhất, nhưng chỉ cần anh có thể làm lại từ đầu, thì trong cuộc đời anh sẽ không tồn tại tuyệt vọng.
CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH
(1)- Đàm Thiên 谈迁 (1563 – 1657): Sử học gia cuối đời Minh đầu đời Thanh, vốn tên là Dĩ Huấn 以训, tự Quan Nhược 观若, người Hải Ninh 海宁, Hàng Châu 杭州, Triết Giang 浙江 (nay là tây nam Hải Ninh, Triết Giang). Sau khi nhà Minh mất, ông đổi tên là Thiên 迁, tự Nhụ Mộc 孺木. Đàm Thiên là tác giả bộ Quốc các 国榷.
(2)- Ca Lai Nhĩ 卡莱尔:
Trong nguyên tác là Ca Lai Nhĩ 卡莱尔, tức Thomas Carlyli sinh năm 1795, mất năm 1881. Ông là sử học gia người Anh. Tác phẩm đại biểu có Pháp quốc đại cách mạng sử 法国大革命史.
Dịch giả: Huỳnh Chương Hưng
Nguyên tác
MỘT HỮU TUYỆT VỌNG
没有绝望