Xuyên suốt lịch sử Trung Hoa, ngọc thạch được xem là loại đá quý được tôn sùng nhất. Chúng được dùng trong chế tác đồ trang trí, trang sức, vật dụng. Cũng có một thời kì, người ta tin rằng, giá trị của ngọc thạch chỉ xứng đáng để dùng cho bậc vua chúa.
Theo Micheal Liu, một nhà sưu tầm ngọc bội tâm huyết, đồng thời là tác giả cuốn sách "Hành trình tìm kiếm ngọc thạch: Ngọc bội thời nhà Minh", ngọc thạch được chia thành hai loại: ngọc cẩm thạch (Jadeite) và ngọc bích (Nephrite).
Tất cả những miếng ngọc bội xuất hiện trong cuốn sách của Micheal Liu đều được làm từ ngọc bích, thể hiện quyền lực của triều đình và chỉ được sử dụng bởi Hoàng đế trong suốt thời nhà Minh (1368 – 1644).
Trong quá khứ, ngọc bội thể hiện quyền lực của người nắm giữ, đóng vai trò giống như thẻ ID với những người có quyền sử dụng chúng. Một số ngọc bội, lại là những bằng chứng lịch sử. Ví dụ, miếng ngọc bội ở dưới là bức tranh minh họa sống động cho một trò chơi truyền thống thời xưa.
Miếng ngọc được đặt tên "Moxiayu" khắc họa trò chơi dân gian "Bắt cá".
Niềm đam mê với ngọc thạch của Liu bắt nguồn từ thời thơ ấu của ông, khi mẹ ông, cũng là một người am tường về ngọc thạch, đưa ông đến đi chiêm ngưỡng đồ trang sức cẩm thạch tại cửa hàng của nhà buôn người Trung, Yue Hwa, hiện tọa lạc tại quận Jordan của Hong Kong.
Ông Liu chia sẻ: "Mỗi lần mua sắm của mẹ thường kéo dài 3, 4 giờ, tôi thường cảm thấy chán nản và vì vậy tôi bắt đầu quan sát mọi thứ, kể cả các cuộc nói chuyện của bà." Liu chắc cũng không thể ngờ rằng đây chính là khởi đầu cho niềm đam mê lớn của ông sau này.
Tsang Chi-Fan, giám đốc phụ trách về Gốm sứ và nghệ thuật Trung Hoa, chính là người đã giới thiệu Liu với một số nhà buôn ngọc thạch. Từ đam mê của mình, Liu đã đi đến xuất bản một cuốn sách nghiên cứu những ngọc bội mà ông đã sưu tầm được.
Động vật, bao gồm cá – biểu tượng cho sự thịnh vượng và may mắn – là nguồn cảm hứng cho những nhà điêu khắc ngọc thạch.
Những miếng ngọc bội trong bộ sưu tập của ông Liu đã xuất hiện trong vô số triển lãm và bảo tàng nổi tiếng, bao gồm Bảo tàng lịch sử Hong Kong cùng Triển lãm nghệ thuật của Đại học Hong Kong.
Cuốn sách của Liu, một cuốn trong series sách nghiên cứu các cổ vật Trung Quốc được làm từ ngọc thạch, mang đến cái nhìn kỹ càng về những miếng ngọc bội được Hoàng đế, quý tộc và quan lại triều đình sử dụng trong thời nhà Minh từ năm 1368 đến năm 1688.
Miếng ngọc bội trắng khắc hình hai chú thỏ dưới hai chữ "Vạn" bên cạnh kí tự tiếng Trung "Thọ" - món quà đặc trưng được trao cho Hoàng đế vào ngày sinh được trưng bày trong bảo tàng Hoàng đế Minh Thần Tông đặt tại ngoại ô Bắc Kinh.
Ông Tsang chia sẻ: "Học hỏi không ngừng là một điểm thú vị của sưu tầm đồ cổ bởi bạn sẽ luôn tìm thấy những điều mới mẻ, những điều làm bạn thốt lên ‘sao mình chưa từng biết về việc này’. Bạn luôn có thể khám phá ra những điều mới mẻ có thể thay đổi nhận thức của bạn. Đôi lúc, theo một cách nào đó, chúng giống như một cuộc cách mạng."
Ngọc thạch – thứ từng được xem là trang sức cho những người trung tuổi – ngày nay đang tạo ra một trào lưu mới trong giới sưu tầm. Ông Tsang cũng khẳng định ngày càng có nhiều bạn trẻ tham gia các buổi đấu giá ở với mong muốn sở hữu thêm những miếng ngọc bội trong bộ sưu tập của mình.
Một miếng ngọc thạch được chạm khắc tinh xảo với tuổi đời lên tới 6.000 năm.
Ngọc cẩm thạch Jadeite là loại ngọc được săn lùng nhiều hơn cả do chúng không sẵn có trong tự nhiên và có số lượng bị giới hạn. Loại ngọc này được xuất khẩu từ Trung Quốc tới Burma, ngày nay là Myanmar, khoảng 200 năm trước đây bắt đầu từ thời nhà Thanh (1644 – 1911).
Tsang chia sẻ: "Ngọc bích có nguồn gốc tại Trung Quốc và được bắt đầu chạm khắc từ khoảng 6000 năm trước, nhưng ngọc thạch chỉ thực sự được đưa vào chế tác khoảng 200 năm trước."
Chiếc mặt thắt lưng với hình chạm Rồng, biểu tượng của Hoàng đế và Trời
Tuy nhiên, việc này không đồng nghĩa với ngọc cẩm thạch có giá trị hơn ngọc bích.
Theo Tsang, trước khi ngọc thạch được sử dụng cho bậc vua chúa, chúng đã được chạm khắc nhằm liên lạc với các vị thần. Chính vì vậy, theo cách nào đó, ngọc thạch không chỉ thể hiện địa vị, quyền lực mà còn mang theo hơi thở của đời sống tâm linh của người Trung Quốc.
Theo Minh Ngọc/ Thời Đại